Văn chương & Tư tưởng II-53

Một câu tục ngữ – một dòng ca dao
nửa bài đồng dao – một trang thơ cổ
tôi tìm và nhặt
như đứa trẻ tìm nhặt viên sỏi nhỏ
(những viên sỏi người lớn lơ đãng dẫm qua)
để xây lâu đài cho riêng mình tôi ở
lâu đài một ngày kia họ ghé đụt mưa – chắc thế!
Inrasara, Tháp nắng, 1996.

Văn chương & Tư tưởng III-39

Có người sẽ hỏi chúng ta: văn học có thể làm gì để chống lại sức tấn công tàn khốc của bạo lực công khai? Ðây: chúng ta không quên rằng bạo lực không sống một mình và không có khả năng sống một mình: nó nhất thiết phải kết gắn với sự dối trá. Giữa bạo lực và dối trá là một mối quan hệ sâu sắc nhất, tự nhiên nhất, ruột thịt nhất: bạo lực không có gì để che đậy ngoài dối trá, và dối trá không có gì để bấu víu ngoài bạo lực Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-41

Tôn giáo trong tương lai phải là một tôn giáo mang tầm vóc vũ trụ. Tôn giáo đó phải vượt lên trên một Thượng đế được xây dựng theo hình ảnh con người, và tránh được giáo điều cùng thần học. Vì bao hàm được cả yếu tố tự nhiên và tinh thần, nó phải đặt nền tảng trên một cảm thức tôn giáo được phát khởi từ kinh nghiệm về vạn hữu như là một Thể Nhất Như đầy ý nghĩa, trong thế giới tự nhiên lẫn tinh thần. Đạo Phật đáp ứng được điều này. Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu được với những yêu cầu của khoa học hiện đại thì đó sẽ là đạo Phật” (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism.
Albert Einstein, Huỳnh Ngọc Chiến dịch.

Văn chương & Tư tưởng III-36

Người ta vẫn thường cho rằng hư cấu là thuộc tính của văn chương. Chỉ có nhà văn, nhà thơ mới cần sử dụng đến hư cấu. Thực ra, theo tôi, hư cấu là thuộc tính của con người trong sự đối phó thường xuyên với ngoại giới, với cuộc sống. Nói cho rốt ráo, trước khi con người tác động một hành vi gì vào hiện thực, thì nó phải biết hư cấu, nghĩa là phải biết hình dung, tưởng tượng, bịa đặt Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-35

“Lịch sử văn học, không giống các lịch sử khác, chỉ nên liệt kê các chiến thắng, bởi có ai lợi lộc gì với sự chiến bại đâu.” Dòng chữ tuyệt luân của Julien Gracq vạch ra cho thấy lịch sử văn học “không giống bất kì lịch sử nào khác,” nó không phải là lịch sử những biến cố mà là lịch sử những giá trị. Nếu không kể trận Waterloo, lịch sử nước Pháp chắc chắn là thiếu sót. Nhưng những Waterloo của các nhà văn lớn nhỏ nằm yên trong quên lãng chứ không nơi nào khác.
Milan Kundera, “Ý thức của sự liên tục”, Trịnh Y Thư dịch.

Văn chương & Tư tưởng II-49

“Đạo sĩ Bà-la-môn khi đã rời bỏ rừng sống đời khất sĩ, trút mọi gánh nặng hay thành quả sau lưng, nhẹ nhõm như mây trời, làm cuộc phiêu lãng vô định và bất tận. Mãi mãi trên đường. Đường, có thể là đường phố hay con đường điền dã hoặc lối đi trong rừng, thậm chí đường hàng không – không vấn đề! Thơ ca nẩy sinh và ở lại trên con đường vừa đi qua đó Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-47

Tình trạng thơ hôm nay, tạm chia ra ba loại nhà thơ khác nhau (xin hãy loại bỏ tâm phân biệt trong thao tác phân loại này):
Người làm vần để phục vụ đại chúng: gồm các nhà thơ phường xã, câu lạc bộ thơ hưu trí, thơ báo tường,… Loại thơ ưa chuộng của bộ phận này là thể thơ cũ, lục bát đậm đà bản sắc, thơ có vần điệu êm tai, dễ lưu truyền và dễ nhớ.
Nhà thơ tiếp hiện viết phục vụ cho một thể chế chính trị, tổ chức tôn giáo hay một tầng lớp nào đó bất kì. Bộ phận này luôn ở tư thế “tiếp hiện” (tiếp nhận và thể hiện) các thành tựu gần. Họ sáng tác vừa với tầm mong đợi horizon of expectations của đại đa số độc giả đương thời, bằng cách mở rộng và khuếch trương thành tích hôm qua của thế hệ trước đó hoặc của chính mình.
Nhà thơ sáng tạo là những kẻ luôn luôn trên đường phiêu lưu khai phá, thay đổi và làm mới. Họ sẵn sàng làm mếch lòng độc giả đã từng yêu mến họ, kiếm tìm bộ phận độc giả mới, khác. Bởi họ dám thay đổi cách viết, thay đổi cả mĩ học sáng tạo(4).
Inrasara, “Thơ như là con đường 2”

Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 03

Nỗi thiếu Quê hương trở thành định mệnh của thế giới. Chính vì thế, sự thiếu vắng đó cần phải suy tư trên bình diện lịch sử của Tính thể. Như vậy, điều mà khởi từ Hegel, Marx đã truy nhận theo một nghĩa tinh yếu và quan trọng như là sự vong thân của con người, điều ấy cắm rễ thật sâu trong nỗi thiếu Quê hương của con người hiện đại Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-45

Thơ, ngôn ngữ và ngôi nhà gắn chặt với định mệnh của thi sĩ.


* Thơ Glơng Anak trước cửa Không gian Văn hóa Chăm tại Hà Nội, 5-2010 – Photo Inrajaya.

Không có dân tộc nào ở bất kì thời đại nào trong một vùng đất nào lại không có ngôn ngữ và thơ. Truyền miệng hay khắc trên đá, in lên giấy hay đăng lên mạng, còn thô sơ hay đã phát triển cao độ, thơ luôn có mặt. Nó tồn tại cùng với nỗi thăng trầm của lịch sử dân tộc Continue reading