Ở làng tôi, có ông nhà nông nọ, tuổi hơn nửa đời hư nổi hứng thế nào ấy, nảy ý xuất thế đi tu. Ông chọn đồi phía Nam làng dựng cái am. Ngặt, lâu nay làng khuyết truyền thống tu hành, nên có mỗi bà cô thương tình theo ông lên đồi phục vụ cơm nước. Continue reading
Category Archives: Ngụngôn
Từ ngụ ngôn Ngày trở về của đứa con hoang
Vừa qua, về bài giới thiệu của tôi cho tác phẩm Có 500 năm như thế của Hồ Trung Tú, và cách hành xử của tôi về vấn đề liên quan, cộng đồng Chăm có nhiều phản hồi khác nhau. Cuối cùng tôi có bài viết : “Quan điểm của Inrasara 08. Tổng kết 4 sự cố văn hóa Chăm & ứng xử cuộc người”. Trong đó có đoạn mở đầu, xin trích lại:
Trước một sự thể ta cho là “sai lầm”, có mấy cách phản ứng sau:
– Kết án, quy chụp và tìm mọi cách đánh gục đối phương, không cho đối phương một nửa đường trở về để có thể gọi là cải tà quy chánh. Đó là lối hành xử của kẻ có xu hướng chính trị. Continue reading
Chay Mala: Phản hồi ngụ ngôn mùa Katê
hay Hệ quả của tâm thần bấn loạn toàn Chăm
Đang mùa Katê – ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, xã hội Chăm đảo lộn toàn diện -, thì Chay Mala tôi không việc làm tạo cớ cho con mụ vợ suốt ngày cằn nhằn, nên đã phải chạy thoát thân qua Đồng Xoài nằm “ăn mì tôm”, mới bức xúc làm một hơi mấy cái ngụ ngôn, mục đích không gì hơn là vỗ về tâm thần được nguôi ngoai chút đỉnh.
Dù sao ngụ ngôn cũng để lại vài hệ quả tích cực. Hóng hớt mấy nguồn tin đáng tin cậy, qua Inrasara.com và dư luận ngoài lề – Chay Mala tôi tạm sơ kết như sau:
1. Sau biến cố tày rế, một luồng dư luận đồn đoán là khóa “Tiếng Chăm cao cấp” của Ngài Giáo Sư Khả Kính đóng cửa cái rụp Continue reading
Chay Mala: Chay Mala, Thầy tu & Con chó Taramys của Ông Lớn
(kịch 3 hồi)
[Tự quảng cáo: đây là ngụ ngôn “kì lạ” nhất mà Chay Mala viết được, sau bài này sẽ chỉ còn bài cuối tổng kết hệ quả thú vị từ các ngụ ngôn, như một cách kết thúc mùa Katê].
Hồi 1.
– Xin lỗi Taramys, nhà ngươi là người hay chó?
– Ta vốn là người.
– Là người mà sao nhà ngươi sủa hay nhể?
– Ông Lớn biến ta thành chó.
– À, ra thế! Biến nhà ngươi thành chó và dạy nhà ngươi sủa, vậy mỗi bài Ông Lớn có sủa nháp không? Continue reading
Chay Mala: Biên bản vụ xử án về tội khoe khoang của Nhà văn Ít-na-xa
(Ngụ ngôn hiện đại)
Các nhân vật chính gồm:
– Luật sư đại diện bên nguyên: Chàm-lé
– Bên bị: Nhà văn Ít-na-xa
– Tòa; và Quần chúng Chăm.
Chàm-lé: Kính thưa tòa, nhân danh toàn thể nhân dân tiến bộ Chàm, tôi tố cáo kẻ có tên Ít-na-xa đã phạm một trọng tội không thể tha thứ, đó là tội khoe khoang.
Tòa: Cho phép bị cáo tự biện minh.
Ít-na-xa: Dạ thưa tòa, em tập tò làm thơ viết văn từ thuở xà lỏn ở quê, mãi 40 tuổi em mới dám ló mặt với đời. Kết tội em khoe khoang thì hơi oan ạ… Continue reading
Chay Mala Phỏng vấn ca sĩ Chà-ma-lén
– Xin chào ca sĩ đã tái ngộ người hâm mộ…
– Chào Chay Mala!
– Cỡ ca sĩ hạng ruồi Kun Kun thì phải nộp tiền mới được lên màn ảnh nhỏ, còn ca sĩ hạng bán trung Anna Pok thì hát phòng trà, riêng tầm hạng nặng như ca sĩ thì phải chơi lai-său mới đáng đồng tiền bát gạo…
– Xin lỗi Chay Mala, cho tôi miễn có ý kiến về chuyện này…
– Đồn là lai-său của ca sĩ đang cháy vé...
