Inrasara: KHÔNG KHÓC Ở MỸ SƠN

Tùy bút
Văn hóa Nghệ An, 28-2-2017

1. Trưa 24-2, Kiều Maily khởi hành từ Sài Gòn đi theo đường Đak Nông, lên Ban Mê để vòng xuống Hội An. Chụp ảnh miễn phí cho người bạn thơ Trần Hiếu cùng vị hôn thê cho lễ thành hôn sắp tới. Miễn phí, để có cơ hội một lần trong đời làm được chuyến “Mỹ Sơn đường về”. Cũng đáng!
Sáng hôm sau, xe từ từ lăn bánh trên con đường từ Hội An dẫn lên thánh địa.
Biết rằng nữ thi sĩ từng nghe, từng đọc, từng nhìn ảnh, từng xem video clip nhưng chưa lần đặt chân đến miền thánh địa. Bồi hồi, xúc động với háo hức kể sao cho xiết.
Nàng vận bộ áo dài Cham, dây lưng, tua tai với khan mưtham đủ bộ. Đến cổng Mỹ Sơn, nàng bị chặn lại. Không có vé thì không được vào. Không có ngoại lệ, hay biệt lệ.
Nàng mở to mắt, đớ người ra. Và khi hiểu chuyện, nàng lăn đùng ra, khóc. Và khóc suốt nửa tiếng đồng hồ giữa trưa nắng tháng Hai Mỹ Sơn.
Vé vào cửa cho công dân Việt Nam: 100.000đồng.
Nàng khóc, không phải vì không có tiền, không phải bởi anh chàng gác cổng soát vé thiếu cái nhìn cảm thông [không thể trách], không do suy nghĩ đây là đất của tổ tiên tôi sao lại cấm tôi vào. Không vì cái gì cả. Mà khóc, bởi một hụt hẫng đột ngột ập đến. Như thể sợi dây kết liên đứa con của Đất với Đất – thiêng liêng và thẳm sâu đột ngột bị đứt.
Một hụt hẫng tâm linh, một chấn động tinh thần, và gì nữa…
Không thể hiểu, không ai hiểu, nếu sinh linh ấy không phải là Cham.
Không phải là Cham từ Pangdurangga.
MySon VE-01
2. Không thể hiểu, nếu không quay trở lại chuyện đoàn người gồm ba mươi sinh linh Cham trên chuyến xe đò từ Phan Rang ra Mỹ Sơn ngày xưa ấy… Continue reading

Inrasara: HÀNH HƯƠNG PO RIYAK

Bút Ký [Vấn đề Po Riyak. bài 4]
NguyenHung-29-2-2016.03 [Photo Nguyễn Hùng]
Thuở xà lỏn, mỗi đầu năm Cham lịch, tôi hay theo mẹ đi Nau Yang ở Bingun Ia Ralong Giếng Nước Ngàn cách palei cũ về hướng biển nửa cây số. Trẻ con biết thế nào là đầu năm, cứ đến mùa đỉnh nắng, là tôi mình trần chạy theo mẹ. Mẹ la: nắng thế này mà mi cứ đòi. Nhưng thế nào rồi mẹ cũng quăng cho tôi cái áo.
Mẹ bước nhanh, tôi càng nhanh hơn. Để kịp xem múa đạp lửa, sau đó được trái chuối chấm với bỏng nếp, thêm miếng cùi dừa nữa.
Vậy thôi. Chiều, tôi theo đám bạn đi lễ Rija Nưgar ở đầu làng.

Rija Nưgar là lễ đầu năm Cham lịch, tại mọi làng Cham, không kể Cham Awal hay Cham Ahier. Sau đó mới tới bao nhiêu cuộc lễ ăn theo khác. Rồi không hiểu tại sao riêng mỗi palei Chakleng tôi Nau Yang Po Riyak trước lễ trọng đại này.
Văn học Cham khái luận do nhà Tri thức in lần ba (2015, tr. 81-82): Continue reading

Inrasara: CHỒNG K MẤT TÍCH

Truyện ngắn

 

K cưới chồng sớm. Mười chín tuổi. Cha mẹ mất khi T, em trai K mới lên bốn. Dì X nói nàng tốt số, có chồng đỡ đần việc nhà. Nữa, thằng C, chồng K là đàn ông rất được. Khi đàn ông mà được mọi bề, thì thế nào cũng dính cái tật, không tật này thì tật kia – Dì X phán, khó chữa trị lắm. Ở C là tánh tà, hay nổi khùng mấy chuyện vớ vẩn. Khùng lên là có hành vi tà.

Vài bận K bị ăn cái tát. Continue reading

Câu chuyện văn học Việt Nam 29. Phụ bản: Biên bản phiên tòa xử nhà văn Inrasara tham ô tiền nhân dân

[kịch ngắn hậu hiện đại]

 

TÒA: Đích thị là tiền tham ô, chớ có chối, nhà người không thấy gần 200 cái LIKE à, hiểu chưa?

