Văn chương & Tư tưởng II-98

Lịch sử là mớ hổ lốn. Hổ lốn hơn, là lịch sử được kể lại.

Tưởng chỉ tiểu thuyết mới là hư cấu, ngay cả công trình sử học rán ưỡn ngực trịnh trọng khách quan để ra vẻ khả tín, vẫn chỉ là hư cấu. Thứ hư cấu trá hình. Không bộ óc nào có thể quán xuyến hết sự thật, nhìn hết mọi khía cạnh toàn bộ sự thật cõi người của một giai đoạn lịch sử, dù ngắn nhất. Chúng luôn được kể lại từ kể lại từ kể lại. Bị chọn lựa, khúc xạ, bẻ gãy, lái cong, hư cấu, xuyên tạc. Bởi hiểu biết hạn chế của tôi, truyền thống văn hóa của dân tộc tôi, nền giáo dục tôi tiếp nhận, định kiến của tôi, quyền lợi cộng đồng hay của cá nhân tôi. Không chạy vào đâu được.

Cả với lịch sử của một cá nhân được kể lại. Kí ức luôn đánh lừa ta, kẻ trong cuộc. Lõm bõm, nhảy cóc, trơn trợt, hụt hẫng. Dù là kí ức gần được ghi vào sổ tay mỗi ngày, hay kí ức xa bị bỏ rơi hàng chục năm được gợi nhớ lại. Ta đánh tráo, bóp méo, định hướng nó có lợi cho ta. Đánh tráo, nhưng ta vẫn cứ tin nó là sự thật. Khốn thay cho kẻ không tin vào sự thật. Càng khốn hơn nữa, kẻ nào chỉ tin vào những sự thật hổ lốn kia!

Inrasara, Hàng mã kí ức, 2011.

Văn chương & Tư tưởng III-97

Muốn thưởng thức nghệ thuật hiện đại nói chung, từ hội họa đến điện ảnh, và thơ mới, ta cũng như Tây, ta phải biết từ bỏ phản xạ trí thức, vì phản ứng duy lí – trong việc thưởng ngoạn – là một quán tính lười biếng. Chúng ta có người học giỏi, thi đỗ cao, thăng tiến, mà cảm quan nghệ thuật không phát triển, vì lười mà không biết. Đi thi, giữa hai người kiến thức bằng nhau, thì anh nào lười suy nghĩ dễ đỗ hơn. Vì vậy mà các sĩ tử, và các bậc đại khoa, đều làm thơ, và nước ta vẫn hiếm thi nhân. Nguyễn Du chỉ đậu đến tam trường, cấp tú tài thời đó. Tú Xương…”

Đặng Tiến, Thơ, thi pháp & chân dung, 2009.

 

Văn chương & Tư tưởng III-100

Socrate là triết gia đầu tiên, vì “sống” đồng nghĩa với “triết lý”: “Thưa quý đồng hương,… khi nào còn chút hơi sức, tôi sẽ không ngừng sống đời triết gia, khuyên nhủ và khuyến cáo quý vị rằng phải tự xét mình và xét người, bởi vì sống mà không suy xét không đáng gọi là sống”. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-92

Theo tôi, tính quyết liệt, hay sự cực đoan, không những chỉ là điều kiện của tiền vệ mà còn là một đức hạnh lớn trong văn học nghệ thuật cũng như văn hoá nói chung. Nếu trong lãnh vực xã hội, kinh tế và chính trị, sự cực đoan có thể có những hậu quả và ảnh hưởng tai hại, trong lãnh vực văn hoá, cực đoan lại là một trong những điều kiện đầu tiên hình thành nên cái gọi là bản sắc. Nếu Khổng Tử không cực đoan khi xây dựng hệ thống “lễ” với những chi tiết dễ bị xem là lẩm cẩm như chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi, thịt thái không vuông vắn thì không ăn, đến gặp vua thì phải lom khom lúm khúm, v.v… thì hẳn đã không có cái gọi là đạo đức học Nho giáo vốn góp phần định hình văn hoá Trung Hoa cả mấy ngàn năm Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-101

Ngoài sự khác biệt về thời điểm, giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và toàn cầu hoá có ít nhất một điểm giống nhau: cả hai đều là những thực tiễn trước khi là một khái niệm hay một triết lý. Dù đồng ý hay không, người ta cũng không thể phủ nhận và cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của chúng. Nói như Michael Denning, “Toàn cầu hoá, giống như chủ nghĩa hậu hiện đại, không phải là cái gì người ta có thể theo hay chống. Nó chỉ là một nỗ lực đặt tên cho hiện tại.”

