Văn chương & Tư tưởng II-82

Khi tôi nhận biết tôi là Chăm sinh ra tại Caklaing trong đất nước Việt Nam sống bập bênh giữa hai thế kỉ hai mươi và thế kỉ hai mốt, tôi chấp nhận định phận tôi, từ đó tôi dự phóng và hành động trong chân trời khả thể. Tôi nghiên cứu văn chương và ngôn ngữ Chăm, sáng tác thơ tiếng Việt và tiếng Chăm, phê bình trong nỗ lực khai mở vùng đất cho nhiều trào lưu thơ ca cùng tồn tại và phát triển, công bằng và lành mạnh. Dù vô nghĩa, và vô ích – trong vô cùng tháng năm giữa mênh mông vũ trụ này. Thức nhận như thế, tôi vẫn nỗ lực hết mình Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-54

Nhiệm vụ của văn nghệ sĩ Chăm là phải thâm nhập, lùng sục vào mọi xó xỉnh nền văn chương [Champa] này, cắm rễ thật sâu đến những vùng tối nhất của nền văn hóa-văn minh này. Nếu không muốn mất gốc, không muốn bị bứng ra khỏi nguồn cội. Đó là điều khó khăn. Càng khó khăn hơn nữa khi người nghệ sĩ sáng tạo hôm nay đang đứng trước bao cơn lốc thất thường của các trào lưu văn chương, triết học từ mọi nơi đổ tới. Khó khăn thách thức nghị lực Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-42

1. Dân số Tây Nguyên tăng nhanh, đột ngột, với cường độ lớn… Đầu thế kỷ XX, các dân tộc bản địa chiếm 95% dân số. Đến năm 1975, tỷ lệ này là 50%. Hiện nay người bản địa chỉ còn 15-20% trên toàn địa bàn…

2. Sự tan vỡ của làng Tây Nguyên. Từ sau năm 1975, quyền sở hữu tập thể truyền thống của cộng đồng làng đối với đất và rừng nghiễm nhiên bị xoá bỏ, tất cả đất và rừng đều bị quốc hữu hoá Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-52

“Thơ hôm nay đang đi theo những nẻo đường riêng và có định phận riêng của nó. Có khuôn mặt thơ sinh ra trong khoảng sáng dễ dãi và đã dễ dãi chấp nhận nó, bám cứng lấy nó. “Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng” (Chế Lan Viên). Có người thơ trẻ nuôi hoài vọng làm nhà kĩ thuật hậu thời. Bày biện, xếp đặt, kết hợp, uốn vặn con chữ như là trò luyện đan ngôn ngữ với hi vọng một ngày đẹp trời nào đó bật lên thứ hoa tâm linh ngẫu nhĩ Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-45

“Đại học là nơi thu hút tinh hoa, kể cả những người nghèo không có điều kiện đi học, cũng phải cấp tiền cho họ học. Nó là cục nam châm thu hút tất cả nhân tài,
“Điều thứ hai đại học là nơi giải quyết các điều khoa học bức xúc của đất nước, là nơi khám phá khoa học mới,
“Điều thứ ba là nơi phản biện những điều đất nước cần phản biện. Nếu như chính khách không nói được thì đại học phải nói lên những trăn trở một cách rất độc lập.”
Nguyễn Lân Dũng, BBC Vietnamese, 29-7-2009.

Văn chương & Tư tưởng III-44

“Khi không có người làm việc nghiêm túc thì không thể có một trường đại học nghiêm túc. Và như vậy, không thể có một nền giáo dục nghiêm túc. Có một chuyện rất sai lầm là Nhà nước chỉ định nhà khoa học làm gì. Có thể viết ra báo cáo. Không có bất cứ một cái nghiên cứu nào có giá trị. Những báo cáo đó nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại không hợp lý. Khoa học không phải đơn thuần do yêu cầu của xã hội mà nó phải phát triển theo yêu cầu nội tại của nó.”
Ngô Bảo Châu, Bee.net.vn, 21-8-2010.

Văn chương & Tư tưởng II-51

“Thơ ca không phải là cái đẹp thêm vào cuộc sống, của trang điểm cho tính thể con người, càng không phải là trò nhàn đàm của và cho tinh thần mệt mỏi. Ở đâu và bất kì thời đại nào cũng tồn tại bao tâm hồn đau khổ và tuyệt vọng. Chính nơi đó thơ ca có mặt. Có mặt không với tư cách chiếc bè cho sinh thể kia bấu víu mà như chất xúc tác làm cháy lên trong tâm hồn bóng tối ấy tia lửa mới của hi vọng. Như thế, xã hội tính bao giờ cũng là một trong những yếu tính của thơ ca, dù xã hội đó là sự thống khổ của cả đám đông, nỗi ưu tư của một nhóm người hay chỉ là uẩn khúc trong tâm thức của một cá thể biệt lập. “Không vỗ ngực, không tranh hơn / không trốn chạy trước phận đời thất bát / câu thơ buồn / luôn có mặt nơi khổ đau có mặt” (Inrasara, Hành hương em, 1999) Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-38

… Ở bất cứ quốc gia hay xã hội dân chủ nào, đối lập cũng là một điều thiết yếu, nếu không muốn nói là một điều kiện mang tính bản thể luận của dân chủ: Không thể có dân chủ nếu không có đối lập.
Không phải ngẫu nhiên mà ở tất cả các quốc gia dân chủ, đối lập không những được công nhận mà còn được tạo điều kiện để hoạt động. Ở Úc,… có một chính phủ đối lập thường được gọi là chính phủ trong bóng tối (shadow government) Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-51

Cuộc sống không làm bằng những cuộc chiến liên miên để giành giật miếng cơm manh áo. Từ nhỏ đến lớn, cá nhân hay một đất nước, khu vực, từ vụn vặt đầy cảm tính cho đến lớn lao có tính toán chiến lược… Giành giật bằng cấp, địa vị, quyền lực… tất tần tật không gì hơn là đấu tranh sinh tồn đầy tai hại, nguy cơ đẩy nhân loại vào cuộc chiến bất tận và vô vọng.
Cần thay đổi tận nền tảng nền giáo dục đã dẫn đến sai lầm vô minh đó.
Với Chăm thì cần hơn bao giờ hết. Các bạn hãy học cách làm người trước khi học cách làm tiền. Học cách suy tư độc lập và làm những hành vi nhân hậu nhỏ bé hàng ngày trước khi học cách thâu tóm thật nhiều kiến thức. Học sống hòa đồng với con người vô danh xung quanh mình trước khi hô hào tình yêu nhân loại. Cụ thể hơn, học yêu thương bà con lối xóm trước khi nói đến yêu thương dân tộc đầy mơ hồ.
Inrasara, Ghi chép tháng 7-2010.