Văn chương & Tư tưởng III-79

Khi bạn đã ném bỏ hoàn toàn – không phải ném bỏ trong tâm trí, mà là hiện thực – vứt hết mọi quyền uy tinh thần, gạt bỏ mọi nghi thức tôn giáo cùng với lễ bái và tín điều, là bạn đã đối mặt với cô đơn, nghĩa là bạn chấp nhận xung đột với xã hội hiện tại. Bạn thôi còn là kẻ khả kính dưới mắt người đời.

So if we completely reject, not intellectually but actually, all so-called spiritual authority, all ceremonies, rituals and dogmas, it means that we stand alone and are already in conflict with society; we cease to be respectable human beings. A respectable human being cannot possibly come near to that infinite, immeasurable, reality.

Jiddu Krishnamurti, Freedom from the known

Đối sánh với Dostoievski: Tôi sợ phải có một tâm hồn cao thượng…

 

Văn chương & Tư tưởng III-82

Trong thời đại của chúng ta hiện nay, khoa học và kỹ thuật không thể đóng một vai trò nhất quán, chỉ vì sự phong phú vô tận của kiến thức cũng như tốc độ tiến hoá của nó đã dẫn đến sự chuyên môn hoá và những điều khó hiểu của nó. Nhưng văn chương đã, đang, và cho đến chừng nào nó còn tồn tại, sẽ tiếp tục là một trong những mẫu số chung của kinh nghiệm nhân sinh qua đó loài người có thể nhận biết chính họ và có thể tương thoại với nhau, bất kể những khác biệt đến đâu chăng nữa về nghề nghiệp, về những dự định trong đời sống, về trú xứ địa lý và văn hoá, về hoàn cảnh riêng tư của từng người…

Mario Vargas Llosa, “Why Literature?”, Phan Quỳnh Lâm dịch.

 

 

Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 07

Khi Tư tưởng đi đến cáo chung do trượt khỏi tố chất của nó, Tư tưởng thay thế mất mát ấy bằng cách kiếm chác một giá trị tự thân như là kĩ thuật, như là một khí cụ giáo dục và vì vậy, như là một bộ môn học đường… Dần dần triết học trở thành một kĩ thuật giải thích các nguyên nhân tối hậu. Người ta không tư tưởng nữa mà chỉ bận tâm với triết học…

Từ đó, triết học được dự đoán sẽ thường trực thấy cần tự biện minh sự có mặt của nó trước các “khoa học” Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-85

Có nhà thơ hỏi tôi khai thác được gì ở văn hóa Chăm? Hỏi, làm như văn hóa Chăm là xác trâu cho diều hâu tôi sà đến rỉa rúc, trục lợi. Tôi nói tôi không khai thác mà ngụp lặn và lớn dậy từ giữa lòng nền văn hóa ấy, để sáng tạo cái mới. Văn chương khía cạnh nào đó là cách sống ở đời, là một tỏ thái độ và hối thúc tỏ thái độ. Có thể nó là một đối tượng nghiên cứu khoa học chẻ sợi tóc làm tư, nhưng điều trước tiên nó nhắm đến là qua nó, bạn có thái độ. Bạn học cách đi vào lòng nó với tất cả nhiệt tâm, thì nó mới tự mở phơi như một hiện thể chói lòa, bát ngát. Nó không là đối tượng cho trí thức háo lạ đến với nó bằng con mắt dòm ngó, soi mói vị lợi.

Inrasara, “Đi tìm chân dung văn học Chăm”

 

Văn chương & Tư tưởng II-74

Tôi biết rằng mình rất nghiêm túc trong nghiên cứu văn chương Chăm,  kiên nhẫn trình bày nền văn chương đang nguy cơ trầm một này cho thế giới bên ngoài biết;  rất nghiêm trang canh giữ ngôn ngữ dân tộc đang ngưỡng lai tạp bằng sáng tác thơ ca,  nhưng tôi cũng biết rằng cái nghiêm túc,  nghiêm trang với nỗi kiên nhẫn kia vẫn là trò chơi. Khi nhận thức sâu thẳm như thế,  chúng ta nhập cuộc vào trò chơi. Không tính toán. Ngôn ngữ mang chở nền văn chương ngàn năm kia,  nhúm tập thơ mỏng tang cùng dăm ba công trình nghiên cứu dày cộp này,  ngày nào đó rồi cũng tiêu vong. Không vấn đề gì cả! Không vì thế mà ta chán nản bỏ cuộc hay bày trò bế tắc. Mà ví có bế tắc chăng nữa,  thi sĩ hôm nay sẽ tìm cách chơi với,  qua và cùng chính cái bế tắc đó.

Vui vẻ!

