Văn chương & Tư tưởng II-66

Rừng thì có cây to cây bé, cây cao cây thấp; cổ thụ cần mà loại dây leo kí sinh cũng cần nốt. Một nền thơ cũng vậy. Đâu phải cứ muốn là được. Không thể nằm mơ sáng mở mắt thấy trắng bong mọi loại thơ đồng phục khắp các mặt báo. Thơ Áo trắng, Mực tím cần, thơ đậm đà bản sắc cũng cần; lục bát cần mà Đường luật cũng nên có; thơ của câu lạc bộ thơ Phường có mặt không thừa bên cạnh thơ trên báo Văn nghệ hay Tạp chí Nhà văn; và như thế, thơ tân hình thức, hậu hiện đại cũng phải được đề huề vui vẻ sánh vai Continue reading

Các câu nói nổi tiếng của Hoàng Ngọc Hiến

Hoàng Ngọc Hiến lâm trọng bệnh, thử góp nhặt vài câu nói nổi tiếng của ông, để bạn đọc cùng suy ngẫm.
1. Các câu nói nổi tiếng của Hoàng Ngọc Hiến

* Hoàng Ngọc Hiến tại Không gian Văn hóa Chăm ở Hà Nội, 5-2010 – Photo Inrajaya.

– “Dân Nghệ cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc!”…
– “Dắt một con bò sang Liên Xô nó cũng đỗ phó tiến sỹ”.
– “Con tằm nó ăn dâu rồi nhả ra tơ; nhưng nhà nghiên cứu A thì ăn dâu rồi nhả ra… dâu!” Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-55

Nhà thơ thời nay thường bi quan và thậm chí còn nghi ngờ, có thể trước hết là đối với chính bản thân mình. Trước đám đông, người ta không muốn tuyên bố mình là nhà thơ, tựa hồ như hơi ngượng ngùng vì điều đó… Trong những bản điều tra khác nhau hoặc trong những cuộc trò chuyện tình cờ với mọi người, khi nhà thơ buộc phải xác định công việc của mình họ thường nêu một cách chung chung “nhà văn” hoặc kể thêm một thứ việc làm thêm nào đó Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-53

Trong thời đại di cư ồ ạt và nối mạng internet, đa phương về văn hóa là một thực tế không thể đảo ngược, thích hay không thích cũng vậy thôi, nó chính là nơi ta sống, còn giấc mơ về một nền văn hóa đơn lẻ thuần khiết chẳng qua chỉ là một nuối tiếc viễn vông vô vọng, hoặc không thì còn là một mối đe dọa chết người tệ hại nhất khi những ý tưởng về sự thuần khiết (thuần khiết chủng tộc, thuần khiết tôn giáo, thuần khiết văn hóa) biến thành những chương trình “thanh lọc chủng tộc”… “Thuần khiết” là một khẩu hiệu dẫn đến chia rẽ và bùng nổ Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-63

Cô đơn LÀ tự do LÀ sáng tạo. Khi tôi chết đi mọi thiên kiến, mọi lo âu thường nhật; khi tôi chết đi mọi âm thanh và cuồng nộ của cuộc người; nhất là, khi tôi chết đi mọi sợ hãi – là tôi cô đơn.
Cô đơn đầu tiên và cuối cùng, đấy là bắt chước lối nói của J. Krishnamurti (The first and last Freedom). Là khoảng rỗng nơi tâm thức kẻ sáng tạo. Không phải tôi sở hữu nó như thể trẻ con sở hữu hòn bi, mà chính nó chiếm hữu tôi, ném tôi vào khoảng rỗng vô định và đầy bất an của nó. Trước trang giấy trắng hay màn hình xanh nhạt (Trời đất, có ai ngồi trước tờ giấy trắng một cách “tập thể” đâu!), tôi không còn nghe một giọng mơ hồ nào đó răn đe, thoát khỏi mọi nhắc nhở phải thế này hay không nên thế kia Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-62

Những biến cố thiết yếu của sự tối tăm âm u trên cõi thế, ấy là: sự bỏ đi của chư thần, sự tàn phá trái đất, việc đoàn lũ hoá con người và sự đắc thế của bọn tầm thường dung tục.
Les évenements essentiels de cet obscurcissement du monde sont: La fuite des dieux, la destruction du monde, la grégarisation de l’homme, la prépondérance du médiocre”.
Martin Heidegger, Introduction à la Métaphysique, Epiméthé, traduit par G. Kahn, NXB Epiméthé 1958, p. 54 – Bùi Giáng dịch.

