HẬU HIỆN ĐẠI DỄ HIỂU

Châm ngôn của hậu hiện đại: Think globally, act locally: Suy tư toàn cầu, hành động cục bộ, địa phương.
Bạn nhìn trái đất như nhà của bạn, như làng của bạn và bạn trồng cây trong khuôn viên nhà đó, và không xả rác ra đường ở ngôi làng đó;
Bạn yêu hòa bình thế giới, đồng thời bạn sống hòa thuận với người bà con, láng diềng bạn;
Bạn kêu đòi dân chủ cho nhân loại, cùng lúc bạn thực hành dân chủ với vợ con bạn, cấp dưới bạn;
Bạn quý trọng những gì thuộc về bạn, cạnh đó bạn biết học tôn trọng cái KHÁC the Others: màu da khác, dân tộc khác, tôn giáo khác, hệ tư tưởng khác, yêu nước kiểu khác, và cả… cách làm thơ khác;
Là bạn đã hậu hiện đại…

MINH TRIẾT CHAM – NGOẠI BẢN 2. Nhận diện sự suy đồi tinh thần

[Martin Heidegger: Yet the most thought-provoking thing in our time is that we are still not thinking]

Sự suy đồi tinh thần trên mặt đất đã tiến xa đến mức các dân tộc bị đe doạ đánh mất sức mạnh tinh thần cuối cùng, sức mạnh ít ra cũng giúp họ nhận ra và đánh giá được sự suy đồi ấy… [D]o sự tăm tối của thế giới, các thần linh đã bỏ đi, trái đất bị phá hủy, sự kéo bè kết nhóm của con người, lòng căm hận đầy ngờ vực đối với sự sáng tạo và tự do, tất cả những thứ ấy đã đạt độ quy mô trên mặt đất đến nỗi các phạm trù ấu trĩ như bi quan hay lạc quan từ lâu đã trở thành lố bịch.
La décadance spirituelle de la terre est déjà si avancé que les peuples sont menacés de perdre la dernière force spirituelle, celle qui leur permettrait du moins de voir et d’estimer comme telle cette dé-cadence… car l’obscurcissement du monde, la fuite des dieux, la destruction du monde, la grégarisation de l’homme, la suspicion haineuse envers tout ce qui est createur et libre, tout cela a déjà atteint, sur toute la terre, de telles proportions que, des catégories aussi enfantines que pessimisme et optimisme sont depuis longtemps dévenues ridicules.
Martin Heidegger, Introduction à la Métaphysique, Épiméthée, traduit par G. Kahn, NXB Epiméthé 1958, p. 47.

Văn chương & Tư tưởng III-145

Ý tưởng nền tảng của Kundera là, ngay từ khi sinh ra chúng ta đã bước vào một thế giới được “minh giải trước”, thực chất đó là tấm màn ngăn cản chúng ta nhìn sự thật. Tiểu thuyết sẽ xé toạc tấm màn đó, cho phép chúng ta có một tầm nhìn rộng lớn và đa dung về thế giới mình đang sống cùng mọi thứ liên quan đến cuộc tồn tại nhân sinh xưa nay bị che giấu phía sau tấm màn. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-147

Nhà văn hậu hiện đại không mơ mộng lập nên đại tự sự mới thay cho các đại tự sự đã lỗi thời. Khi bạn là nghệ sĩ, ngoại vi phải là định mệnh của bạn. Bạn luôn ở tư thế của kẻ “giải” các khuôn sáo tư duy, những quan điểm chính thống của thời đại bạn sống, “giải” các diễn ngôn – thứ diễn ngôn không phận sự nào khác ngoài uốn nắn, áp đặt, nhồi sọ đám đông đầy bạo động. Ở đó hoàn toàn thiếu vắng cá nhân, tiệt đường sáng tạo cùng các câu chuyện nhỏ của nó. Còn một khi câu chuyện nhỏ nào đó có nguy cơ được/ bị “diễn ngôn” để trở thành một dạng siêu tự sự mới, các nhà hậu hiện đại sẽ “giải” nó ngay. Một lối “giải” đầy giễu cợt theo đúng tinh thần hậu hiện đại.

Inrasara, Trả lời phỏng vấn báo Điện tử Tổ quốc, 25-4-2009.

Văn chương & Tư tưởng II-146

Mối bất hòa giữa hai [trong những] nhà văn lớn nhất Nam Mỹ của thế kỉ XX: Gabriel García Márquez (Nobel Văn chương 1982) và Mario Vargas Llosa (Nobel Văn chương 2010) nảy sinh và không bao giờ hàn gắn lại được, khi Márquez bị Llosa đấm ngã bên ngoài rạp chiếu phim vào năm 1976 với lời rủa: “Tên phản bội”. Nguyên nhân dẫn đến bất hòa đến hôm nay vẫn chưa được bên nào giải thích thỏa đáng với công luận. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-143

Cụ thể hơn, tại sao triết học lại nên quan tâm đến sự thất bại? Chẳng nhẽ không còn vấn đề nào hay hơn để suy tư hay sao? Câu trả lời thật đơn giản: Triết học là lĩnh vực tốt nhất để suy tư về sự thất bại vì triết học hiểu sự thất bại một cách sâu sắc. Ít nhất, lịch sử triết học phương Tây không gì khác hơn là sự nối dài liên tục của những thất bại, dẫu đó là những thất bại hữu ích và quyến rũ Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-145

Người Việt “mở cõi” không phải về miền đất hoang, mà là mở vào hai vương quốc từng dựng nên nền văn hóa và văn minh phát triển cao. Sau cuộc Nam tiến, Việt Nam sáp nhập hai miền đất vào mình, và thừa hưởng di sản ấy. Dù di sản kia đa phần chỉ còn là phế tích cùng những mảnh vụn, nhưng chúng là vô giá. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-142

Hậu cấu trúc luận khác cấu trúc luận… rõ nhất là trong thái độ: trong khi cấu trúc luận tôn sùng tính khoa học, hậu cấu trúc luận tuyên bố thẳng thừng: đó chỉ là một ảo tưởng; trong khi cấu trúc luận tin tưởng có một chân lý nào đó đang chờ đợi được phát hiện, hậu cấu trúc biết rõ cái chân lý ấy có thể thay đổi và triển hạn đến không cùng; trong khi cấu trúc luận muốn đóng vai trò những anh hùng trong việc khám phá thế giới của những ký hiệu nhân tạo, trong đó có ngôn ngữ và văn học, hậu cấu trúc luận tiến hành tất cả những công việc khám phá ấy với một thái độ hoài nghi và ít nhiều diễu cợt. Continue reading