Văn chương & Tư tưởng II-79

Ta không thể đi vào tương lai bằng giấc mê Quá khứ

Đi vào ngày mai bằng niềm tiếc Ngày qua

Không thể bay cao khi hồn còn trì nặng sâu mọt căm thù

Không thể đi xa khi chân còn kéo lê sợi tơ kiêu hãnh hão

Hãy để Tháp Cánh Tiên, Tháp Chùa với nhà trùng tu thi gan giông bão

Để yên Tara, Garuda trong viện bảo tàng

Po Klaung, Xah Bin – xin thắp ngọn nến, nén nhang

Coi chừng hai buồng phổi ta thiếu ôxi bởi khói!

Inrasara, Tháp nắng, 1996

 

Văn chương & Tư tưởng III-73

Freedom is entirely different from revolt. There is no such thing as doing right or wrong when there is freedom. You are free and from that centre you act. And hence there is no fear, and a mind that has no fear is capable of great love. And when there is love it can do what it will.

 

Tự do hoàn toàn khác với phản kháng. Không có sự can dự của “phải” hay “trái” khi tâm bạn đạt đến tự do, tự tại. Bạn tự do, từ trung tâm này, bạn hành động. Hành động không vướng chút sợ hãi. Tâm dứt tuyệt mọi sợ hãi sẽ đạt đến tình thương bao la. Và một khi tình thương hiện hữu, bạn có thể hành động tùy ý mà vẫn không ra ngoài nhân tính.

Jiddu Krishnamurti, Freedom from the known

 

Văn chương & Tư tưởng II-76


Về nghệ thuật, phát ngôn chỉ là những phát ngôn, dẫu chúng táo bạo hay táo tợn đến đâu đi nữa. Đầy cảm tính, chúng ta hay nhầm lẫn lối phát ngôn ngổ ngáo hay gân guốc với sự cách tân thơ! Nhầm lẫn kéo dài gần mươi năm qua, từ thuở hiện tượng thơ trẻ xuất hiện và gây ồn ào, nỗi nhầm lẫn mãi hôm nay vẫn còn chưa có dấu hiệu ngưng lại.

Đây là một khủng hoảng bởi ức chế xã hội hay chỉ thuần bế tắc mang tính thi pháp? Hoặc, tệ hơn: nó chỉ là một cách làm dáng, thời thượng? Bởi không ít người, mượn cớ cách tân, đã sa bước và chìm nghỉm trong cõi hỗn mang của trùng trùng lối viết mà không tự biết, hoặc biết, nhưng tự đánh lừa. Nói cách khác: không nhập cuộc chịu chơi mà bị lôi cuốn vào cuộc chơi, nên chẳng khám phá được gì. Để cuối cùng tự đánh mất mình và đánh mất luôn sự liên lạc với thế giới xung quanh.

Inrasara, “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’”

 

Văn chương & Tư tưởng II-84

Chăm là dân tộc ham chơi, làm chơi, làm để chơi. Thời ruộng một vụ ăn nước trời, mùa gặt bà con chở lúa bó lên các đám ruộng gò dùng làm sân đạp, chất hàng đống theo hình vòng cung đầy mĩ thuật, vừa tránh mưa cuối năm vừa che rét bấc. Và chia đội đá bóng, đốt lửa hát hò đến cả tuần mới lục tục xổ đống lúa ra đạp. Ham chơi thì tài năng văn học nghệ thuật dễ nẩy mầm. Hiện tượng Mưdwơn Jiaw – nghệ sĩ hát vãi chài pwơc jal, Mưdwơn Tìm – nghệ nhân chơi trống ginơng kì tài hay Jaya Mưyut Cam – thi sĩ một bài thơ Su-on bhum Cam không là hiếm. Nhưng chỉ có thế. Đất, nắng, gió Phan Rang đã không ưu ái họ. Và chính họ cũng không biết tự nuôi sống. Cây nghệ thuật bắt đầu bằng những nụ hoa ham chơi kinh qua bao cuộc tinh luyện nhựa ham làm mới kết trái chín muồi ở cuối vụ thu hoạch.

Tôi nói với các bạn trẻ Chăm cần cho bỏ rớt lại sau lưng thứ phức cảm tự ti-tự tôn đi; cần hơn nữa là phải vứt bỏ đi gánh nặng kiêu hãnh hão về quá khứ. Ông cha ta đã có sự nghiệp to lớn, và chúng ta hôm nay cũng cần có công trình mới.

