Văn chương & Tư tưởng III-60

Ôm mang “sự vật” hay “con người” trong bản thể của nó, là yêu thương, hiến mình cho nó. Suy tư uyên nguyên hơn, yêu thương dâng hiến như thế có nghĩa là ban phát bản thể như là một tặng vật. Một tình thương như thế là bản thể riêng tư của tiềm năng, một tiềm năng không chỉ hoàn thành cái này hay kia mà còn có thể để cho sự thể mở phơi trong bản nguyên của nó, nghĩa là: để cho nó là… Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-52

Vai trò của trí thức cũng sẽ phải đặc biệt quan trọng với tư cách là những người canh chừng sự vận dụng truyền thông bất chính, canh chừng sự chọn lọc và uốn nắn thông tin. Vai trò chủ yếu của họ là sẽ phải nói lên những gì không được nói, vạch ra những gì không được vạch ra, bàn luận về phần của hiện thực mà có thể không đi vào được cuốn phim ăn khách hay không thể chen chân lên được màn ảnh truyền hình Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-62

Không bên lề
không trung tâm
tôi trú trên đường biên
Không ngoài luồng
không chánh lưu
sống như thể không đường biên

Cũng chẳng có gì trầm trọng cả!
mỗi các ông cứ dựng chòi
mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới.
Inrasara, Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức, 2006.

Văn chương & Tư tưởng III-58

“Khi Tư tưởng rời xa tố chất của mình từ đó khởi sự suy đồi, thì Tư tưởng bù đắp sự mất mát ấy bằng cách kiếm chác cho mình một giá trị như là techne, như là một công cụ giáo dục để rồi trở thành bộ môn của học đường… Dần dà triết học trở thành một kĩ thuật giải thích bằng các nguyên nhân tối hậu. Người ta không tư tưởng; họ chỉ bận tâm tới “triết học” Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-56

Không gì tốt hơn văn học dạy chúng ta biết nhìn thấy, qua những khác biệt tộc người và văn hóa, di sản phong phú của loài người và biết quý trọng những khác biệt đó như là biểu hiện sự sáng tạo nhiều mặt của nhân loại. Đọc một thứ văn hay là một trải nghiệm thích thú, cố nhiên; nhưng đó còn là trải nghiệm học hỏi chúng ta là ai và thế nào, trong sự toàn vẹn cũng như sự chưa hoàn hảo của con người mình Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-60

Ví tự quảng bá tên tuổi, tuổi trẻ chỉ làm nô lệ cho đám đông dễ thay đổi. Còn tuyên bố sản phẩm mình là rác, thi sĩ chỉ mới dừng lại ở ngưỡng phản ứng và phản kháng. Khi sự phồn vinh giả tạo của thế giới đang đẩy con người ngày càng xa rời bản thể giản đơn của thực tại, mải bơi vô căn giữa vũng vô minh của thứ ngôn ngữ giả trá, thi sĩ làm gì? Trước tiên và trên hết, bên cạnh tri nhận phản kháng chỉ là một hành động khởi sinh từ ý hướng dứt áo lên đường tìm cầu, chúng ta cần phải khám phá ra rằng con người đang bị trục xuất khỏi Quê hương, đúng hơn – Quê hương che giấu con người thời hiện đại ánh sáng soi rọi đường trở về của nó. Tuy thế, vừa thẳng tay trục xuất đồng thời Quê hương luôn vẫy gọi đứa con lưu lạc.
Inrasara, “Thơ như là con đường”

Văn chương & Tư tưởng II-65

Sông Lu với cánh đồng quê tôi
như thần Shiva với thế giới
Shiva sáng tạo và hủy phá
sông Lu làm lũ lụt và bồi phù sa
khi sông Lu được vạch dòng quy hoạch
nó hết làm lũ lụt
cũng lúc thôi bồi phù sa.
Inrasara, Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002.

Văn chương & Tư tưởng III-49

Trước hết tôi vẫn là nhà văn, chứ không phải là nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Nhưng tôi vẫn cho rằng nhà văn phải có bổn phận tham gia vào những vấn đề xã hội, đặc biệt là những nước còn tồn tại nhiều điều bất ổn. Tôi nghĩ rằng ở một mức độ nào đó nhà văn cần phải tham gia vào đời sống chính trị xã hội, cần phải phát biểu quan điểm của mình và bảo vệ nó đến cùng Continue reading