Sau Chiến tranh lạnh, trong khi một nửa thế giới nỗ lực không ngưng nghỉ cho hiện đại hóa về mọi mặt, thì nửa kia vẫn tiếp tục đổ máu để xem ai là chủ của cái cây Ô-liu mỏng manh nào đó. Đó là một nhận định độc đáo – sau thời gian dài quan sát biến động trên thế giới – của Th. Friedman, trong cuốn sách thời danh: The Lexus and the Olive tree (2000). Chiếc Lexus tượng trưng cho động lực làm giàu và hiện đại hóa; cây Ô-liu: cho bảo tồn bản sắc truyền thống một cộng đồng Continue reading
Category Archives: Văn chương & Tư tưởng
Văn chương & Tư tưởng III-91
Theo Antoine Compagnon, bản chất của lý thuyết, sự thú vị của lý thuyết là ở chỗ nó đã tiến hành cuộc chiến chống lại những thói quen trong nghiên cứu, những khuynh hướng đã trở thành cố định, cũ mòn, mất sức sống trong nghiên cứu, vì thế mà sứ mệnh của nó là mang lại sức sống mới, đồng thời nó cũng kiên quyết kháng cự lại những thành kiến chống đối nó. Do đó sức mạnh của lý thuyết nằm ở sự dấn thân của nó, nằm ở khả năng bút chiến của nó Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-91
Thơ là thơ là thơ là
thái độ thay vì kiến thức nặng trịch
khai mở thay vì ngoan ngoãn để cho định hướng
khai phá thay vì thử nghiệm
hành động thay vì phản ứng
truyền cảm hứng thay vì tìm cảm hứng
nhảy múa với ngữ ngôn thay vì gọt giũa ngôn từ
vui chơi thay vì tạo dựng sự nghiệp
nở hoa trên khổ đau thay vì héo khô trong đau khổ
tạ ơn và tôn vinh đời sống thay vì khinh bỉ với ta thán cuộc người
Inrasara, “Thơ ngày mai”
Văn chương & Tư tưởng III-88
Créer aujourd’hui, c’est créer dangereusement. Toute publication est un acte et cet acte expose aux passions d’un siècle qui ne pardonne rien.
… parce que la responsabilité supposait une rupture épuisante avec leur société.
Sáng tác hôm nay, là sáng tác đầy nguy hiểm. Mọi hành vi công bố tác phẩm là một hành động, và hành động này đặt mình vào sự cuồng nhiệt của một thời đại không tha thứ cái gì cả.
… bởi vì trách nhiệm đòi hỏi sự đoạn tuyệt với xã hội họ sống.
Albert Camus, L’Artiste et son Temps.
Văn chương & Tư tưởng III-87
… le monde n’est rien et le monde est tout, voilà le double et inlassable cri de chaque artiste vrai, le cri qui le tient debout, les yeux toujours ouverts, et qui, de loin en loin, réveille pour tous au sein du monde endormi l’image fugitive et insistante d’une réalité que nous reconnaissons sans l’avoir jamais rencontrée.
De même, devant son siècle, l’artiste ne peut ni s’en détourner, ni s’y perdre.
… cuộc đời không là gì cả, cuộc đời là tất cả, Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-86
Chẳng có gì trầm trọng cả. Trong giai đoạn khốn cùng của lịch sử, những lúc chìm tận đáy đau khổ và tuyệt vọng, Chăm vẫn biết cười. Cả tôi cũng vậy. Ở mọi nơi tôi đến, tôi cứ nhận mình là Chăm – khoái hoạt! Tôi không cho Chăm ngon hơn dân tộc nào đó, cũng không phải thông minh hơn, cao đại hay ưu việt hơn. Tôi không hiểu tại sao mình khoái hoạt. Cũng chả thấy cần thiết phải tìm hiểu tại sao. Còn nếu có ai đó chối mình là Chăm, thay tên hoặc dùng dao lam cạo họ Chăm trên thẻ căn cước, là quyền của họ. Tôi không quan tâm sự chọn lựa đó. Khi chọn lựa là có sự tính toán lui tới, thiệt hơn. Tôi, không! Tôi yêu thương, vô ngại trong tình thương. Giữa cao ốc Sài Gòn toàn Kinh hay trong chòi rách gia đình Miên miền Tây, tôi vẫn sự sự vô ngại. Một bạn văn ở Úc lần ghé nhà tôi chuyện bao đồng, đùa là “tôi thấy Sara rất hãnh diện khi kể mình có bà vợ hơn tám tuổi”. Ông đúng. Tôi kể nó một cách vui vẻ, khoái hoạt. Vậy thôi. Hầu như tất cả mọi chuyện, tại bất kì đâu, với bất kì ai. Trước hội trường nghịt người hay chỉ với vài bạn thâm giao. Hoặc tôi thoải mái ở đó, hoặc tôi bỏ đi. Tôi không bao giờ mặc cảm hay ức chế điều gì đó.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình khổ cả.