Inrasara: Dạ thưa tòa, lâu nay con cứ nghĩ đó là tiền con làm thuê thôi ạ…

TÒA: Tòa quyết tiền tham ô, cãi tòa à?

Inrasara: Dạ… không dám… (tự vả vào mõm mấy cái).

TÒA: Tòa quyết tạm giam nhà ngươi, mai xử. Bãi tòa!

 

Sáng mai. Continue reading

Inrasara: Người Chăm & những cuộc ra đi

Đã đăng tạp chí Tia sáng, 5-3-2014; Thể thao & văn hóa cuối tuần, 19-3-2014.

Đội Ciêt

 

Tùy bút

 

Hình ảnh người dân tộc quấn xà rông hay mặc váy trên những chuyến xe đò dọc ngang, xuôi ngược khắp Bắc – Trung – Nam, hoặc ngồi chồm hổm các chợ vỉa hè với giỏ xách đầy vải vóc hay thuốc nam dân tộc, đã trở thành quen thuộc trong mắt mọi người. Đó là người dân tộc Chăm với “những cuộc ra đi” của họ.

Tôi rất thích cái tít báo “Người Chăm An Giang và những cuộc ra đi” của Nguyễn Hoàng Sông Hậu, đăng báo Tiền phong, 6-2001. Nhà báo này viết: Continue reading

Truyện Mini 50. K & người bạn tiến sĩ

Sáng hôm ấy, nghe tin vị tiến sĩ bạn cũ về quê, K tạt qua ghé uống trà ké, hỏi thăm. Vị tiến sĩ chào K một tiếng, rồi bắt đầu mở máy, nói và nói và nói. Quên cả rót chén trà mời khách.

Được một đỗi, K cắt ngang:

– Đợi mình xíu nhé, – K nói, chạy vội qua nhà lấy tờ giấy với cây bút sang.

Vị tiến sĩ tiếp tục nói. Và K ghi ghi chép chép.

Lại một đỗi, K nói:

– Hết giấy rồi nè, đợi mình xíu nhé… – K nói, tính nhấc đít lên. Continue reading

Inrasara: Truyện Mini 42. Sự đời

Nhà có ba anh em: anh Cộng sản, anh Quốc gia, anh Trung lập ở Pháp.
Giải phóng. Anh Cộng sản bảo lãnh anh Quốc gia, kêu anh Trung lập về nước.
Họ ấm.

Nhà có ba anh em: một anh Cộng sản, hai anh Quốc gia.
Giải phóng. Anh Cộng sản bỏ tù một anh Quốc gia, anh Quốc gia kia vượt biên.
Bốn mươi năm họ vẫn chưa nhìn mặt nhau.

Inrasara: Truyện Mini 31. Thế giới của tôi

Tôi đã để mặc cho tôi trôi đi, trôi miết trong buồn chán lan rộng. Khi trôi xuống tận đáy miền hạ lưu, tôi sực tỉnh và nhận ra thế giới của tôi.
Thế giới với mênh mông vùng biển thanh bình vây bọc các nhà máy điện hạt nhân nằm chết. Thế giới không có Hội Nhà văn, không có Chamyouth.com hay Inrasara.com, không có Tagalau, Champaka hay Hội đồng hương. Continue reading

Inrasara: Truyện Mini 39 & 40. Đối thoại S & C

39. Đối thoại S & C hiệp 1

C: – Không có tôn giáo nào xấu cả, mọi tôn giáo đều muốn giúp con người đạt đến cái gì đó cao hơn cuộc sống thường nhật…
S: – Đúng lắm, dẫu sao từ nền tảng vẫn có sự khác biệt lớn. Này nhé, tôi có thể đặt vài câu hỏi:
Tinh thần kinh văn của tôn giáo bạn hướng về đâu? Continue reading

Inrasara: Truyện Mini 38. Chết đuối níu nhau chết chùm

IMG_4022

* Hôm qua, cô độc trên cầu Tuần Châu – Quảng Ninh.

Dân bộ lạc sáng thức dậy không thấy Akhar thrah chữ mẹ đẻ mình biến mất đâu. Mọi người hoang mang cực độ. Nỗi hoang mang kéo dài lâu, rất là lâu…
Thế là các già làng quyết định đih harei lipei mưlam ngủ ban ngày mơ ban đêm tìm cách nhớ, để hồi phục lại chữ viết thân thương kia. Cuối cùng, sau suốt 40 tuần rượu, các cụ trưng ra được Akhar thrah chuẩn hóa gọi là giải pháp tình thế, bộ lạc mới tạm yên.
Bỗng hôm nọ, có nhà chiêm tinh từ đâu ghé bước qua, phán như vôi quệt tường rằng: Continue reading