Nguyễn Hưng Quốc, “Toàn cầu hóa và văn hóa”, voanews.com, 1-12-2010

 

Văn chương & Tư tưởng III-99

Trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội… Người trí thức sẽ mất sự tự do trí tuệ và thôi là trí thức khi buộc phải tuân thủ mù quáng các giáo điều của một học thuyết nào đó… Người không tôn trọng tự do trí tuệ của người khác, truy bức người khác về chính kiến, (cũng) không thể được coi là người trí thức, bởi vì tự do trí tuệ của riêng anh đòi hỏi sự tôn trọng đối với tự do này ở những người khác, bất luận nó được bộc lộ ra ở đâu và bằng cái gì… Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-95

Cơ chế giáo dục tiến bộ là chuẩn bị cho thế hệ tương lai biết và sẵn sàng đón nhận cái lạ khả thể. Độc giả [cả độc giả chuyên nghiệp là nhà phê bình] cần học chấp nhận cái lạ cụ thể, khi nó ra đời. Vô ích – cái mới va chạm với cái cũ. Cái cũ không cần xô đổ, cũng bị rớt lại. Thơ tiền-Thơ Mới khi Thơ Mới khai sinh là ví dụ. Cần có nhiều cái mới xuất hiện, tạo điều kiện cho chúng đấu tranh lành mạnh và sòng phẳng với nhau. Chỉ khi đó, văn đàn mới sôi động trong sự sáng tạo đúng nghĩa. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-98

Tadhuw bơl Kate thuk siam – Chúc một mùa Katê tốt lành!

 

Tôi nhớ có một lần — trong thời gian tôi dạy tại các trường ở El Paso — một học sinh đã hỏi tôi… thơ thì tốt cho điều gì. Và tôi sửng sốt, vì đó quả là một câu hỏi nghiêm trọng. Đó là một câu hỏi khó. Rồi thình lình một bàn tay giơ lên. Đó là một cô gái. Và tôi hỏi… “Cô nghĩ thế nào?” Và cô nói, “Để nhắc nhở cho người ta về chính cái cuộc nhân sinh của họ.” Câu nói ấy chạm vào cảm thức của tôi như một điều đầy ý nghĩa, đầy cảm xúc, đầy xót xa… Các bạn biết đấy, tôi sinh ra rồi sẽ chết đi, tôi hiện hữu, tôi có lương tâm của tôi, tôi có bản thể của tôi, chính tôi. Tôi ở đây với vũ trụ này. Có lẽ có một đấng Thượng Đế; có lẽ không có đấng Thượng Đế nào cả. Đây là thân phận của tôi, thân phận làm người của tôi. Thơ nhắc nhở cho độc giả về điều đó.

Charles Simic The Poet Laureate thi sĩ công huân Mỹ – Hoàng Ngọc-Tuấn dịch.

Văn chương & Tư tưởng II-89

Hời hợt tư tưởng nên khủng hoảng nếu có, chỉ là khủng hoảng bề mặt. Hệ quả là mỗi phản kháng chỉ là những thứ phản ứng lớt phớt, cạn cợt, rộ lên một hồi rồi thôi, không gì khác, không gì thêm. Như cây non vươn vội lên khoảng xanh, chỉ qua cơn nắng nhiệt đới đầu mùa, nó tàn lụi nhanh chóng. Tận sâu thẳm tâm hồn ta chưa xảy ra cuộc nổ lớn, để ta có thể phản tỉnh sâu và toàn diện, qua đó nhà văn đặt vấn đề trên nền tảng vững chắc hơn, đẩy vấn đề đi tới cùng hơn.

Bất tín đại học các loại, hỏi có nhà phê bình [tương lai] nào đứng giữa giảng đường phê phán chương trình lạc hậu kia và dũng cảm từ bỏ nó chưa? – Chưa! Hết còn tin tưởng vào sứ mệnh văn học, có nhà văn nào dám cắt đứt với văn giới, không thèm nhìn lại văn chương chữ nghĩa chưa? – Chưa! Hoàn toàn mất niềm tin vào cơ cấu xã hội hiện đại, có nhà thơ Việt Nam nào đã thắt cổ tự tử chưa? – Càng chưa bao giờ!”

Inrasara, “Khủng hoảng, phản kháng và dối lừa”, Tienve.org, 3-2011.

Văn chương & Tư tưởng III-96

Trong thời kì trước khi tôi bắt đầu viết, không có trong truyền thống văn chương Nhật Bản việc viết các tiểu thuyết theo cách tương tự như một nhà triết học hay một nhà lịch sử suy nghĩ. Sau sự kết thúc của cuộc chiến tranh 1945, chừng 10 năm, các nhà văn hậu chiến đã viết như những nhà lịch sử hay nhà triết học hay như nhà khoa học xã hội với tư duy phân tích. Đây là một khuynh hướng mới. Tôi cần nghĩ, nghĩ về xã hội Nhật Bản, về thế giới, hay về tồn tại của con người và khi tôi bắt đầu viết, tôi đã viết để đưa ra một cách diễn đạt có tính chất tiểu thuyết với những suy tư của tôi Continue reading