Văn chương & Tư tưởng III-116

Trong hồn tràn lan phong phú, trong điệu ăn nói tầm phào bá láp, và trong tinh thần vô trách nhiệm của trò chơi, thứ trò chơi đùa bỡn hiện thể như trò chơi trẻ nít – chúng ta ở lại trong khoảng trống thênh thênh vây bọc tất cả mọi sự. Và chúng ta quả thật giống như những con chim của bầu trời.

Con người với tư cách là khách chơi, xuất hiện cởi mở nhất với thế giới, khi chúng ta ném tất cả mọi sự ở lại trong cõi hữu hạn.

Eugen Fink, Phạm Công Thiện dịch (ghi theo trí nhớ của Inrasara)

 

Văn chương & Tư tưởng III-114

Tôi nhớ có một lần — trong thời gian tôi dạy tại các trường ở El Paso — một học sinh đã hỏi tôi… thơ thì tốt cho điều gì. Và tôi sửng sốt, vì đó quả là một câu hỏi nghiêm trọng. Đó là một câu hỏi khó. Rồi thình lình một bàn tay giơ lên. Đó là một cô gái. Và tôi hỏi… “Cô nghĩ thế nào?” Và cô nói, “Để nhắc nhở cho người ta về chính cái cuộc nhân sinh của họ.” Câu nói ấy chạm vào cảm thức của tôi như một điều đầy ý nghĩa, đầy cảm xúc, đầy xót xa… Các bạn biết đấy, tôi sinh ra rồi sẽ chết đi, tôi hiện hữu, tôi có lương tâm của tôi, tôi có bản thể của tôi, chính tôi. Tôi ở đây với vũ trụ này. Có lẽ có một đấng Thượng Đế; có lẽ không có đấng Thượng Đế nào cả. Đây là thân phận của tôi, thân phận làm người của tôi. Thơ nhắc nhở cho độc giả về điều đó.

Charles Simic, Hoàng Ngọc-Tuấn dịch

 

Văn chương & Tư tưởng II-104

Tôi bật sáng đèn bàn, đưa cho Cao Xuân Hoang bản thảo dang dở chương Sa đọa. Anh háo hức đọc. Tôi theo dõi phản ứng trên sắc mặt anh. Kẻ mà Dhan Than cho là một sinh thể chào đời từ sai lầm có tính toán của thượng đế khi trang bị cho thứ đầu óc con buôn sa đọa, sa đọa cả khi anh nghĩ đang làm lợi cho dân tộc, cộng đồng, một cộng đồng Chakleng không bao giờ tha thứ anh đã bắt nàng Haman xinh đẹp con nhà nòi phải chờ đợi hơn hai mươi năm mà sắc mặt đáng bị đấm kia không một lần lộ cái vẻ gì gọi là áy náy, còn công khai phát ngôn rằng dân Chakleng nói riêng và cả nói chung không mảy may có nửa giọt ADN kinh doanh, nên phải học abc từ chú tiểu bán xoon móp dạy cho hiểu thế nào là làm ra tiền, giữ tiền và tiêu tiền cho phải phép, cần thiết lắm Cao Xuân Hoang này sẵn sàng bỏ chút thì giờ quý báu lấy xe con từ Sàigòn xịt về gõ đầu cho vài ba khóa kinh tế học căn bản. Mỗi người phải biết hi sinh một ít cho xã hội, anh nói.

Inrasara, Chân dung Cát, 2006

 

Văn chương & Tư tưởng III-113

What causes war – religious, political or economic? Obviously belief, either in nationalism, in an ideology, or in a particular dogma. If we had no belief but goodwill, love and consideration between us, then there would be no wars. But we are fed on beliefs, ideas and dogmas and therefore we breed discontent. The present crisis is of an exceptional nature and we as human beings must either pursue the path of constant conflict and continuous wars, which are the result of our everyday action, or else see the causes of war and turn our back upon them.

