Chữ & Nghĩa-08. LÀM SAO THOÁT KHỎI MẶT NẠ?

Con không thể chọn làm đứa con tổng thống Pháp hay cháu đích tôn quốc vương Brunei

con không thể chọn ra đời ở Thái Lan hay Mĩ quốc

con là Cham ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

(còn hơn thế: chín tháng mười ngày trước khi vỡ tiếng khóc)

khi con cắm rễ nơi đây

hay khi con lang bạt tận cùng trời

con cứ là Cham cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời.

(Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002) Continue reading

Chữ & Nghĩa-01

Thật hiếm hoi con người tuổi trẻ hôm nay chịu nghe trong im lặng hơn là ba hoa ồn ào. Càng hiếm hoi hơn nữa con người tuổi trẻ của ngày hôm nay chịu suy tư trong cô độc hơn là thích làm nổi bật mình nơi đám đông. Nếu có sinh linh như thế, chắc chắn hắn không phải quái thai của tuổi trẻ, mà là tuổi trẻ cư trú trong chiều kích sâu thẳm hơn.
(Sổ Ghi, 1982) Continue reading

Camus: ÂM THANH LẶNG LẼ

Trong tập Nhật kí Sibérie, Ernst Dwinger có nói tới vị trung úy người Đức kia, vốn bị cầm tù suốt bao năm trong một trại đồn xa xôi cơ hàn heo hút, chàng đã dùng những mảnh gỗ nhỏ ghép lại, làm nên một chiếc dương cầm lặng lẽ. Và tại nơi kia, giữa cảnh ngổn ngang thống khổ khốn cùng, giữa đám người ồn ào rách rưới, chàng trung úy đã sáng tác một bản nhạc dị thường, chỉ một mình chàng nghe thấy. Và cũng vậy, chúng ta ngày nay bị xô chìm trong địa ngục, chúng ta vẫn nghe thấy những âm điệu huyền bí và những hình ảnh điêu linh nào của Diễm Kiều lưu ly phiêu bồng xa hút… vẫn mãi mãi sẽ còn mang lại cho chúng ta, vào tận giữa những điên cuồng tội ác, chút dư vang của giai âm hoằng nhập dâng triều, làm chứng cho tinh thần hùng đại của con người dọc suốt bao thế kỷ. Continue reading

KHÁC BIỆT GIỮA HOÀI NGHI & PHÊ PHÁN

Kant là người đầu tiên nêu ra sự phân biệt có ảnh hưởng sâu rộng đến ngày nay. Kant phân biệt giáo điều, hoài nghi và phê phán (Phê phán lý tính thuần túy).
Người giáo điều nêu ra một khẳng định hay lập trường chắc như đinh đóng cột.
Chống lại khẳng quyết giáo điều ấy, ta có thể đề ra một khẳng quyết ngược lại, nhưng cũng không kém giáo điều. Nói một cách hình ảnh, trong cuộc ác chiến ấy, ta chọn đứng về một phe và hăng hái múa gươm xông vào trợ chiến! Thái độ hoài nghi thì đem hai lập trường tương phản ấy đối chiếu với nhau, kết luận rằng cả hai tuy tương phản nhưng đều là giáo điều cả, nên tốt hơn hết là không tin theo cái nào và “hoàn toàn bác bỏ mọi ý kiến về sự việc”.
Trong khi đó, thái độ phê phán thì khác! Nó không cho rằng mình “giỏi hơn” để có thể dạy bảo người khác, nghĩa là, thay vì cho rằng phe này, phe kia hoặc cả hai phe là “sai”, sự phê phán tập trung vào việc xem xét sự chứng minh của mỗi bên “có cơ sở” hay không (từ đâu và nhờ cái gì bạn đi đến khẳng định ấy? Bạn đã kiểm tra năng lực nhận thức của bạn chưa? v.v.) và kết luận rằng cả hai bên đều “không có cơ sở”, không thích đáng về mặt khoa học. Continue reading

Chào năm mới. 10 KHÁC BIỆT LỚN TRONG TƯ DUY CỦA NGƯỜI THÔNG MINH/ KẺ NGỐC

[chế biến từ T. Harv Eker, thay “người giàu/ người nghèo” = “người thông minh/ kẻ ngốc”]

1. Người thông minh nói: Tôi tạo ra cuộc đời của chính tôi; kẻ ngốc thì luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh làm cho mình khốn đốn.

