Freud đã từng giải thích rằng ông cảm thấy chất Do Thái của mình, không phải bởi truyền thống hay lòng tự hào dân tộc, mà bởi vì hai đặc điểm mà ông thấy còn quý hơn vàng – Tự do khỏi những khuôn mẫu niềm tin xưa cũ, những niềm tin thường ngăn cản con người sử dụng trí tuệ của mình, và Đi ngược lại điều mà đa số thường làm.
Eran Katz, Trí tuệ Do Thái, Phương Oanh dịch.
Category Archives: Văn chương & Tư tưởng
Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 03
Nỗi thiếu Quê hương trở thành định mệnh của thế giới. Chính vì thế, sự thiếu vắng đó cần phải suy tư trên bình diện lịch sử của Tính thể. Như vậy, điều mà khởi từ Hegel, Marx đã truy nhận theo một nghĩa tinh yếu và quan trọng như là sự vong thân của con người, điều ấy cắm rễ thật sâu trong nỗi thiếu Quê hương của con người hiện đại.
Khởi từ định mệnh của Tính thể, nỗi thiếu vắng này đặc biệt hiển lộ dưới mọi dạng thức siêu hình học, siêu hình học vừa tăng cường củng cố đồng thời che giấu khuất lấp nỗi thiếu Quê hương như là thế Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-88
Nếu chỉ gom góp để bảo tồn, họ sẽ làm kẻ giữ kho của cha ông, không hơn. Tiếp thu và sáng tạo. Tiếp thu mình và thiên hạ để làm ra cái mới. Vẫn còn là chưa đủ, khi ta nhìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc như là bất di bất dịch. Vì ngay bản sắc cũng là các sáng tạo trầm tích qua nhiều thế hệ. Có thể nói đấy là tiếp thu và sáng tạo được ông cha ta chia ở thì quá khứ. Thế hệ đến sau sẽ gọi là bản sắc điều họ đang dốc sức sáng tạo hôm nay. Bản sắc không chịu dừng lại ở những gì đã có, không cứ mãi vuốt ve lòng kiêu hãnh qua bảo vật cha ông để lại mà phải dám làm ra sản phẩm mới, có đóng góp mới.
Inrasara, “Truyền thống và sáng tạo”
Văn chương & Tư tưởng II-67
Khi còn nhân danh là ta còn chưa hậu hiện đại.
Khi còn tôn sùng nền triết học nào đó, học thuyết kinh tế – chính trị nào đó, đức tin tôn giáo nào đó, dân tộc thượng đẳng nào đó có thể dẫn đạo thế giới thoát khỏi nỗi hỗn mang, là ta còn chưa sẵn sàng cho hậu hiện đại.
Khi ta yêu cả nhân loại nhưng không thể sống hòa hợp nổi với kẻ láng giềng ta, còn lo lắng chuyện đại sự thế giới mà thiếu quan tâm đến sinh hoạt nhỏ bé thường nhật ta, là ta còn xa cách cả vực thẳm với hậu hiện đại.
Khi chưa buông xả, là ta chưa hậu hiện đại.
Inrasara, “Hậu hiện đại là hậu hiện đại là…”
Lễ tục & Hiện đại hóa
Viết ngắn cho báo Lao động, số Tết 2011.
Lễ tục nào bất kì luôn gắn với một/ vài chuyện kể để minh giải một mảnh văn hóa của cộng đồng tộc người nào đó. Nó có thể tàn bạo hay ghê tởm, thậm chí bất nhân với con mắt nhìn của người đương thời, dù trước đó nó phù hợp với quan niệm của cộng đồng trong giai đoạn lịch sử nhất định. Đứng góc độ nền văn hóa này để nhận định về nền văn hóa nào đó, luôn có sự bất cập.
Dẫu sao, thời đại hôm nay đã khác Continue reading
Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 02
Bởi lẽ nỗi thiếu Quê hương thiết yếu đang tác hại đến nhân loại, cho nên định mệnh tương lai của con người cần tự khai mở với tư tưởng lịch sử Tính thể, ở đó con người phải khám phá con đường đi vào chân lí của Tính thể và bắt đấu dấn bước trên con đường khai phá ấy. Một cách siêu hình, mọi chủ nghĩa quốc gia đều là một nhân loại học Continue reading
Phát biểu về Hoàng Ngọc Hiến
Hành trình trí thức của Hoàng Ngọc Hiến giai đoạn qua có thể ghi nhận ở ba điểm. Ông đã công lớn trong giới thiệu vài khuôn mặt độc đáo của văn chương thế giới, với chức danh Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du, ông đã ‘trình làng’ các thế hệ nhà văn sáng giá, và nhất là – qua dụng ngữ đặc trưng ‘chủ nghĩa hiện thực phải đạo’ – ông góp phần không nhỏ nhận diện tinh thần văn học giai đoạn qua Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-64
Khi còn cả tin lí tính là phương tiện duy nhất chiếm lĩnh Sự thật tuyệt đối, còn mê tín lí trí có thể giải quyết mọi chuyện trên đời, là ta chưa hậu hiện đại. Khi còn nuôi bao nhiêu là nỗi duy: duy tâm với duy vật, duy linh hay duy lí, duy cảm, duy danh, duy mĩ,… là ta còn xa lạ với hậu hiện đại.
Khi còn mang tâm phân biệt ngoại vi với trung tâm, dân tộc thiểu số với đa số, da trắng hay da màu, nam và nữ, trung ương và địa phương, chính thống với phi chính thống, là ta còn nằm ngoài tầm với hậu hiện đại.
Khi còn mắc kẹt lại giữa cõi bờ nhị nguyên là ta chưa hậu hiện đại.
Inrasara, “Hậu hiện đại là hậu hiện đại là…”
Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 01
Nhưng nếu một lần nữa con người khám phá ra vùng cận lập của Tính thể, thì trước nhất hắn phải học hiện hữu trong cõi miền không tên. Trong cùng thể cách, hắn không những phải thừa nhận sức cám dỗ đến từ lãnh địa công cộng mà cả sự bất lực của đời sống riêng tư. Trước khi phát ra lời nói, trước hết con người phải để cho mình được kêu gọi bởi Tính thể, và được Tính thể cảnh báo rằng dưới sự kêu gọi đó, hắn sẽ có rất ít điều cần được nói Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-64
Chúng ta không có những nhà tư tưởng xây dựng được những công trình huy hoàng phong phú. Chúng ta chỉ cốt sống lấy được, và trong địa hạt tư tưởng nghệ thuật, chỉ nghĩ đến cái gì có thể giúp cho mình thích ứng với hoàn cảnh, để theo đuổi một cuộc sống tầm thường kín đáo mà thôi. Continue reading