Tôi nghĩ thái độ hậu hiện đại cũng tương tự như thái độ của một người đàn ông yêu một phụ nữ học thức cao; anh ta biết rằng anh không thể nói với cô kiểu “anh yêu em mê mệt”, bởi vì anh thừa hiểu là cô ta biết (và cô ấy cũng biết là anh biết) những chữ ấy đã được Barbara Cartland viết ra rồi. Tuy nhiên, vẫn còn có cách khác. Anh có thể nói thế này: “Như Barbara Cartland đã từng nói, anh yêu em mê mệt.” Như thế, vừa tránh được sự ngây thơ vờ vĩnh vừa có thể nói được rõ ràng những gì vốn không còn có thể được nói một cách ngây thơ, đồng thời, anh lại vừa nói lên được những gì anh muốn nói với người phụ nữ: anh yêu cô, nhưng anh yêu cô trong một thời đại đã mất sự ngây thơ.
Umberto Eco, Nguyễn Hưng Quốc dịch.
Category Archives: Văn chương & Tư tưởng
Văn chương & Tư tưởng III-21.
Trong cuộc đời, và cả trong hội họa cũng vậy, rất có thể anh bỏ qua không cần thượng đế; nhưng anh, kẻ khổ đau, anh không thể bỏ qua không cần đến một điều cao viễn hơn anh, chính là đời anh – quyền năng sáng tạo.
Van Gogh, Thư cho em trai.
Văn chương & Tư tưởng II-31.
Cái đích cuối cùng của cuộc hiện sinh không là gì cả
Nhưng lẽ nào chúng ta sống không làm gì cả
Để cuộc đời chúng ta không ra gì cả.
Hắn nghĩ sẽ bay cao, rất cao
Khi chế độ mở toang cửa rộng
– Hắn sẽ chẳng bao giờ lết tới đâu
Bởi đã không tự vũ trang đôi cánh.
Tất cả đều bị khất lại
Ngay cả sống người ta cũng nhiều lần khất lại
Dẫu thời gian không đợi ai khất lại bao giờ.
Inrasara, Sinh nhật cây xương rồng, 1997.
Văn chương & Tư tưởng III-19.
Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include the freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bằng chữ viết hoặc bằng bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình.
Công Ước Quốc Tế, điều 19, do Liên Hiệp Quốc biểu quyết vào năm 1966:
Văn chương & Tư tưởng II-30.
Nhưng thế nào là bản sắc? Bản sắc có phải quay nhìn lui về quá khứ hay đi giật lùi về nguồn? Còn phải đi tới đâu mới gặp nguồn như là nguồn? Hỏi ngôi tháp Chàm kia có bao nhiêu phần trăm là Ấn Độ, bao nhiêu là Chăm? Nó được người Ấn mang tới hay do một tay nghệ sĩ Chăm nào đó nổi hứng khênh về, không là vấn đề. Nhưng muốn được là tháp Chàm, người nghệ sĩ đã phá nhiều, rất nhiều (tiếp thu sáng tạo – như hôm nay chúng ta dễ dãi nói thế). Trong hành động phá này, vô thức (bản sắc cũ) và ý thức (tài năng nghệ sĩ) cùng có mặt. Tài năng cá nhân càng lớn thì phần phá càng vượt trội. Một khi có đột biến trong sáng tạo, chúng ta gọi đó là thiên tài.
Như vậy, bản sắc chính/ đa phần là cái gì đang chuyển động hình thành chứ không/ ít là cái đã đóng băng. Mà muốn làm nên bản sắc, con người sáng tạo phải thật sự dũng cảm. Biết và dám khênh về đã là dũng cảm, dám và biết phá càng dũng cảm trăm lần hơn.
Bởi mãi lo khư khư ôm lấy kho bản sắc (cũ), chúng ta đã tự cách li và cô lập mình với xung quanh.
Inrasara, “Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam, từ một hướng nhìn động”, Song thoại với cái mới, 2008.
Văn chương & Tư tưởng III-23.
Thi sĩ có một mùa / Ra quả
Lại có một mùa / Rụng lá / Tàn thơ
Rồi đến mùa cuối mùa
Tuyệt tự / Cành khô / Trơ nhánh gỗ
Gió thổi suốt mùa không gặp hoa nào cả
Thế còn hơn nhà thơ bốn mùa
Ra hoa bằng mọi giá / Hoa… hoa… hoa…
Chế Lan Viên, Di cảo thơ III.
Văn chương & Tư tưởng II-32.
Nhà văn Việt – với thế giới bị cho là ở ngoại vi; nhà văn hậu hiện đại, với Việt Nam còn bị xếp ngoài lề – hôm nay còn có quyền cho phép mình mặc cảm không? Văn học Đông Nam Á có còn mãi nhận phận “vùng trũng” của văn học thế giới, và Việt Nam là một trong những không? Chắc chắn là không rồi, nếu ta ý thức thẳm sâu rằng văn học không phân biệt dân tộc thiểu số hay đa số, giàu hay nghèo, nam/ nữ, trung ương/ địa phương, chính lưu/ ngoài luồng, trong nước/ hải ngoại,… Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-20.
Nhà đại nghệ sĩ đạt đến sự bất tử vì kinh nghiệm mà hắn đề cập đến cũng nền tảng cho nhân loại như cái đói, tính dục và sự luân lưu của tháng ngày biền biệt. Nhưng không vì thế mà kinh nghiệm hắn truyền đạt là sơ đẳng.
Sullivan, Beethoven.
Văn chương & Tư tưởng II-27.
Không ít bạn trách tôi mất giờ cho thơ tiếng Chăm
có bao lăm kẻ đọc? Rồi sẽ còn ai nhớ?
nhưng tôi muốn lãng phí cả đời mình cho nó
dù chỉ còn dăm ba người
dù chỉ còn một người
hay ngay cả chẳng còn ai!
Inrasara, Tháp nắng, 1996
Văn chương & Tư tưởng III-29.
Từ trong chính bạn, hãy cố gắng chinh phục được những khuyết điểm của dân tộc mình. Dòng nước, dù có trong sạch bao nhiêu, cũng phải bị ảnh hưởng bởi đất sỏi mà nó đã chảy qua. Cũng như thế, con người nhuốm màu sắc văn hóa dân tộc mà mình đã sinh ra và lớn lên. Kẻ thì ít, người thì nhiều, tất cả đều là sản phẩm của văn hóa cộng đồng. Không có một dân tộc nào mà không mang một số khuyết điểm văn hóa. Do đó, hãy ý thức được những bản chất tiêu cực văn hóa của mình để mà loại trừ nó ngay trong chính bản thân. Hay ít nhất thì cũng che đậy chúng. Mỗi cá nhân là một tập hợp của nhiều khuyết điểm, từ di truyền, gia đình, cộng đồng đến thời đại. Nếu không nhận thức ra những khuyết điểm này, và nếu không cẩn thận để trau dồi bản thân và kiềm chế chúng, con người sẽ trở thành những dị vật xấu xa.
Baltasar Gracian, The Art of Worldly Wisdom, Nguyễn Hữu Liêm dịch.