Văn chương & Tư tưởng II-18.

Nhưng gì thì gì, một thái độ quá khích bất kì đến lúc nào đó, cũng cần tự đặt giới hạn cho mình, nếu không muốn đi vào ngõ cụt mới và, tắc tị! Trong sáng tác thơ, từ chối ngôn ngữ chợ búa đời thường, thô thiển hay “dơ dáy”, “tục tĩu”, chúng ta chỉ biểu lộ thái độ trịch thượng với ngôn ngữ, thậm phi lí và vô ích. Ngôn ngữ văn học không cần thiết phải đóng cứng trong một số quy ước quẩn đi quanh lại với mớ chữ nghĩa cao quý, phân biệt đối xử với ngôn từ bị coi là húy kị. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-09.

Hãy chờ đợi một cách khiêm tốn và kiên nhẫn, chờ đợi giờ phút khai sinh ánh sáng rực ngời mới lạ… Ở đây, thời gian không thể làm tiêu chuẩn đo lường. Một năm có kể gì: mười năm không là gì cả, khi mình là nghệ sĩ thì có nghĩa là không tính toán, không kể số, khi mình là nghệ sĩ thì có nghĩa là nẩy nở như một cây lá không hề bức thúc nhựa cây, đứng vững lại một cách tín thành trong tất cả những ngọn gió lớn của mùa xuân, không hề sợ hãi nao núng rằng mùa hạ không trở lại nữa. Mùa hạ nhất định sẽ đến. Nhưng mùa hạ chỉ đến cho những kẻ biết chờ đợi, chờ đợi một cách trầm lặng và cởi mở như là mình đã có cả vĩnh cửu trước mắt mình.
R. M. Rilke, Phạm Công Thiện dịch.

Văn chương & Tư tưởng II-17.

Thơ và thái độ thơ cũ cần chết đi, chết đi cùng những nhảm nhí của thơ và nỗi đông đúc chen chận không lọt của nhà thơ. Thơ cần chết sớm đi để người đọc khỏi lo lắng về thân phận èo uột của nó, cần chết nhanh hơn để nhân dân khỏi tốn tiền của nuôi nó, nó cần chết ngay tức thì để hàng năm cả chục tấn giấy được dùng vào việc khác thiết thực hơn. Thơ cần chết đi để thế hệ thơ mới và loại thơ mới khai sinh.”
Inrasara, “Đối thoại hậu hiện đại”

Văn chương & Tư tưởng II-16.

Katê Chăm 2009 &
Tuần lễ Tagalau: 9-10 – 15-10-2009

Kính chúc Mik wa, adei xa-ai Cam kajap karo – thuk siam
Chúc Tagalau rak rok, lah dhan rak wan.
Kính chúc độc giả Inrasara.com mọi điều tốt lành.

*
Phân biệt sự lớn/ bé, cao/ thấp của nhà thơ là ở cái tầm. Tầm vóc đặt nền tảng trên một số yếu tố nhất định.
Dung lượng tác phẩm: không thể có nhà văn vĩ đại chỉ với một đầu sách. Có, nhưng rất ít. W. Whitman chẳng hạn. Nhưng ông này dồn cả đời cho Leaves of Grass, mỗi sáng tác mới chỉ là mỗi thêm vào, chứ không ý định làm tăng thêm đầu sách. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-15.

Katê Chăm 2009 &
Tuần lễ Tagalau: 9-10 – 15-10-2009

Kính chúc Mik wa, adei xa-ai Cam kajap karo – thuk siam
Chúc Tagalau rak rok, lah dhan rak wan.
Kính chúc độc giả Inrasara.com mọi điều tốt lành.

Từ ngày 9-10-2009, Inrasara.com liên tục cập nhật bài viết và sáng tác trên Tagalau 10.