2. Người thông minh hành động để thành công; còn kẻ ngốc mơ tưởng sự thành công.

3. Người thông minh suy nghĩ lớn; kẻ ngốc suy nghĩ vụn vặt.

4. Người thông minh tập trung vào các cơ hội; kẻ ngốc nhìn đâu cũng thấy trở ngại.

5. Với người thành công: người thông minh ngưỡng mộ; còn kẻ ngốc lại đố kị, bực tức.

6. Người thông minh kết thân với những người có suy nghĩ tích cực và thành công; còn kẻ ngốc giao du với những người thất bại và tiêu cực.

7. Người thông minh sẵn sàng tôn vinh giá trị của mình; còn kẻ ngốc lại ác cảm với người biết quảng bá bản thân.

8. Người thông minh nói: vấn đề chỉ là chuyện nhỏ, và tự tin xử lý nó; kẻ ngốc luôn trầm trọng hóa vấn đề, để chùn bước.

9. Người thông minh muốn đạt cả thành công và hạnh phúc; kẻ ngốc nghĩ rằng chỉ có thể có được một trong hai thứ.

10. Người thông minh không ngừng học hỏi cầu tiến; kẻ ngốc nghĩ họ đã biết tất.

CHÚNG TA ĐANG TÀN PHÁ SINH LỰC TINH TÚY NHẤT CỦA CHÚNG TA, HÀNG NGÀY!

(trích I n r a s a r a, S A M Ạ C L A N D Ầ N… [lãng du văn chương & chữ nghĩa Việt])

Với nhà văn, độ tuổi 30-50, là tuổi đứng bóng mặt trời của sức sáng tạo. Sớm hơn, nhà văn chưa thật sự chín; muộn hơn, lực mòn, óc tưởng tượng cạn, lửa đam mê cũng nguội lạnh. Ở độ tuổi đó, tôi đã làm gì?
Năm 1987-1992: tôi lao mình tìm sinh nhai nuôi gia đình;
năm 1992-1997: tôi đắm đầu vào soạn từ điển với nghiên cứu văn học Cham;
năm 1997-2002: tôi lo ổn định cuộc sống ở Sài Gòn; để sau khi dựng Cty cho bà xã, tôi mới được thật sự sống trọn vẹn với chữ nghĩa.

Thế là chỉ còn vỏn vẹn 5 năm! Continue reading

MUÔN MÀU VĂN HÓA SỢ

Nửa thế kỉ qua, nền giáo dục ta đặt nền tảng chủ yếu trên “văn hóa sợ” (chữ của Phạm Lưu Vũ), thế nên đại đa số sự việc đều lén lút, giấu giấu giếm giếm. Từ việc lớn như chi tiêu ngân sách Nhà nước cho đến sinh hoạt vụn vặt nhất ở đời thường. Văn hóa sợ phát triển vô cùng phong phú và đa dạng…

Giáo viên bị Hiệu phó Trường Nội trú DT Ninh Phước đì “oan”: Chuyện bản thân ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự và cơm áo mình mà mình không dám đứng tên thật tố giác, lại lập nickname cậy tôi lên tiếng can thiệp, là do văn hóa sợ ám – SỢ KHỜ.
Năm ngoái, mươi nhà văn dự Liên hoan Thơ châu Á Thái Bình dương thì hết mười sẵn sàng kể với riêng tôi mọi tiêu cực về nó, mà không một ai dám nói lên ý kiến của mình trên diễn đàn báo chí, cũng do phát sinh từ văn hóa sợ – SỢ KHÔN. Continue reading