Inrasara, “Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & thơ”
Văn chương & Tư tưởng III-86
Truyền thống không phải là những lề lối, cách dùng cũ nhạt, ứ đọng, mà là di sản ngôn ngữ linh động của cả một dân tộc. Ngôn ngữ chợ búa, du đãng, những bài thơ tiền vệ, chữ lóng cũng thuộc về truyền thống. Thậm chí ngôn ngữ dùng sai, bởi con nít, những kẻ nói tiếng Việt không rành, chẳng hạn Hoa Kiều, Việt Kiều hay những nhân vật tỉnh Nghệ An, cũng thuộc về truyền thống. Nhà thơ có quyền, thậm chí có trách nhiệm, đùa với truyền thống, tìm những chức năng mới cho nó. Hơn nữa, bạn còn có thể mượn truyền thống người khác để làm phong phú ngôn ngữ mình.
Đinh Linh, trả lời phỏng vấn Tienve.org.
Văn chương & Tư tưởng III-84
Đôi khi tôi tự hỏi phải chăng viết văn là một sự xa xỉ tự kỉ trong những xứ sở như của tôi, nơi không có bao nhiêu người đọc và quá nhiều người là người nghèo và mù chữ, có quá nhiều bất công, và ở đó văn hoá là một đặc quyền cho số ít. Tuy nhiên những hoài nghi này chẳng bao giờ làm tắt tiếng kêu gọi cho tôi, và tôi luôn luôn vẫn viết ngay cả trong những giai đoạn mà việc kiếm sống thu hút phần lớn thời gian của tôi. Tôi tin rằng tôi đã làm đúng, bởi vì nếu, để văn học nảy nở mà trước tiên cần một xã hội lên tới trình độ cao, tới tự do, tới thịnh vượng và công lí thì văn học đã chẳng hề tồn tại.
Mario Vargas Llosa, Diễn từ Nobel Văn học 2010, Nguyễn Tiến Văn dịch.
Văn chương & Tư tưởng II-81
Là già cỗi
Khi trái tim đã khép kín
Khi linh hồn chưa tuôn trào
Khi hoài vọng hết bay cao
Khi đôi chân mãi kéo lê trong đầm lầy kí ức.
Hãy sống như một bùng vỡ
Một bùng vỡ không cần đến tiếng động ồn ào.
Inrasara, Sinh nhật cây xương rồng, 1997.
Văn chương & Tư tưởng III-83
Không có phương tiện nào tốt hơn để hình thành những công dân độc lập và có óc phê phán, những con người không bị thao túng bởi những kẻ cai trị họ, và những con người được phú cho một sự vận động tinh thần thường trực và một trí tưởng tượng mạnh mẽ…
Văn chương đưa chúng ta trở lại quá khứ và nối liền chúng ta với những con người của những thời đại đã qua, những con người đã đặt ra những câu chuyện, đã thưởng thức và đã mơ mộng qua những văn bản truyền lại cho chúng ta, những văn bản hôm nay cho phép chúng ta cũng thưởng thức và mơ mộng như thế. Cái cảm nhận mình là thành viên trong kinh nghiệm nhân sinh tập thể vượt qua thời gian và không gian này là thành tựu lớn nhất của văn hoá, và không có gì đóng góp nhiều hơn vào việc phục hồi nó trong từng thế hệ cho bằng văn chương.
Mario Vargas Llosa, “Why Literature?”, Phan Quỳnh Lâm dịch.