Inrasara: Sống như là tạ ơn

Inrasara: Sống như là tạ ơn
hay Làm thế nào tiếp bước truyền thống văn hóa cám ơn?

Sống, có nghĩa là tạ ơn – ơn ngãi đầy tràn
Nằm ngoài chân trời đếm đo được mất
Tạ ơn làm cho ta lớn lên…

(Inrasara, Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)


* Anh Cao Nguyên Lợi nói lời cám ơn, khi hành hương về miền đất Panduranga Katê 2009 – Photo Jaka.

1. Hiện nay, trong sinh hoạt ngày thường, Chăm ít có thói quen “xin lỗi” với “cám ơn”. Dù ở đó ta đã gây ra cả khối lỗi [và tội], cũng đã làm được không biết bao nhiêu là điều sáng giá đáng mang ơn, nhưng tuyệt ta đã không biết cám ơn, xin lỗi. Không biết, không quen dùng hai từ này đến nỗi ta quên nó luôn. Việc ta phản bác nhau “cám ơn tiếng Chăm là gì?” cũng là một cách…
Không phải tổ tiên ta không biết xin lỗi (ơmpun) hay cám ơn (đwa karun Continue reading

Chớp lửa thiêng Phạm Công Thiện & tuổi trẻ tôi

Tôi tin tưởng vào thiên tài.

Với tôi, Phạm Công Thiện là thiên tài.
Thiên tài không ở trí tuệ anh, không ở các sáng tác của anh, càng không phải thiên tài ở tư tưởng anh, mà chính là ở sức hút kinh hoàng của hơi thở ngôn ngữ Phạm Công Thiện. Dù hiểu hay không hiểu, ngôn ngữ kia vẫn ẩn chứa sức lôi cuốn ma quái khó cưỡng. Như chớp lửa thiêng sẵn sàng thiêu trụi mọi lưỡng lự, e dè, triển hạn ngáng đường những tâm hồn đồng thanh đồng khí ý hướng tìm đến nhau trong chân trời hủy phá và sáng tạo.

Nguyễn Tiến Văn báo qua tin nhắn lúc 16:50 ngày 10-3-2011:
PCT mat ngay 8-3 Continue reading

Inrasara: Fly away, rain

Thanhnien Daily, March 29, 2009.
(Bản Anh ngữ của Thanh niên, dịch từ truyện ngắn “Bay đi những cơn mưa”


* Múa cùng giông tới – Photo Inrajaya.

10 p.m. October. Kate season. Every Kate, it rains, persistently. God seems to overflow. Rain from the tile roof dripped into the porch. The croaking of bull-frogs from the bushes resounded in the house. From afar, the sound of insects. Nearby, the sound of the rain. Switching on the neon light, I half lay down on the sofa, looking out at the night sky through the slightly opened window, listening to the rain fall. Though the door was shut tight, the excited conversations of the men toasting in the main room pierced through the planks, trying to drown out the voices of insects and the rain Continue reading

Thằng Trạm mát

Xin cáo lỗi: Bài viết “Thằng Trạm mát” vừa được post lên chưa kịp chỉnh sửa thi Web bị trục này. Nay xin chỉnh lại để hầu bà con và bạn đọc.

Chuyện anh em Chăm & Nỗi PCT Hội đồng Thơ

* Mĩ Sơn đường về bão táp, vẫn múa – Photo Inrasara.

2. Đời là nhẹ
Bị đẩy xuống tàu thời cuộc, để mà “gì cũng có ổng”, nên bà con Chăm nghĩ tôi chức quan nào đó ở Trung ương to lắm, đang đưa vai ra gánh mọi trọng trách cộng đồng. Cũng chả lấy gì làm oan, bởi tôi đi đi về về Hà Nội – Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang… như mắc đẻ Continue reading

Thằng Trạm mát

Xin cáo lỗi: Bài viết “Thằng Trạm mát” vừa được post lên chưa kịp chỉnh sửa thi Web bị trục này. Nay xin chỉnh lại để hầu bà con và bạn đọc.

Bút kí

Về…
Thái độ chính trị & Trình độ đời
Chuyện anh chị em Chăm & Nỗi Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ


* Với nhà thơ Tố Hữu tại Hà Nội – 1998.

Kì 1. Thằng Trạm mát & Thái độ chính trị

1. Tôi thì khác
“Thằng Trạm mát” – tôi đã lấy tên đó đặt cho tiểu thuyết tự thuật, sắp in. Tôi nghĩ nó hay và nhất là, trúng phóc. Gởi bản thảo cho mươi người thân đọc, tôi nghe lạ khi có kẻ phản ứng. Cả yut Đảo lẫn thầy Tỷ cho cái tên dễ tạo phản cảm, “bởi con cháu Sara còn đọc nó”.
Con với cháu! Chúng biết cha, ông của chúng “mát” đặc thù thế nào thì càng hay chớ sao đâu Continue reading

Nghệ sĩ dân gian Chăm 2: Thiên Sanh Sở


* Chân dung Thiên Sanh Sở, 2010 – Photo Inrajaya.