*
Ariya Bini – Cam, Ariya Glơng AnakPauh Catwai như là ba ngọn tháp đứng biệt lập trong văn học Chăm. Một ít phân tích sách vở hầu rút ra kết luận mang tính nguyên lí về các yếu tố tạo nên kiệt tác văn học Chăm ở quá khứ:
Nội dung luôn gắn với sinh mệnh dân tộc, tâm thức dân tộc dù nó có thể thuần tình yêu lứa đôi, triết lí hay thế sự nóng bỏng tính thời sự trong phạm vi một dân tộc, một khu vực nhưng được nâng lên tầm nhân loại, giai độ thế giới. Hình thức (thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu…) đầy sáng tạo gần như đột biến, chưa từng có trước đó. Nhịp thơ Ariya Glơng Anak đi mạnh khỏe, dứt khoát không lê thê rề rà như các sử thi cũ. Và dù là sáng tác văn chương nhưng chúng cho ta một hiểu biết sâu rộng về nhiều lãnh vực. Đọc tác phẩm, người đọc luôn có cảm giác các tác giả phải là những đại trí thức hàng đầu của Chăm lúc đó.
Inrasara, “Sáng tác văn chương Chăm hôm nay”.

Văn chương & Tư tưởng III-08.

Nếu con người khổ thì con người khổ. Nếu con người không có gì để ăn, để mặc và để ở thì con người khổ, dù ở Đông phương hay ở Tây phương, ở đâu thì cũng vậy. Ngay giây phút này, biết bao nhiêu người đang bị giết và bị thương, người Việt và người Mĩ, cả hai bên đều khổ.
Hiểu được sự đau khổ này, sự đau khổ không thuộc về tôi, không thuộc về anh, không trừu tượng, không phi nhân mà là sự đau khổ thực sự và hiện thực là tất cả chúng ta đều khổ – Hiểu được sự đau khổ này đòi hỏi một sự ngộ nhập sâu thẳm, một kiến quan nội tại sâu thẳm. Và chấm dứt được nỗi khổ này, hòa bình sẽ đến một cách tự nhiên, không những chỉ trong chúng ta mà cả ở ngoại giới.

Krishnamurti, Phạm Công Thiện dịch.

Văn chương & Tư tưởng II-14.

[Tadhuw phwơl Tuần lễ Tagalau: 9-10 – 15-10-2009]

Nhìn qua cảm thức hậu hiện đại là cái nhìn giải-trung tâm, phá vỡ vách ngăn văn chương [bị cho] là ngoại vi với văn chương trung tâm [thế giới], văn chương ngoài lề/ chính lưu, nam/ nữ giới, dân tộc thiểu số/ đa số, thơ tiếng Chăm/ tiếng Việt, văn chương địa phương/ trung ương… Đưa thơ trở lại ngôi nhà thi ca như nó là thế: giải trừ thói quen viết và đọc, một thói quen đẩy thơ vào bế tắc dai dẳng, khiến thơ tự đánh mất mình, “xa rời quần chúng” rồi đánh mất luôn người đọc trung thành.
Bởi thơ là một thực thể bất định nên, để tồn tại, nó luôn hướng về phía chuyển động. Tuy vậy, dẫu thơ bị đóng cứng bởi đầu óc bảo thủ ngoan cố tới đâu, bị làm rách nát do kẻ nổi loạn phá phách cỡ nào; thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến những đâu chăng nữa, nó cũng phải trở về. Trở về nơi nó xuất phát: con người, ở ngôi nhà của nó: ngôn ngữ.
Trong ngôi nhà đó, thơ mãi có mặt.

Văn chương & Tư tưởng I-05.

