CHAM TÂY, GIẠT TRÔI KIẾP LỤC BÌNH

Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên giới lui dần về nam rồi mất hẳn vào năm 1832.

Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ. Từ cộng đồng Cham Hải Nam – Trung Quốc đến Cham Malaysia, từ Cham Philippines đến Cham Thái Lan, trong số đó cộng đồng Cham ở Campuchia chiếm số lượng vượt trội.

Continue reading

SỐNG, VÀ KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU VẾT

Trên tạp chí Hồn Việt do GS-TS Mai Quốc Liên làm Tổng biên tập, số 6, 12-2007, tác giả Vũ Hồng Ngự (?) sau khi mang bài thơ “Lổ thủng lịch sử” của Nguyễn Hữu Hồng Minh ra phê phán, đã viết:

“Tuyên bố như ông Inrasara, người luôn cổ vũ, tuyên truyền cho các dòng thơ phá phách “hậu hiện đại” này… thì là phi lịch sử và nhất là ẩn đằng sau những lời lẽ cổ vũ ấy là những hàm ý sâu xa hơn, thách thức hơn, kích động hơn, không khó nhận thấy.”

Đúng bốn năm sau, trên Litviet, 3-12-2011:

Continue reading

TƯỞNG TƯỢNG BỆNH HOẠN HAY THIÊN TÀI?

Chúng ta hay nói thế giới Dos, thế giới Proust… Đúng, những con người đặc dị này đã tạo lập được thế giới riêng cho mình, và sống trong nó. Nhân vật, chữ nghĩa, ý tưởng, vân vân. Nhà văn thiên tài là vậy, còn sinh linh vô danh thì sao?

Họ cũng sở hữu thế giới riêng, và sống đời thực của mình trong nó. Người đời không hiểu, vội gán cho họ “điên”, hay tưởng tượng bệnh hoạn. Loài sinh linh này thời nào cũng có, sống quanh ta, cạnh ta, ở bất kì mảnh đất nào – chưa bao giờ thiếu.

Continue reading

AGAL BALIH KINH TẨY TRẦN-2

[Thi sĩ là kẻ sáng tạo giấc mơ cho dân tộc-1. Từ Covid-19 đến Phóng xạ hạt nhân]

Tiểu thuyết Tcherfunith [Tchernobyl + Fukushima + Ninh Thuận] viết xong vào mùa Hè 2012 tại Resort & Spa Sao Việt – Tuy Hòa. Nửa tháng dự Trại Sáng tác Văn nghệ Quân đội, tôi đóng cửa 12 ngày làm một hơi, và xong.


Tác phẩm chưa in mà đã rất… nổi tiếng. Một sự kiện ở chương 13 (tóm tắt).

Dự án Nhà máy Điện hạt nhân triển khai cũng là lúc nhân vật chính T’Maung khởi động chương trình đào Hầm. Mười cái cả thảy, ở đó Hầm Chakleng là trung tâm điều hành. Rồi khi Nhà máy-1 được đưa vào vận hành, trong lúc các hầm khác bỏ dở, thì Hầm Chakleng hoàn tất. Và đi vào hoạt động.

Continue reading

Câu chuyện. TỪ ĐỒNG RUỘNG, TRƯỜNG HỌC ĐẾN TEPCO

NÔNG DÂN BABA MẤT TRẮNG

Ngôi tháp Tsushima Inari Jinja nằm trong khu làng cấm, rải rác có những ngôi nhà bỏ hoang có cây mọc phủ tường và leo lên tận mái. Tháp được dựng từ năm 1181, là nơi hội tụ khoảng 200 dân địa phương trong các dịp lễ mỗi năm. Hàng tre xanh măng non vươn thắng, đây kia có dấu vết ăn phá của loài heo hoang. Continue reading

Inrasara: YUT ĐẢO CỦA TÔI

“Nay tôi khóc bạn/ Mai ai khóc tôi…” (?)

Anh Đạm, anh ruột vừa là người bạn thân mất, tôi không khóc. Anh Hàm Bộ, anh họ và là guru của tôi mất, tôi không khóc. Trà, tôi xem còn hơn người bạn mất bất đắc kì tử, tôi cũng không khóc. Vậy mà tin yut Đảo mất, tôi khóc.

