Khi còn ngây ngô tin vào ngôn ngữ có thể giải thích bản chất sự vật như vai trò kẻ môi giới chiếm hữu chân lí, là ta còn chưa hậu hiện đại. Khi còn rắp tâm phân biệt đối xử ngôn từ cao hay thấp cấp, sạch hay dơ, đẹp và xấu, thô tục hay thanh cao, văn chương với không văn chương, là ta còn chưa nhuần cảm thức hậu hiện đại. Cả tâm phân biệt truyền thống và hiện đại, mới và cũ, dân tộc và thế giới, văn chương bình dân với văn chương bác học, là ta còn chưa tiếp cận hậu hiện đại Continue reading
Category Archives: Văn chương & Tư tưởng
Văn chương & Tư tưởng II-70
Nhưng khi đã cô đơn khỏi đồng nghiệp (tự tách ra khỏi bầy đàn, cô độc – hiểu theo Jiddu Krishnamurti), chúng ta chỉ mới cô đơn bán phần, vẫn chưa cô đơn toàn phần: cô đơn nội tâm, cô đơn khỏi mọi âm thanh và cuồng nộ của cuộc người để đối thoại với con chữ và đối diện trước tờ giấy/màn hình trắng Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-59
Thế nào là Khai Sáng? Đó là sự thoát ly của con người ra khỏi điều kiện vị thành niên của hắn, do chính hắn tạo ra, để làm người trưởng thành. Vị thành niên là kẻ không có khả năng tự vận dụng lấy khả năng hiểu biết mà không có sự lãnh đạo của người khác, điều kiện vị thành niên do chính hắn phải chịu trách nhiệm, bởi vì căn nguyên của nó không nằm ở sự thiếu hụt khả năng hiểu biết, mà ở sự thiếu vắng quyết tâm và can đảm sử dụng nó mà không có sự điều khiển của người khác. Hãy dám biết. Hãy có can đảm tự sử dụng khả năng hiểu biết của chính mình. Ðó là phương châm của Khai Sáng.
Phạm Trọng Luật, “Học thức & trí thức: Lịch sử một trận phân thân”
Văn chương & Tư tưởng III-68
Tôi không thể nhớ lại những năm ấy mà không cảm thấy kinh hãi, ghê tởm và đau lòng. Tôi đã từng giết người trên chiến trường, từng thách gọi đấu súng để giết, từng thua bạc, ăn tiêu biết bao công sức của những người nông nô, trừng phạt họ, tà dâm, lừa đảo. Rồi nói dối, ăn cắp, dâm ô theo mọi cách, nát rượu, bạo hành, giết người… Không có tội ác nào mà tôi đã không mắc phải…
Vào thời kỳ ấy tôi bắt đầu viết vì hám danh, hám lợi, kiêu căng Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-75
Phân biệt sự lớn/ bé, cao/ thấp của nhà thơ là ở cái tầm. Tầm vóc đặt nền tảng trên một số yếu tố nhất định.
Dung lượng tác phẩm: không thể có nhà văn vĩ đại chỉ với một đầu sách. Có, nhưng rất ít. W. Whitman chẳng hạn. Nhưng ông này dồn cả đời cho Leaves of Grass, mỗi sáng tác mới chỉ là mỗi thêm vào, chứ không ý định làm tăng thêm đầu sách.
Khả năng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc: dù muốn hay không, tác phẩm văn học như một bức tranh xã hội của thời đại. Bạn phải thiết lập ngôn ngữ mới để đáp ứng nhu cầu phản ánh hoàn cảnh khách quan và biểu hiện tâm tình con người thời đại Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-50
… tôi quyết định thay đổi. Giảm bớt tính chất bay bướm để tăng cường tính chất chặt chẽ. Giảm bớt cái gọi là chất thơ để tăng cường chất khoa học. Giảm bớt hình tượng để tăng cường mật độ các khái niệm. Giảm bớt độ uốn éo và mềm mại để câu văn được cứng cáp. Càng ngày tôi càng tránh xa những chữ thừa và lỏng, chỉ cốt đẩy đưa. Và cố viết những câu văn thật giản dị mà cũng thật cô đọng. Tôi hình dung mỗi câu văn như một cú đấm. Cú đấm nào cũng là đấm thật. Nhanh, gọn, dứt khoát. Và mạnh Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-57
Một cộng đồng không có văn học viết sẽ tự biểu hiện mình ít chính xác, ít sắc thái phong phú, ít rõ ràng hơn một cộng đồng có công cụ giao tiếp chính, từ ngữ, được bồi đắp và hoàn thiện qua các tác phẩm văn học, Một cộng đồng không đọc sách, không sờ tới văn học là một cộng đồng câm điếc và bị mắc chứng mất ngôn ngữ, bị vấp phải những vấn đề khủng khiếp trong giao tiếp do ngôn ngữ sống sượng, thô sơ. Điều này cũng đúng cho các cá nhân Continue reading
Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 04
Tư tưởng không vượt bỏ siêu hình học bằng cách leo lên cao hơn, phủ trùm lên và siêu vượt siêu hình học theo thể cách này hay khác; tư tưởng vượt bỏ siêu hình học bằng cách đi xuống tận cái gần gũi của cái gần gũi nhất. Sự đi xuống, đặc biệt ở nơi nào mà con người đã lạc bước trong hướng vọng lên cao với tư cách chủ thể tính, thì khó khăn và nguy hiểm hơn sự đi lên.
Sự đi xuống dẫn đến nỗi bần hàn của xuất tính của nhân tính con người.
Thinking does not overcome metaphysics by climbing still higher, surmounting it, transcending it somehow or other Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-69
Thiếu, không phải người viết văn làm thơ hôm nay chưa thâm nhập đầy đủ vào thực tiễn cuộc sống của quần chúng lao động; không phải do chúng ta dốt, không đọc nhiều, kém tri thức về các trào lưu văn chương thế giới; không phải bởi thế hệ mới còn quá mỏng kinh nghiệm; càng không phải thời đại bận rộn tiêu mất quá nhiều thời gian của người viết, mà thiếu, nguyên nhân chính – sâu xa và nền tảng hơn, như là nguyên nhân của nguyên nhân – do kẻ sáng tạo chưa đầy đủ cô đơn Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-54
“Để phục vụ cho đất nước, nhà văn không có cách nào tốt hơn là viết văn với sự nghiêm túc và lòng thành thật tối đa. Nhà văn chứng tỏ sự nghiêm túc và lòng thành thật của mình bằng cách đặt thiên chức của mình vào vị trí ưu tiên và bằng cách tổ chức cuộc sống của mình sao cho phù hợp với công việc sáng tạo. Văn chương là sự trung thành đầu tiên, trách nhiệm đầu tiên, nghĩa vụ đầu tiên của nhà văn.”
Trong tiểu luận ấy, Mario Vargas Llosa còn đưa ra một so sánh rất sâu sắc Continue reading