Nghĩ-74. TÔI VỪA NHẬN THÊM HUY CHƯƠNG MỚI

[hay Inrasara bị dán nhãn thế nào?]

Chiều hôm qua tôi vừa nhận tin “buồn” […] bị loại khỏi […], vì có vị trên dứt khoát Inrasara là thành viên Văn đoàn Độc lập [sẽ kể cụ thể ở một dịp lâu sau].

Năm 2012, bạn thơ Cham kiêm nhà giáo kêu tôi phải vài chục năm tuổi Đảng chớ chẳng ít. Cô giáo thì, anh Sara không Đảng viên sao lại làm to thế ở TƯ? Cham cứ nghĩ Ủy viên Hội DTTS hay Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam là to!

Một nhà văn Việt thì: Nếu Inrasara không dính phốt “lính Ngụy”, anh tuyệt vời nhất.

Continue reading

Nghĩ-72-73. MẶC CHO CẢM XÚC DẪN DẮT, DÂN TỘC VỀ ĐÂU?

[từ thơ đến đời]

Thơ, đọc không lọt tai, ta la đó là thơ của người điên; còn khi thơ vượt quá sự hiểu của ta, ta… chửi! Tệ hơn nữa, la-chửi kia lại được khối kẻ ủng!

Thơ đã vậy, đời không khác. Cứ để cho cảm xúc dẫn dắt, dân tộc này về đâu?

[1] Tại hội thảo của Hội đồng Lí luận, phê bình Văn học, nghệ thuật Trung ương – TPHCM 2015, bài thơ “Ngẫu hứng” của Bùi Giáng bị triệt hạ kiểu ấy. Mã Giang Lân, Mai Quốc Liên… Ở đó tôi nói, chỉ có nhà phê bình ngoại khổ mới có thể đón nhận được loài thơ của nhà thơ ngoại khổ.

Qua lối nhìn của Nguyễn Hưng Quốc [và tôi], 4 câu “Ngẫu hứng”(*) kia hàm chứa bao hiện thực thời chiến, hơn bất kì tập thơ hiện thực nào.

Continue reading

Nghĩ-69. TẠI SAO NÊN LÀ BIỂN CHAMPA?

Đó là ý của nhà toán học Ngô Bảo Châu, facebook tháng 7-2018.

Ý anh, Trung Quốc hay các đất nước đồng văn khoái coi mình là cái rốn của thiên hạ. Phần biển ta gọi là Biển Đông thì Trung Quốc kêu: Nam Hải, còn Biển Đông của họ ở miệt Nhật Bản, nơi người Nhật kêu là Biển Nhật Bản. Hàn Quốc cũng chả thua chị kém anh!

Đấy, các nước đồng văn Tàu cứ lấy mình làm trung tâm, và ai cũng muốn giành phần về mình – chớ Philippines có thế đâu, họ không gọi biển phía đông Việt Nam là Biển Tây – văn minh phong vận rất mực.

Thôi thì để tránh tinh thần cục bộ, ta lấy quách cái tên Biển Champa (Sea of Champa) cho nó lành, Ngô Bảo Châu gợi ý thế. Vừa có ý nghĩa lịch sử vừa bớt “đồng văn” đi, chớ chưa nói đến vụ đại to cồ: “thoát Trung”.

Ok?

Nghĩ-68. LÀM THẾ NÀO ĐỨNG Ở ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ?

… mà không gục đổ, để được hiệu quả và lâu dài?

Tôi đang về chiều, màn đời đang từ từ kéo xuống, cần nói hết cho thế hệ Cham, biết đâu bạn nào đó lượm nhặt được cái gì đó, cần thiết cho mình.

3 yếu tố cần và đủ: Thành – Khiêm tốn đầy kiêu hãnh – Lỳ, tôi gọi theo cách khác là Hết mình và tới cùng.

Tôi không bao giờ dùng từ Giỏi [có mà khờ] hay Khôn ngoan – tôi nói: “Sinh linh Cham khôn nhất chỉ bằng người Việt trung bình”, trong khi về khoản này tôi thua xa nhiều Cham.

Sinh nhật cây xương rồng-1997:

Continue reading

Nghĩ-67. PHÊ BÌNH VĂN HỌC – THỪA & THIẾU

Một hệ mĩ học sáng tạo chỉ có thể được vượt qua bằng phê bình tác phẩm đại diện xuất sắc thuộc hệ mĩ học đó, chứ không phải ngược lại.

Phê bình hôm nay đang thiếu, thiếu và thừa lớn.

