Chân dung Cát 14: Dhan Than 02

Chính nhờ theo học môn võ yoga của Dhan Than mà tôi biết ơn ngài giáo sư Trần Hùng về khái niệm tinh thần ẩn cư Chăm. Mấy lần nhìn tôi luyện quyền thiếu lâm học lóm trong thời gian trôi giạt Nha Trang, ông ngắt nhỏ tôi hỏi chuyện và nói cái ý định muốn truyền môn võ bí truyền cho tôi. Tôi sửng sốt. Continue reading

Hàng mã kí ức: Những kẻ vô danh

Họ là những người bạn, vô danh như hằng hà sa hạt bụi vô danh giữa bao la trần gian này. Còn bao nhiêu thân phận vô danh khác nữa: Đạt, Xoài, Truyền, Lai, Ra, Cùi, Chí, Triển, Trưng, Tiến, Khỏe, Thương… Hơn bất kì vĩ nhân nào hay danh tác bất hủ nào khác, họ đã ảnh hưởng quyết định đến vui buồn của tôi, thất vọng và hi vọng của tôi, hoài bão tôi và chán nản tôi, suy nghĩ, hành vi và lối viết của tôi. Continue reading

Chân dung Cát 05: Vô danh & vinh quang

Ở phương Tây, nổi tiếng gây quá ư phiền toái. Márquez thẳng thừng rằng nổi tiếng làm trở ngại mọi sinh hoạt, ngoại trừ tư thế chính trị của ông. Nổi tiếng hủy hoại siêu sao bóng đá Maradona, đẩy công nương Diana vào cái chết bi thảm và, nổi tiếng khiến cái chết kia càng trở nên nổi tiếng hơn. Camus than phiền nổi tiếng khiến thiên hạ không thèm đọc ông mà chỉ đọc những gì nhà báo không chuyên viết vội vã về ông. Continue reading

Chân dung Cát 12: Chế Khan

Trong thứ triết lý đen tối gần như là bệnh hoạn, Chế Khan tin rằng chỉ khi nào ai đó đột hứng đào mồ chôn phắt quá khứ đi thì xã hội Chăm mới nhúc nhích lên được, thứ niềm tin cứng đầu khiến hắn dù trong cộng đồng nhưng đã không mẫu số chung với cộng đồng hắn cho là phiền toái đến hết thuốc chữa, và tốt hơn cả là đi trước nó. Continue reading

Vẻ đẹp người nữ Chăm qua cái nhìn của Inrasara

Trong Chân dung CátHàng mã kí ức của Inrasara, ta bắt gặp ở đó nhiều nhân vật mang vẻ đẹp Chăm truyền thống, nguyên bản và hấp dẫn. Sự hiện diện của họ mang đến cho tiểu thuyết của Inrasara hơi thở Chăm như một nét riêng độc đáo khó lẫn. Cuộc đời và số phận của các nhân vật này có cái gì đó bí ẩn và huyền ảo như chính mảnh đất sinh ra họ Continue reading

Chân dung Cát 11: Học

Khi tôi còn chưa cắp sách đến trường như Anh Đạm, cha dạy tôi thuộc lòng: Tikuh, Kabaw, Rimaung, Tapay, Inư Girai, Ula Anaih, Athaih, Pabaiy, Kra, Mưnuk, Athuw, Pabwei. Sau đó là Tí, Sửu, Dần,… Tôi nằm úp ngực sàn nhà mà vẽ chữ Chăm. Từng chữ từng nét. Continue reading

Chân dung Cát 10: Nông dân thi sĩ Thuman 3

Tôi đưa trả lại Hà Vân. Một bài thơ lạ, minh họa lạ lẫm biểu tượng Đại giác – Haumkar bằng dự phóng tình yêu cao cả kết hợp với ý nghĩa nguyên ủy của tính dục. Trong đền thờ thiêng của Bà-la-môn giáo, Chí Tôn Ca linh thánh được đặt bên cạnh Dục Lạc kinh nhầy nhụa xác thịt. Haumkar Cam diễn đạt cốt tủy tinh thần đó. Continue reading

Chân dung Cát 10: Nông dân thi sĩ Thuman 2

Trong lúc Thuman thao thao bất tuyệt với Hà Vân về Pauh Catwai Glang Anak thì tay thư kí thường trực ghi ghi chép chép. Hắn xem hai thi phẩm như cặp song sinh giữ thăng bằng cho xã hội Chăm tránh rã đám. Đừng tin vào các nhà Champa học khệnh khạng đi đo hộp sọ, cân xương bánh chè bằng cân tiểu li hay mang sợi tóc tổ tiên chẻ làm tư mà mong hiểu Chăm. Continue reading

Chân dung Cát 10: Nông dân thi sĩ Thuman 1

Giữa bao nhiêu biến cố ấy, chòi của Thuman vẫn đứng vững quá phép lạ. Khác với chòi Saman bạn học cùng lớp Văn Lâm phơi mặt với gió Xalatan, nó biết khôn khéo núp bóng hàng tre tránh bị xẹp lép dưới bánh xe lịch sử từng nghiền nát bao nhiêu thứ trên đời. Nó cứ đầy đủ sức khỏe, đầy đủ cùng chủ nhân ông của nó – chàng nông dân thi sĩ Thuman. Continue reading