Chay Mala: 20 năm sau


(Ngụ ngôn ủng hộ chuyên đề Người Chăm có thông minh không?)

 

Người đồ đệ từng theo hầu vị sư-vương 20 năm phục vụ đất nước. Thời gian ấy, người đồ đệ luôn bên cạnh sư-vương, thẳng thắn đưa ra nhận xét vừa tinh tế vừa uẩn khúc về nếp ăn nết ở, tài năng và cả tham vọng của các quan đại thần trong triều, giúp sư-vương rất nhiều trong việc triều chính.

20 năm, vị sư-vương mong rời bỏ chính trường, nhường ngôi cho con, lên núi tu hành thỏa chí bình sinh. Lần cuối, có mặt vị hoàng tử Continue reading

Amư Jaklu: Chăm rất thông minh!

(Truyện cổ Chăm ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)


* Những ánh mắt ngây thơ và rất sáng, Photo Inrasara.

Đã có 5 bạn trẻ thế hệ sau tôi viết ủng hộ đề tài rất hay và hấp dẫn này. Tôi không có gì đóng góp, nay xin mạn phép Inrasara.com và nhà thơ Inrasara cho đăng lại để ủng hộ chuyên đề. Jaya Bahasa có kể truyện cổ Con Thỏ ý chứng to người Chăm thông minh. Theo tôi đó chỉ là khôn vặt. Tôi có đọc truyện cổ khác của Chăm do nhà thơ Inrasara sưu tầm và bàn. Đây mới thật là thông minh siêu đẳng tuyệt vời. Tôi không nghĩ là người Chăm lại có truyện cổ độc đáo như vậy. Lời bàn của nhà thơ Inrasara càng độc đáo hơn nữa. Anh muốn chứng tỏ người Chăm rất… thông minh! Continue reading

Bữa cơm của Khổng Tử

Inrasara.com đăng lại từ email của cư sĩ Trần Trúc, truct2003@yahoo.com
(Ngụ ngôn ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)
Ngụ ngôn và lời bàn.
*
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu , chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử Continue reading

Chay Mala: Ngọc Hoàng giải quyết rắc rối các dân tộc

Ngụ ngôn viết để ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?

*
Tết Tân Mão vừa rồi, Ngọc Hoàng vi hành xuống trần gian giải quyết chuyện rắc rối trên mặt quả địa cầu. Ưu tiên các điểm nóng nhất. Ngài kêu đại biểu năm dân tộc tới:
– Các ngươi muốn chi nói lẹ, ta chỉ có dăm phút dành cho loài người, để còn sang hành tinh khác. Mỗi đại biểu đưa ra một kiến nghị thôi, ta giải quyết ngay. Rồi thì chớ có lên gõ cửa nhà trời kêu ca bất kì tiếng nào nữa. Gắng mà nhớ lấy.
Thấy các đại biểu ra mòi chen lấn, Ngài trấn an họ:
– Từ từ, từ từ thôi… Continue reading

Chay Mala: Chúa tể đảo Chòm

Ở đảo Chòm kia có con báo ra dáng oai phong đường đường lắm. Kẹt nỗi mấy đàn hươu, nai chả lấy mống nào sợ Báo cả. Bực quá, Báo ta quyết bằng mọi cách tỏ rõ oai danh chúa tể, cho lũ ăn cỏ kia biết mặt. Thế là Báo tập hợp lũ chó sói, khỉ vượn lại vỗ béo và phân nhiệm vụ.
– Mi là chó ta bảo sủa thì sủa, còn khỉ thì… vỗ tay.
Thế là chương trình sủa và vỗ tay bắt đầu…
Suốt mất tháng ròng, chúng “sủa và vỗ tay” hươu, nai với ý đồ làm cho bọn này biết kính phục Báo. Nhưng lạ quá, loài ăn cỏ vốn hiền lành kia chẳng những hết nể phục Báo mà còn học đòi kêu í ới đáp lại. Tức chết đi được Continue reading

Ngôn ngữ, từ lời dạy của Khổng Tử

Thư cho bạn trẻ

Bạn thân mến
I. Chuyện vui
1. Từ năm 1985-1992, thời gian ở quê tôi có khoảng 20 cuộc hội thảo mini tại gia đình. 8-12 người/ cuộc. Gồm các chú bác trí thức và chức sắc Chăm (đôi khi cả Kinh) tham gia, từ các làng, tỉnh khác nhau, thành phần khác nhau. Tôi đãi cơm, rượu, trà nước và gợi mở cho chú bác nói chuyện. Bổn phận tôi là… nghe. Có bác dự vài cuộc khá ngạc nhiên hỏi Sara sao không thấy cậu phát biểu gì cả. Tôi nói: cháu nghe là đủ rồi. Continue reading

Vỡ lòng về luật vay trả

Người học trò tiếp thu hơi chậm, ba bạn đồng môn đã được guru cho vào đời hơn năm nay, riêng anh ở lại. Một hôm, theo guru vào rừng kiếm củi, guru hỏi:

– Con đã lần nào thể nghiệm và hiểu thế nào là “một vay hai trả” chưa?
– Dạ, con chưa hiểu guru ạ. Continue reading