Cộng đồng Chăm những năm năm mươi trở về trước, nhà thơ thực sự là kẻ được trọng vọng như thể một bậc thánh. Thế hệ ấy, người Chăm từ “trí thức” cho đến nông dân, không ai là không biết chữ. Dù Chăm tổ chức dạy kiến thức theo lối bí truyền, học nhóm với số lượng rất hạn chế, có khi chỉ một thầy một trò, khá bất tiện. Thế kỉ thứ mười một, các sứ giả Tàu thử du nhập lối tổ chức theo trường quy Trung Hoa vào Champa, nhưng thất bại Continue reading
Category Archives: Văn xuôi
Chân dung Cát 20: Ông Ma Lâm 2
Yanrang khi gởi gắm đứa con nuôi là Yaman cho thủ lĩnh Kuthan hy vọng được ông bạn đưa lên tàu vượt biển sang Mã Lai không ngờ gặp sự cố định mệnh đành ở lại rồi lên Khu bưng biền cuối cùng lưu lạc sang Cam Bốt vào mùa hè 1849. Có lẽ ông ra đi đợt Nguyễn Hữu Cảnh sang bảo hộ Cao Miên Continue reading
Chân dung Cát 19: Ông Malâm
Không phải ông Châu Văn Mỗ người lập nên Hội bảo trợ Văn hóa Chàm được coi như cha đỡ đầu lứa trí thức đầu tiên những năm 60, sau đó làm đến Thứ trưởng Bộ phát triển sắc tộc, về hưu trước hòa bình mấy năm, rồi khi vào vai hội trưởng Hội bảo thọ Mỹ Nghiệp ở tuổi 72 còn cựa quậy làm thay đổi vài hủ tục, nhất là tổ chức thống nhất được lịch Chăm bốn vùng Panrang – Kraung – Parik – Pajai là điều lắm vị đều nói đều bàn mà chưa ai làm được; Continue reading
Bí mật Cham
Văn hóa Chăm là bí mật. Hôm qua, là bí mật tráng lệ ồn ào; hôm nay, tôi gọi nó là “bí mật câm”. Bí mật ngay khi nó còn hiện hữu hay đang sinh thành, bí mật cả khi nó suy tàn hoặc tiêu vong. Ngôi tháp tôi ưa ngắm hơn cả có lẽ là Tháp Ppo Rome ở Ninh Thuận được xây vào hậu bán thế kỉ XVII, khi Champa đã vào hồi chung cuộc. Một hấp lực ma quái, hấp lực của mong manh và suy tàn. Gắng gượng khẳng định sức mạnh lần cuối, dù không để làm gì cả! Continue reading
Hàng mã kí ức: Trà Vigia
Trà Vigia. Sinh cùng năm, đồng hương, cùng dòng họ, đồng môn, nhưng hơn nửa đời hư bạn thân nhất trần đời quàng vai gác chân hắn muôn năm chê tôi. Thế rồi bỗng chốc vào buổi tối tháng 3-2008 đẹp trời tại góc quán cóc nhà quê trong men bia chếnh choáng, hắn nổi hứng khen tôi một tiếng để đời: “Mình nghĩ khuôn mặt văn hóa Champa hôm nay sẽ ra sao, nếu trời không sinh ra Sara?”. Continue reading
Chân dung Cát 21: Về cách viết tiểu thuyết
Những cuộc ra đi …
Không hiểu sao tiểu thuyết Chế Khan luôn tập trung vào các cuộc ra đi dang dở. Ít ra là ở các chương chúng ta được đọc. Chương 1 có tên “Những kẻ bị bỏ lại”, viết chi chít chữ nhỏ trên tập vở học sinh 50 trang, mô tả đoàn di dân chờ lỡ bộ chiếc thuyền đưa họ vượt biển, đã ở lại. Chính đoàn khoảng năm chục di dân này từ vùng núi Cà Ná xuôi Nam dọc duyên hải để cuối cùng kẹt lại rồi định cư, lập nên làng Mali. Continue reading
Chân dung Cát 18: Sợ hãi 2 – Đàng Phu
* Photo Inrajaya.
Một sáng thức dậy, Đàng Phu quyết định đốt tất cả giấy tờ có chữ viết sót lại trong tủ gỗ đứng góc phòng bà chị họ dành riêng cho hắn từ bảy năm qua sau 30 tháng tư. Nếu đột xuất họ xô cửa vào nửa đêm lục soát thì không có bằng cớ nào kết án hắn CIA được. Họ không quyền làm thế nếu không tang chứng. Các bức thư thâm tình ông bạn Mỹ ở Cam Ranh gởi khi xưa hắn thường đem khoe bạn bè những năm trung học đã bị đem đốt trước lúc bộ đội tràn vào Ninh Thuận rồi. Continue reading
Chân dung Cát 17: Sợ hãi
Tôi nghĩ Saman không chính xác – nổi tiếng. Đúng hơn: muốn ngồi vào kí ức kẻ quen biết trong thời hạn ngắn cũng chẳng sao, miễn là có ngồi. Ông chủ họ kia ngắt với thằng cháu ruột bác sĩ khi khách khứa tới đông, tao có la mày đừng cãi nhé (giọng ông gần như van lơn) để thể hiện oai phong của chức chủ họ của ông Continue reading
Chân dung Cát 16: Tinh thần ẩn cư
Khuya, Văn Khâm một mình đón xe đò vào thành phố. Từ đó không ai còn nghe, biết anh sống hay chết ở đâu nữa. Thuman bảo đó là tự vẫn tinh thần không khác bao nhiêu với tự tử thể xác của Tuy – Tuấn Tú mà trí thông minh chịu đựng hết thấu tấm áo quá chật lại ướt do chính mình tự mặc. Continue reading
Chân dung Cát 15: Than Kon
Sợ hãi! Ông Than Kon đã thấy nó, phía trước, phía sau, bên trên, bên dưới, xung quanh ông. Ông nhận mặt nó ngay chính diện, bề ngang, chiều sâu, mặt trái. Nó tiến gần hay lùi xa. Lúc ông ăn, ngủ, đi, đứng, nằm, ngồi, ỉa, đái nó có mặt. Ông đối mặt nó, chạm vào nó, quay lưng hay hèn nhát chạy trốn nó. Nó đuổi theo ông, vờn ông, doạ nạt hay mơn trớn vuốt ve ông. Continue reading