Thiếu tư thế tự do cần thiết nên thừa sự tránh né, cả nể.

Không đủ cô đơn cho phê bình, nghĩa là thiếu giữ một khoảng cách cần thiết với đối tượng nên phê bình dễ tạo cảm giác thừa tinh thần phe nhóm, cánh hẩu.

Thiếu bản lĩnh chuyên môn, do đó, các nhận xét đều thừa ý kiến vừa xu thời vừa bất cập, tùy tiện.

Cuối cùng, thiếu hiểu biết về lao động nghệ thuật cùng lòng say mê nghề nghiệp, nên thừa bài viết theo sơ đồ sáo ngữ làm sẵn, ở đó hoàn toàn vắng bóng suy tư.

Continue reading

Nghĩ-60. ƠN ÍCH GÌ, THƠ CA?

Sau video “Thơ tình hậu @”, Jaya nói hôm nào cei làm “Thơ có ích lợi gì không?” đi. Tôi, ok. Để trả lời câu hỏi “trầm trọng và đau thương” trên, tạm trích 3 đoạn:

Giữa thế giới giàu sang vô độ này

cả nền thơ không thể cứu chuộc chúng ta

trong thế giới nghèo túng cùng cực này

một câu thơ cũng có thể cứu vớt chúng ta

(Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)

Continue reading

Nghĩ-59. TA ĐÃ LÀM GÌ ĐỜI TA?

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã thống thiết hỏi thế! Trí thức là kẻ luôn cật vấn mình. Tôi ngày trước, ở tiểu sử là: “Đi, đọc và viết”. Nếu vậy thì ích kỉ quá; sau này:

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa” (Nói chuyện tại Trường chuyên Lê Quý Đôn, Phan Rang, tháng 10-2020).

Cham thờ Thần Lửa ‘Yang Apui’. Lửa, Con đường & Quê hương đồng hành với tôi từ rất sớm, đi vào trong thi ca.

Continue reading

Nghĩ-56. TẠI SAO KHÔNG TẠ ƠN?

Sống nghĩa là tạ ơn – ơn ngãi đầy tràn

nằm ngoài chân trời đếm đo được mất

tạ ơn làm cho ta lớn lên [Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002].

Cha mẹ, anh chị em ruột, cả anh chị em họ cùng bao người láng giềng tuổi nhỏ của tôi nữa. Tất cả dành cho tôi bao điều tốt lành, là một may mắn lớn. Tôi cần nói to lên tiếng tạ ơn đầu tiên.

Nhóm bạn Chakleng của tôi. Thính, Đạm, Lệ, Quân, 2-Quận, Tin, Bánh, Bày, Phép, Hiển, Hảo, Buôn, Đính, Hộp, Nhàn… Từ đá banh [dân Chakleng cừ miễn chê], đào giếng hay vệ sinh thôn xóm cho chí mở lớp dạy chữ mẹ đẻ… chúng tôi chơi với nhau từ xà lỏn cho đến tuổi ai nấy con đàn cháu đống mà vẫn một lòng một dạ, không đáng nói lên lời tạ ơn sao!

Continue reading

Nghĩ-55. CHAM KHÔNG MẤT, NHỜ ĐÂU?

Champa mất, tuy thế hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ 3 chân kiềng: Kí ức lịch sử, ngôn ngữ chữ viết & tôn giáo dân tộc.

Nó làm nên sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham.

(Văn học Cham khái luận-1994)

Thử phân tích:

[1] Kí ức lịch sử

Continue reading

Nghĩ-54. VĂN HÓA CHÚ THÍCH & CÁI TAI [TỆ] HẠI CỦA NHÀ VĂN

“Nhà văn là kẻ phơi mình trước công chúng. Như một cá thể – không tổ chức, không phe phái, không tài sản, hắn chỉ có chữ bảo vệ mình…

Ngoài chuyện gia đình và tình cảm riêng tư, tôi không ngại đối thoại với mọi Cham về bất cứ lĩnh vực ở bất kì đâu: trực diện hay diễn đàn công cộng”.

(Chamyouth.com, 2006).

Với tư cách nhà văn, tôi không né tránh, mà phân tích tới cùng sự thể liên quan đến nghề nghiệp, cộng đồng. Khác triết gia hay nhà tư tưởng, Krishnamurti hay Heidegger chẳng hạn, luôn trừu tượng và chung chung, nhà văn là nòi ưa cụ thể, có địa chỉ.

Continue reading