Inrasara, “Đi tìm chân dung văn học Chăm”

 

Văn chương & Tư tưởng II-87

Có rất ít dấu vết sử học trong damnưy Chăm. Quá khứ, hiện tại và tương lai, sự thật và tưởng tượng vô ngại đi-về trong cái nói của ngôn ngữ thi ca. Thi ca của lễ hội linh thánh. Đây là sáng tạo đặc kì của các Mưdwơn, chủ lễ điều hành cuộc lễ vừa là một nghệ sĩ thượng thặng, khả năng chơi thuần thục mọi nhạc cụ, ca sĩ đồng thời là vũ công. Chính danh, ông là thi sĩ chân tính. Tiếp nhận truyền thống trong tinh thần mở, ông sáng tạo và tái tạo lịch sử. Trong không gian linh thiêng của lễ, làm môi giới mời thần thánh đi về cõi người, nhiếp dẫn con người tiếp cận cõi miền thiêng liêng, qua cái nói của ngôn ngữ thơ ca. Cái nói này thay đổi qua mỗi thời đoạn của cuộc đời ông, thậm chí qua mỗi cuộc lễ. Thay đổi, nhưng nguyên lai tính yếu của huyền sử vẫn xuyên suốt. Đó là lẽ dịch và hằng. Dịch mà hằng. Dịch để hằng.
Inrasara, “Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & thơ”

Văn chương & Tư tưởng III-71

Tại sao cứ nảy nòi cái so sánh? Sao phải cứ so sánh bạn với ai khác? Chúng ta bị nhồi nhét sự thể so đo so sánh này ngay từ bé thơ. Khi bạn tuyệt không còn so sánh, nghĩa là vong bặt ý tưởng hay đối điểm, không còn động cơ phân biệt nhị nguyên, khi bạn thôi còn chiến đấu để đạt đến cái gì khác bạn – điều gì sẽ xảy đến nơi tâm thức bạn? Tâm thức bạn ngưng hẳn việc tạo ra đối điểm sẽ trở nên mẫn tiệp hơn, nhạy cảm hơn, và vì hết còn bao cuộc chiến đấu phá nát sự đam mê – sự đam mê như là thần lực – tâm thức bạn đạt đến khả tính của sự đam mê bao la mà thiếu nó bạn sẽ chẳng làm gì ra hồn Continue reading

Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 05

Tính thể là sự canh giữ mà, trong chân lí của nó, canh giữ con người trong bản thể xuất tính của con người, sao cho sự canh giữ đó an lưu xuất tính trong ngôn ngữ. Như thế, ngôn ngữ là ngôi nhà của Tính thể đồng thời là chốn cư trú của bản thể con người.
Chỉ vì ngôn ngữ là nơi an trú của bản thể con người, cho nên nhân loại lịch sử và con người nói chung không có nơi an cư trong ngôn ngữ của họ. Và với họ, ngôn ngữ trở thành nơi trú ẩn cho những bận tâm tạp nham vụn vặt Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-72


Đời sống tự nó không có ý nghĩa. Đời sống là một cơ hội để sáng tạo ý nghĩa. Ý nghĩa không phải được khám phá ra: nó phải được sáng tạo. Bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa chỉ nếu sáng tạo nó…

Hàng triệu người đang sống những cuộc đời không ý nghĩa bởi vì chính cái ý tưởng hoàn toàn ngu ngốc này cho rằng ý nghĩa phải được khám phá ra. Như là nó đã ở đó rồi. Tất cả cái bạn cần là chỉ kéo tấm màn che, và nắm lấy! Ý nghĩa đang ở đây. Nó không giống như thế…Và thật là tốt khi ý nghĩa không nằm ở đó nơi nào đó, nói khác đi một người sẽ có thể khám phá ra nó – lúc đó có gì là nhu cầu cho mỗi người khác khám phá ra nó?”

Osho, Creativity, Đặng Hữu Phúc dịch

 

 

Văn chương & Tư tưởng II-73

Như vậy, đâu là giải pháp cho các bế tắc?
Albert Camus khuyên rằng, ngay từ khởi đầu, nhà văn đừng tung hết [chưởng] những gì chúng ta đang có, nghĩa là học biết chừa lại cho các tác phẩm sau đó.
Để đảm bảo sự liên tục, Trịnh Công Sơn nói đến chuyện “gối đầu” cho vụ sau. Khi một nhạc phẩm chào đời, anh luôn có bản nháp sẵn sàng cho tập ca khúc kế tiếp.
Cũng có người chủ trương cứ đi tới cùng Continue reading