Từ tháng 1-2010, Inrasara.com giới thiệu đến bạn đọc các nghệ sĩ dân gian Chăm. Bắt đầu từ Mưdwơn Gru Hán Phải… Non 30 nhân vật sẽ tuần tự có mặt với bức chân dung vừa chân phương vừa sinh động. Qua đó, phần nào sinh hoạt xã hội Chăm tự lộ bày dưới nhiều khía cạnh.
Đây là các nghệ sĩ vô danh, sống và cống hiến cho nghệ thuật dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy viết về họ, như là một hành động tạ ân, và như một cách gây hưng phấn cho các thành viên khác trong cộng đồng nỗ lực sáng tạo và đóng góp.

*
Gru adơm Thiên Sanh Sở, một nghệ sĩ dân gian toàn diện
Bài đã trích đăng báo Dân tộc và Phát triển, 8-2010.

Ấn tượng duy nhất và sâu đậm nhất của tuổi thơ tôi về ông có lẽ cái cái bóng dáng to cao của thủ môn đứng giữa khung thành của đôi tuyển bóng đá làng. Huyện An Phước tỉnh Ninh Thuận, những năm sáu mươi và sau đó, đội tuyển hai làng Văn Lâm và Mĩ Nghiệp luôn là mạnh nhất Continue reading

Văn xuôi 23: Bất ngờ kí ức nần ở căn cứ Lõm

Tôi không ngờ trong đời mình được nhìn thấy cây nần. Loài cây cho củ mà tuổi thơ tôi trải qua, nhưng chưa một lần biết nó thế nào, và tưởng sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi cuộc đời tôi. Từ lâu lắm, loài cây làm thành một mảnh định mệnh của người dân quê tôi, không dứt ra được.

Càng bất ngờ hơn nữa, khi tôi lại nhìn thấy nó ở nơi ít ngờ nhất: Khu di tích Căn cứ Lõm tại Gò Dầu, một khu đất ở giữa đồng bằng dân cư Continue reading

Nghệ sĩ dân gian 1: Mưwdơn gru Hán Phải

Mưdwơn gru Hán Phải: Nghệ sĩ mang gien di truyền từ kẻ hát rong.
Bài đã đăng ở báo Dân tộc và Phát triển, 15-3-2010.

Thuở trai tráng, ông từng là thành viên đoàn văn nghệ Chăm vào tận Sài Gòn hát trên các sân khấu danh giá; làm Mưwdơn rồi lên chức Mưwdơn gru, ông điều hành và hát phục vụ cả ngàn cuộc lễ Rija trong cộng đồng Chăm; sau khi đất nước thống nhất, ông đi biểu diễn và truyền nghề cho không ít nghệ sĩ Chăm hôm nay, và cuối cùng: làm tư liệu sống để nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thường xuyên tìm gặp. Với tôi, ngoài việc cung cấp vô vị lợi nguồn tài liệu quý giá để tôi hoàn thành bộ Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển (1995), ông còn là một nghệ sĩ lớn. Ông là Mưwdơn gru Hán Phải, năm nay tuổi đã ngoài tám mươi Continue reading

Văn xuôi 22: La cà Tết Kinh

Thuở nhỏ, được nắm váy mẹ đi ăn Tết nhà ông Tỵ người Kinh ở dưới Từ Tâm, sướng không gì bằng. Vậy mà năm đó mẹ không cho đi. Không hiểu tại sao nữa. Đi ăn Tết, vừa xơi bữa no nê vừa có tiền lì xì với lại được quà bánh mang về.
Năm ấy, gia đình từ quê ngoại chuyển về Caklaing làm ăn. Ông Tỵ có mấy đám ruộng Gađak cho cha làm rẽ. Ruộng gò khó theo nước, chỉ mỗi đất tốt nên sau vụ lúa người ta có thể gieo đậu. Cha làm hai vụ Continue reading

Văn xuôi 20: Bản trường ca bỏ hoang

BẢN TRƯỜNG CA BỎ HOANG
(hay Huyền thoại nàng Mưhuê)
Truyện ngắn.

Những trận đi vô định gần như vô tận của Chế Khan dễ gợi cho ta xem nó như cú chơi khăm của định mệnh lên cuộc sống ru rú của hắn suốt 20 năm ròng từ khi anh rời Chakleng lên Playku học cho đến có hai mặt con với Lâm làng Văn Lâm con gái Bàni đầu tiên cưới chồng Chăm Bàlamôn mà kẻ độc miệng bảo đó là nỗi đày đọa mang tính tổ tông vô phương cứu vãn. Trong lúc Chế Khan phát biểu về vụ này chỉ bằng hai tiếng cụt ngủn đồ bhut mà âm gió phụt ra từ đôi môi dày chu lại nghe phát ngán nhưng may được vớt vát bằng cái nhìn trên ngó xuống đầy vẻ kẻ cả, sẵn sàng tha thứ cho kẻ ở dưới mình, rất dưới mình Continue reading