– Chay Mala nên hỏi ban tổ chức thì rõ hơn.
– Vâng, nghe nói ca sĩ đã “chạy” ghê lắm mới được về Việt Nam… Continue reading
Chay Mala: Nhà Thông Thái Tà-ka-yi Gì Cũng Biết đã hố như thế nào?
(ngụ ngôn hiện đại)
Nghe danh đạo sĩ trẻ Chăm Tà-ka-yi lần đầu xuất dương lên tận đỉnh HIMALAYA tu tập.
Suốt hai năm ròng rã luyện công, đạo sĩ hoát nhiên đại ngộ rồi hạ sơn trở thành Nhà Thông Thái Gì Cũng Biết khả năng hô phong hoán vũ, nói đâu trúng phốc đó. Nhà Thông Thái Gì Cũng Biết kia không trụ lại quê nhà truyền đạo pháp mà quyết chí đi vào thành phố Hòn ngọc Viễn đông ra tay cứu nhơn độ thế.
Thế là có chàng trai trẻ Chăm từ làng Bal Riya mò vào Sài Gòn tầm sư học đạo Continue reading
Chay Mala: Câu chuyện về thầy trò Ngài giáo sư Khả Kính
(ngụ ngôn hiện đại)
Danh tiếng của Ngài giáo sư Khả Kính thế nào thì cả làng Chăm đều biết rồi. Người ta cũng không lạ về kinh nhật tụng của Ngài giáo sư Khả Kính là: học sinh Chăm học chữ Chăm của Ban Biên soạn sách chữ Chăm mất 5 năm mà không đọc được chữ Chăm truyền thống. Đi bất kì đâu ngài cũng tụng câu kinh đó. Trước khi ăn, trong cuộc họp hành, và nhất là sau mỗi buổi học, ngài đều bắt đám seh tội nghiệp tụng hết câu kinh đó 7 lần mới được về.
Năm kia, Ngài giáo sư Khả Kính vừa xong lớp “Tiếng Chăm vỡ lòng” 3 tháng, năm ngoái lại mở tiếp cua 4 tháng “Trung cấp tiếng Chăm”. Năm nay ngài tuyển từ đám seh tinh tuyển của lớp kia được 8 đứa để mở khóa “Tiếng Chăm cao cấp” Continue reading
Chay Mala: Câu chuyện nghe lén được ở góc Chợ Cầu Muối
(Ngụ ngôn hiện đại)
– Tất tần tật chúng nó không phải là Chăm, không còn là Chăm…
– Ông anh ám chỉ người Chăm trong sách của Hồ Trung Tú?
– Vứt, vứt hết. Tao nói mấy thằng đang sống nhăn đây nè, chớ kể gì Chăm mười bảy đời hai mươi ba kiếp cứ cố gân cổ nhận mình là Chăm.
– Chăm mà không là Chăm, kì vậy cà. Nhưng là những ai chớ, ông anh nói nghe cói!
– Tay ca sĩ Tà-ma-lén kia lấy vợ Kinh đẻ con Kinh cả đời đi hót nhạc Kinh, tao nói có bàn đèn chứng giám: nhân dân Chăm không còn coi nó là Chăm từ khuya rồi Continue reading
Chay Mala: Câu chuyện Đát-mơ và Ít-na-xa ở Văn phòng Trụ sở Liên Hiệp quốc
(Ngụ ngôn hiện đại ủng hộ chuyên mục “Nghĩ gì 10? Tiếng Chăm về đâu?“)
Chuyện xảy ra vào mùa thu năm 2052.
Lúc đó Ít-na-xa 95 tuổi, còn Đát-mơ 106 tuổi chẵn (quý ông làm chi mà sống dai thế chứ!).
Lúc đó bà con Chăm khắp mặt địa cầu, từ trong ra ngoài nước hình cong chữ S, từ châu Âu đến châu Phi châu Á lo chạy vạy làm ăn buôn bán nói tiếng Chăm độn tiếng Việt tiếng Pháp tiếng Anh tiếng Ma-rốc, Ca-mơ-run mà quên béng hết tiếng Chăm.
Còn mấy nhà nghiên cứu Chăm mãi cãi nhau mấy vụ poh găk với lại chroh ao có hay không có dăr tha, ăn thua đủ đến mức lôi nhau lên tận Bộ Giáo dục rồi quay về lúi húi ngày đêm nghiên cứu tiếp văn bản Chăm 300 năm 400 năm cho chí bia kí để chứng minh với trên phe ta đúng, đến quên hết trơn trọi tiếng cha đẻ mẹ sinh Continue reading