Văn chương & Tư tưởng III-66

Đối với các dân tộc bị thực dân đô hộ và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Tolstoi cảm thông sâu sắc với tình cảnh của họ, nhưng không đồng tình với chủ nghĩa yêu nước quá khích và óc dân tộc chủ nghĩa hay thể hiện ở họ…
Tolstoi viết trong “Thư gửi một người Ấn Độ”:
“Nếu người Anh đã nô dịch được người Ấn, thì chỉ vì người Ấn đã và đang thừa nhận bạo lực như là nguyên tắc tổ chức xã hội chủ yếu và cơ bản. Vì nguyên tắc ấy mà họ từng phục tùng những tiểu vương của mình, vì nó mà họ từng đấu tranh với nhau, từng đấu tranh với người Âu, người Anh và giờ đây vẫn cố gắng đấu tranh với chúng Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-65

Ham đức Nhân mà không ham học thì bị che lấp là ngu muội; ham đức Trí mà không ham học thì bị che lấp là phóng đãng; ham đức Ngay thẳng mà không ham học thì bị che lấp là gắt gao, mất lòng người; ham đức Dũng mà không ham học thì bị che lấp là loạn động.
Khổng Tử, Phạm Thường Khanh – Phạm Linh Thành dịch.

Văn chương & Tư tưởng II-61

Đây là thời đại của văn minh phương Tây. Không thể phủi tay chối từ hay chạy trốn. Chúng ta đang thở hơi thở của siêu hình học phương Tây. Dấn bước lên con đường thơ ca, thi sĩ buộc phải đi đến tận đầu mút con đường chọn lựa. Từ lâu rồi, người ta không còn tin tưởng vào mọi thứ chủ nghĩa. Các trường phái văn nghệ chỉ có thể tạo nên trào lưu khả năng làm sôi động không khí sinh hoạt văn chương, trong một giai đoạn – rất nhất thời. Nhưng dù thế nào đi nữa, thi sĩ hôm nay cần trải nghiệm trọn vẹn hành trình thơ của nhân loại: tiếp nhận và thể nghiệm. Nhập cuộc chịu chơi, trò chơi của thế giới (le Jeu du monde – M. Heidegger). Để cuối chặng đường, chúng ta làm cuộc đi xuống, tận đáy thẳm của bản thể thơ ca.
Bởi, thơ ca như là thơ ca thì không có tiến bộ. Hành trình thơ ca là hành trình đi ngược về nguồn, đến tận suối nguồn uyên nguyên của ngôn ngữ. Người mục tử chăn dắt ngôn ngữ như thể được ngôn ngữ ban tặng cho họ bổn phận chăn dắt giản đơn mà khó nhọc, đời thường nhưng tràn đầy linh thánh. Đó là quà tặng độc nhất của và từ suối nguồn. Nó mang ở tự thân lời tạ ơn cao vời sâu thẳm.
Inrasara, “Thơ như là con đường”

Văn chương & Tư tưởng III-63

Một nhà văn hậu hiện đại có một nửa đầu của thế kỉ ở dưới nịt, nhưng không phải ở trên lưng (He has the first half of the century under his belt, but not on his back.
John Barth, “The Literature of Replenishment”, dẫn lại theo Nguyễn Hưng Quốc.
*
Ở Nhật, từ chỗ phản tỉnh về sức mạnh lẫn sức ì của truyền thống, dường như họ đã giải quyết theo một cách nói ví von rất khéo: biến truyền thống thành phân bón chứ không để cho nó trở thành dây tầm gửi hút hết nhựa sống của thân cây hiện đại.
Bùi Văn Nam Sơn, “Văn hóa là tự do và sáng tạo không ngừng”, Vienamnet, 12-8-2010.