Có một trò chơi thanh thoát phiêu lãng như trò chơi trẻ con, đồng thời nghiêm trọng bức bách mươi lần công tác người lớn. Không những chỉ ngu xuẩn và hèn nhát, mà ngay cả yếu đuối bạc nhược cũng phải chịu trách nhiệm trước trốn chạy của con người trước bước đạp tới của định mệnh trước ngưỡng cửa hiện sinh – một trốn chạy tước mất của con người chốn lưu trú đầy bất trắc đồng thời cao cả và mầu nhiệm.
Con người không phải đến trần gian này để đùa chơi – đùa chơi như niềm ngây thơ vô lự. Con người đến trần gian để tẩm nhiễm khói bụi của trần gian, thụ độc bằng cú sốc của cảm giác và tư tưởng, vươn dậy và té ngã của hy vọng và hoài vọng, chất đầy gánh nặng mặt đất và trườn lướt qua nỗi nhọc nhằn của ngày tháng.
Không phải để thành tựu cái gì cả mà là để được vươn lên và vượt qua mãi mãi. Đó là ý nghĩa của ra đi và trở về, của ôm ghì níu giữ và lên đường ly biệt, của sống và chết. Nó làm nên ý nghĩa hiện sinh con người – chính định mệnh của nó: Một trò chơi. Con đường.
(1981)

Văn chương & Tư tưởng III-04.

Bùi Vĩnh Phúc, Damau.org, 12-8-2009

Tolstoi viết: “Yếu tính của hoạt động nghệ thuật, của tác phẩm nghệ thuật, là làm kích thích, gợi nhắc trong con người một cảm giác nào đó mà nó đã trải qua, và trong sự kích thích gợi nhắc đó, tác phẩm nghệ thuật dùng những động tác, những đường nét, màu sắc, âm thanh, hoặc là những thể cách khác được diễn tả ra bằng lời, bằng chữ, để chuyển đạt cái cảm giác kia đến mọi người, khiến cho họ cũng kinh nghiệm được cái cảm giác đó như nhà nghệ sĩ.”
Martin Heidegger, triết gia nổi tiếng của Đức, thì nhận xét rằng một tác phẩm nghệ thuật chắc chắn phải là một vật được bàn tay, khối óc người nghệ sĩ làm ra; nhưng một tác phẩm như thế phải nói lên được một cái gì đó cao và xa hơn chính bản thân nó, allo agoreuei. Tác phẩm ấy phải là một thứ dụ ngôn để nói về một cái gì khác, sâu sắc và tiềm ẩn hơn. Theo ý Heidegger, một tác phẩm nghệ thuật, như thế, mang theo cùng với nó một cái gì khác nữa, ở bên ngoài sự hiện hữu có tính cách vật chất của tác phẩm nghệ thuật ấy. Trong tiếng Hy Lạp, cái sự mang vào, mang đến, mang với, hoà hợp vào này được diễn tả bằng chữ sumballein. Tiếng Anh là symbol. Tác phẩm nghệ thuật phải là một biểu tượng.

Văn chương & Tư tưởng I-03.

Mặc cảm Ywơn/ Cham bao giờ vẫn có. Cũng hành vi, thái độ đó, lời nói đó… nếu là Chăm với nhau thì không ai đoái tới cả. Nhưng nếu Kinh thì vấn đề dân tộc được đặt ra và làm rùm beng lên. Cả mình cũng thế, mặc dù trên phương diện cá nhân mình không bao giờ để bị mặc cảm này chi phối hay thao túng – nó quá nhỏ bé với mình. Tình tự dân tộc, ai có thể vượt qua?
Người ta có thể từ chối nó, cho nó là không có, giả vờ tự lường gạt, nhưng đó là cái có thật, dù phi nhân bản.
Trong hôn nhân dị chủng, phần thiệt luôn thuộc phía kẻ yếu. Kẻ yếu bị mặc cảm dày vò: khi đối tượng to tiếng, khi đứa con bất trị, khi cha mẹ vợ (hay chồng) có thái độ hất hủi thường tình và muôn ngàn hệ hụy khác. Chăm nào hoàn cảnh đó đã vượt qua?
(1980)

Thêm: Albert Camus: Tôi chỉ viết ra cái chua chát, cay đắng đã bị vượt bỏ.