Inrasara, “Bế tắc trong sáng tạo”

 

Văn chương & Tư tưởng II-82

Khi tôi nhận biết ra tôi là Chăm sinh ra tại Caklaing trong đất nước Việt Nam sống bập bênh giữa hai thế kỉ hai mươi và thế kỉ hai mốt, tôi chấp nhận định phận tôi, từ đó tôi dự phóng và hành động trong chân trời khả thể. Tôi nghiên cứu văn chương và ngôn ngữ Chăm, sáng tác thơ tiếng Việt và tiếng Chăm, phê bình trong nỗ lực khai mở vùng đất cho nhiều trào lưu thơ ca cùng tồn tại và phát triển, công bằng và lành mạnh. Dù vô nghĩa, và vô ích – trong vô cùng tháng năm giữa mênh mông vũ trụ này. Thức nhận như thế, tôi vẫn nỗ lực hết mình. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-77

– Socrate là triết gia đầu tiên, vì “sống” đồng nghĩa với “triết lý”: “Thưa quý đồng hương,… khi nào còn chút hơi sức, tôi sẽ không ngừng sống đời triết gia, khuyên nhủ và khuyến cáo quý vị rằng phải tự xét mình và xét người, bởi vì sống mà không suy xét không đáng gọi là sống”.

– Socrates là nhà nhân quyền đầu tiên, vì ông xác lập tự do tư duy, tự do phát biểu, tự do sống cuộc đời mình chọn lựa, như một thứ quyền con người, cao hơn bất kỳ bộ luật của một cộng đồng người đặc thù nào: “Trước sự thể này, tôi chỉ cần thưa với quý vị: có trả tự do cho tôi hay không, không thành vấn đề; Socrates này sẽ chẳng bao giờ làm chuyện gì khác, dù phải bỏ mạng ngàn lần”.

– Socrates là người trí thức đầu tiên theo nghĩa hiện đại, vì dám tin vào một thứ chức năng thiên phú: phê phán không nhân nhượng xã hội ông đang sống: “Thật là sai lầm nếu quý vị nghĩ rằng chỉ cần giết người là trốn thoát lời chê trách sống không suy xét. Cách loại bỏ sự kiểm tra ấy vừa bất chính vừa bất khả thi, còn cách vừa chính đáng vừa dễ dàng là: thay vì tìm cách bịt miệng kẻ khác, hãy tự tu thân sửa tính”

Socrates tự biện, Nguyễn Văn Khoa dịch, NXB Tri Thức, 2006, tr. 35-36

 

Văn chương & Tư tưởng III-74

Bạo động không chỉ là sát hại nhau. Bạo động, khi ta dùng lời lẽ cay nghiệt, khi ta có hành vi gạt bỏ một ai đó, hay khi ta tuân phục vì hãi sợ. Bạo động, không chỉ khi ta giết con người một cách có tổ chức nhân danh Thượng đế, nhân danh xã hội hay tổ quốc. Bạo động ẩn trú ở bề sâu kín, tế vi hơn nữa đòi hỏi ta truy cứu tận chiều sâu thẳm của nó Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-76

Cô đơn là trạng thái nội tại của tâm thức, một tâm thức không lệ thuộc vào một thứ kích thích hay tri thức nào; cũng không phải là thành quả của một kinh nghiệm hay kết luận từ sở tri nào. Ở sâu thẳm tâm hồn, phần đông chúng ta không cô đơn. Đó là khác biệt lớn giữa sự cô độc, cô lập với nỗi cô đơn, tịch lặng. Mọi người chúng ta biết tâm cô lập, tình trạng dựng tường thành vây bọc để tránh bị tổn thương, bị cảm kích; cô độc – khi ta luyện cách dứt áo chỉ là hình thức khác của thống khổ, hoặc rút lui sống trong tháp ngà đầy mộng mị của thuyết lí Continue reading

Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 06

Sự suy đồi tinh thần trên mặt đất đã tiến xa đến mức các dân tộc bị đe doạ đánh mất sức mạnh tinh thần cuối cùng… do sự tăm tối của thế giới, sự chạy trốn của thần linh, sự phá hủy của trái đất, sự kéo bè kết nhóm của con người, lòng căm hận đầy ngờ vực đối với sự sáng tạo và tự do, tất cả những thứ ấy – trên mặt đất – đã đạt độ quy mô đến nỗi các phạm trù ấu trĩ như bi quan hay lạc quan từ lâu đã trở thành trò cười.

 

La décadance spirituelle de la terre est déjà si avancé que les peuples sont menacés de perdre la dernière force spirituelle,… car l’obscurcissement du monde, la fuite des dieux, la destruction du monde, la grégarisation de l’homme, la suspicion haineuse envers tout ce qui est createur et libre, tout cela a déjà atteint, sur toute la terre, de telles proportions que, des catégories aussi enfantines que pessimisme et optimisme sont depuis longtemps dévenues ridicules.

Martin Heidegger, Introduction à la Métaphysique, Epiméthé, traduit par G. Kahn, NXB Epiméthé 1958, p. 47.