Họ là 4 người thân thiết, mỗi bận từ Sài Gòn về, ngoài nhà cha mẹ, tôi không thể không ghé họ. Tâm tình có, lí sự có, tán chuyện bao đồng cũng xong. Nhưng rồi lần lượt Bà Trời bắt họ đi, tuần tự một. Thế là từ nay tôi hết đàng trú thân…

Mới vài ngày trước tôi có stt “Giữa lòng Cham, tôi mãi mãi là sinh linh cô đơn”. Hôm nay, tôi không còn cô đơn nữa, mà CÔ ĐỘC đúng nghĩa đen. Làm chi nên nỗi mà Bà Trời hành tôi quái lạ thế chứ Continue reading

MA HỜI

trích tiểu thuyết Hàng mã kí ức (2011, chương 8)

 

Pađiak bilan Pak nắng tháng Tư. Cụm từ từng gây ngán ngẩm không ít với dân Phan Rang, khi nhắc đến nó. Tháng Bảy lịch Tây, nắng kinh người. Trước đó, vài đợt mưa tháng Năm vừa đủ cho nông dân gieo và giữ nước nuôi đồng, đến lúa sắp con gái thì nắng ập đến. Cả cánh đồng trắng xóa. Trắng mênh mông. Đất nứt nẻ. Lúa khô nằm chết như rạ. Bầy trâu thả được dịp long nhong ngoài đồng giờ chỉ là ruộng lúa vô chủ.

Nắng tháng Tư gây kinh hãi, nó khiến nông dân sốt ruột mỗi sáng trưa chiều tối ngó trời. Ngó để mà thở dài. Nhưng dù gì thì gì, nó cũng không thấm vào đâu so với bhut bilan pak ma tháng Tư. Cạnh ma tháng Tư, cái nắng chỉ là món đệm lót lòng, cho thêm vị. Continue reading

CHUYỆN KỂ VỀ MẢNH ĐẤT CHAM CUỐI CÙNG: MƯLI-BUMI. TRUYỀN THUYẾT LÀNG MALI

(Bút kí dân tộc học của ngài giáo sư Trần Hùng) – trích tiểu thuyết Chân Dung Cát, 2006.
DSC_7745 Photo Kiều Maily.
[Ở đây xin mở ngoặc nói thêm về tiểu thuyết đầu tay này.
Tôi khởi động viết Chân Dung Cát vào năm 1990, 33 tuổi, nghĩa là còn rất trẻ với một nhà tiểu thuyết. Sửa, xóa, vứt, làm lại suốt 15 năm, mới đưa cho nhà xuất bản Hội Nhà văn và Cty Phương Nam in năm 2006. Trẻ, nên có nhiều dự cảm táo bạo ở đó, và lạ – đến hôm nay xem lại: gần như các dự cảm ấy đều gần… đúng!
Hôm nay, nhân “Chuyện kể về mảnh đất Cham cuối cùng: MƯLI-BUMI”, truyền thuyết ấy cần góp mặt. Lần đầu tiên sau 12 năm xuất bản, nó được lên mặt báo. Nên hiểu Mali ở đây bao gồm cả BUMI.] Continue reading

TCHERFUNITH – tiểu thuyết . kì 1

Tiểu thuyết về ĐHN TCHERFUNITH khởi viết tại Trại Sáng tác Tuy Hòa vào mùa Hè năm 2012. Ở đó, mỗi ngày tôi lên kế hoạch viết 1 chương. 12 ngày quyết toán 12 chương, cũng là chương kết thúc tiểu thuyết.
Sau 5 năm rưỡi thăng trầm, hôm nay TCHERFUNITH bắt đầu có mặt từng chương một ở mạng Tienve.org. Nếu bạn đọc bị tường lửa, có thể đọc ở trang Inrasara.com.
Inrasara

Chương 1. THẰNG HOANG

Thằng hoang

Lớp mười bỏ trường đi hắn kêu
chương trình quá chật, thằng hoang đàng
chuyên chọc ổi trộm bài không học
cũng thuộc ấy. Mười bảy tuổi bỏ Continue reading

MẸ TÔI

01-Amaik2004-2
Lihik
Cuối tuần này là về quê rồi. Họ Kut Gađāk đã qua hơn 20 năm chưa làm lễ Nhập Kut. Hoãn, rồi hoãn. Bà con kêu thằng Klu về xem thử đi. Gì Sara còn làm được, sá chi chuyện cỏn con này. Ngó vậy mà không phải vậy. Chuyện ngoài thì cứ thẳng băng, lí và tình, hoặc thuần lí. Còn ở đây tình là chính. Pak pei vei na – như Cham nói.
Thì về.
01-Amaik-2004
Mẹ mất đúng mồng 2 Cham lịch mùa Katê 27-10-2007, buổi sáng, 10:30 giờ. Non năm sau là đám tang: 19-10-2008. Chín năm rồi còn gì. Thêm anh Đạm vào năm ngoái nữa. Vào Kut để vĩnh viễn “về nhà”, là vừa. Continue reading