Thánh địa Mĩ Sơn đã là di sản thế giới
tháp Dương Long vừa là di sản của quốc gia
ai biết tôi và em đang là di sản của nhân loại
Inrasara, “Phác thảo ở bề mặt cuộc sống”
Category Archives: Văn chương & Tư tưởng
Văn chương & Tư tưởng III-47
Không gian ngổn ngang, điều kiện xã hội cũng tương tự, những tinh hoa, tinh tế được tinh tuyển từ truyền thống cũng bị gián đoạn trong chiến tranh, khôi phục lại và phát triển lên không phải là chuyện dễ, một sớm một chiều. Thiếu tinh hoa, tinh tuyển, tinh tế thì trật tự xã hội khó ở mức ổn định, tất nhiên xuất hiện cảm giác bất an ở diện rộng. Chính cảm giác này làm nảy sinh tâm lý bon chen, giành giật, co cụm, xo xúi. Và từ đó, tầm nhìn bị hạn chế, khiến hành động sai lệch. Từ sai lệch nhỏ, dẫn đến sai lệch lớn Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-58
Thời cuộc thay đổi. Thơ đã thay đổi. Và, cách nhìn nhận thơ cũng phải thay đổi. Một hệ mĩ học sáng tạo chỉ có thể bị/ được vượt qua bằng phê bình tác phẩm đại diện xuất sắc thuộc hệ mĩ học đó, chứ không phải ngược lại. Thế nhưng, phê bình hôm nay đang thiếu, thiếu và thừa lớn. Thiếu tư thế tự do cần thiết nên thừa sự tránh né, cả nể. Không đủ cô đơn cho… phê bình, nghĩa là thiếu giữ một khoảng cách cần thiết với đối tượng nên phê bình dễ tạo cảm giác thừa tinh thần phe nhóm, cánh hẩu. Thiếu thẩm quyền chuyên môn, do đó, các nhận xét đều thừa ý kiến vừa xu thời vừa bất cập, tùy tiện. Cuối cùng, thiếu hiểu biết về lao động nghệ thuật cùng lòng say mê nghề nghiệp, nên thừa bài viết theo sơ đồ sáo ngữ được làm sẵn, ở đó hoàn toàn vắng bóng suy tư.
Inrasara, “Góp nhặt sỏi đá, hay Đối thoại về sai lầm lặp đi lặp lại về nhìn nhận thơ hôm nay”
Văn chương & Tư tưởng II-55
Hậu hiện đại và hư vô chủ nghĩa phân cách rất mong manh tơ trời. Chối bỏ lề thói tiệm tiến rù rì nhích từng bước sang bờ bên kia – quá diệu vợi, mơ hồ và siêu hình, hậu hiện đại sử dụng mọi chất liệu cận tay có sẵn trong sinh hoạt thường nhật, như là một lối đi tắt, thẳng để đạt đến thực tại như thực, siêu vượt nỗi vong thân. Hậu hiện đại trong văn học – nghệ thuật có thể ví như Thiền trong truyền thống Phật giáo Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-46
Yếu tính của hoạt động nghệ thuật, của tác phẩm nghệ thuật, là làm kích thích, gợi nhắc trong con người một cảm giác nào đó mà nó đã trải qua, và trong sự kích thích gợi nhắc đó, tác phẩm nghệ thuật dùng những động tác, những đường nét, màu sắc, âm thanh, hoặc là những thể cách khác được diễn tả ra bằng lời, bằng chữ, để chuyển đạt cái cảm giác kia đến mọi người, khiến cho họ cũng kinh nghiệm được cái cảm giác đó như nhà nghệ sĩ.
Lev Tolstoi, What is Art?, 1896, Bùi Vĩnh Phúc dịch.
Văn chương & Tư tưởng III-48
Tôi cho rằng văn học nghệ thuật luôn có ảnh to lớn đến đời sống xã hội. Chỉ có điều chúng ta không thể đo được chính xác sự ảnh hưởng ấy. Chúng ta không thể nói rằng: Tiểu thuyết, như “Chiến tranh và hoà bình” chẳng hạn, có thể đem lại một hiệu quả nào đấy. Ta không thể nhìn thấy hay cảm thấy được hiệu quả đó. Nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng sự hình dung của tôi về cuộc sống và con người, đã được hoàn thiện thêm gấp bội, vì mình đã được đọc cuốn sách vĩ đại ấy. Văn học làm cho tâm hồn ta càng nhạy cảm hơn đối với mọi vấn đề… từ khổ đau đến hạnh phúc. Và như vậy văn học nghệ thuật luôn luôn có tác động vô cùng to lớn đến đời sống xã hội của chúng ta Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-57
Ai trong chúng ta và thế hệ sau sẽ dầm mình vào dòng sông văn hóa dân tộc.
Ai trong chúng ta bắt được nhịp đập trái tim dân tộc, mạch chảy của đời sống dân tộc.
Ai trong chúng ta vượt qua mô đất phức cảm tự ti ¬– tự tôn dân tộc, mặc cảm tỉnh lẻ, nhà quê hay sắc tộc.
Ai trong chúng ta quyết từ bỏ rỉ rên: khổ lắm, đời sống khó khăn lắm, hoàn cảnh lắm, bị đối xử phân biệt ghê lắm… Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-68
Giữa thế giới giàu sang vô độ này, cả nền thơ không thể cứu chuộc chúng ta
trong thế giới nghèo túng cùng cực này, một câu thơ cũng có thể cứu vớt chúng ta
Inrasara, Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002.
Văn chương & Tư tưởng III-41
“Sự chiến đấu của con người để tự giải phóng, nghĩa là để tự giải thoát khỏi nhà tù do chính mình tự tạo cho mình, đó là chủ đề tối thượng đối với tôi… Đó là lí do tại sao tôi rất ít kính trọng văn chương, rất ít để ý tới những tác giả có uy tín, rất ít chịu phục những kẻ làm cách mạng nhất thời. Đối với tôi, chỉ có những kẻ làm cách mạng thật sự đúng nghĩa là những kẻ gây nguồn cảm hứng cho cuộc sống và tác động, thôi thúc sinh khí cho đời sống… Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-40
Sự suy đồi tinh thần trên quả đất này đã đi xa đến mức các dân tộc bị đe doạ đánh mất luôn cả sức mạnh tinh thần cuối cùng, sức mạnh giúp họ có thể nhận ra và đánh giá được sự suy đồi ấy (…). Sự khẳng định đơn giản này hoàn toàn không có liên quan gì với tính bi quan cũng như tính lạc quan theo khái niệm văn hóa, bởi vì sự tăm tối âm u của cõi thế, chư thần đã bỏ đi, quả đất bị tàn phá, con người kết bè nhóm, mọi thứ sáng tạo phiêu bồng đều bị ngờ vực hận thù, tất cả những điều ấy, trên toàn trái đất này, đã đạt mức tương xứng đến nỗi các phạm trù ấu trĩ như bi quan hoặc lạc quan đều trở nên lố bịch từ lâu.
Martin Heidegger, Einführung in die Metaphysik, Huỳnh Ngọc Chiến dịch.