Xét trên phương diện tôn giáo, chính trị hay kinh tế, đâu là nguyên nhân tạo ra chiến tranh? Hiển nhiên – tín ngưỡng, dù là tín ngưỡng vào chủ nghĩa quốc gia, vào một ý thức hệ hay vào một tín điều đặc thù nào bất kì. Một khi chúng ta không tín ngưỡng mà chỉ có tâm thiện chí, tình yêu thương và lòng tôn trọng lẫn nhau, thì sẽ không có chiến tranh. Thế nhưng, chúng ta đã được dưỡng dục bởi những tín ngưỡng, những ý tưởng và những tín điều, từ đó chúng ta nuôi dưỡng sự bất hòa.

Cuộc khủng hoảng hiện nay là ngoại lệ, do đó chúng ta với tư cách con người buộc phải, hoặc theo đuổi con đường dẫn tới sự xung đột và chiến tranh liên miên và liên tục là hệ quả của hành động hàng ngày của chúng ta, hoặc nhận chân nguyên do của chiến tranh và dứt khoát quay lưng lại với chúng.

Krishnamurti, The first and last Freedom

Văn chương & Tư tưởng III-112

Ngôn ngữ và, có lẽ, văn học là những điều xa xưa hơn, thiết yếu hơn, trường cửu hơn mọi hình thức tổ chức xã hội. Thái độ kinh tởm, chua chát, hay lãnh đạm mà văn chương thường bày tỏ đối với nhà nước thì chủ yếu là một phản ứng của cái thường hằng — đúng hơn nữa, cái vô hạn — chống lại cái tạm thời, chống lại cái hữu hạn. Ít nhất, cho đến chừng nào nhà nước còn tự cho phép nó can thiệp vào những công việc của văn chương, thì đến chừng ấy văn chương có quyền can thiệp vào công việc của nhà nước.

Joseph Brodsky,  Hoàng Ngọc-Tuấn dịch

Văn chương & Tư tưởng II-106

Mân ngó trân trân người phụ nữ Kinh nổi tiếng khắp vùng Chăm từng nghe chồng nhắc tên nhiều nhưng mới lần đầu gặp mặt. Chị ngạc nhiên thấy phụ nữ ăn nói thẳng thế, nhận xét sắc thế. Hay đó là cái khôn vượt trội của phụ nữ Ywơn so với Chăm mà Saman hay ca cẩm. Ngạc nhiên hơn khi hôm sau xuống làng, giáo viên trường kể Hà Vân đã đốp chát thẳng thừng với ông anh họ là giáo viên cấp III ở thị xã, khi anh này bảo các nhà nghiên cứu giống loài kên kên đói mồi đâu sà tới xác trâu văn hóa Champa rỉa rúc. Nữ phó tiến sĩ này hỏi tại sao các anh không làm loài kên kên thử lấy nửa lần cho đất nước nhờ? Các anh muốn xác trâu văn hóa Champa thối rữa trơ xương văng lạc tứ tán hay rã mục vào lòng đất ư? Continue reading

Ý nghĩa của phiêu lưu

Bởi phiêu lưu mới khám phá ra vùng đất lạ, mới. Chăm xưa sống nghề biển, phiêu lưu đáo để, vậy sao ta mãi ru rú? Đến tận hôm nay, xã hội Chăm vẫn chưa có phóng viên báo chí là điều rất lạ. Lạ hơn nữa là không ai thấy đó là sự lạ cả. Chúng ta đổ xô đi “nghiên cứu”. Mưtai di kraung mưtai di tathik, thei mưtai di danaw kabaw mư-ik takai palei – Chết nơi biển cả sông sâu, ai đâu chịu chết vũng trâu ven làng. Chăm Bà Láp – Ninh Thuận túa đi khắp nơi bán gha harơk – thuốc rễ cây hay Chăm Châu Đốc lên tận Cao Bằng, Lạng Sơn buôn vải là phiêu lưu, nhưng chưa đủ nghĩa. Phiêu lưu phải là một hành động dấn vào cái xa lạ chưa được khai phá, hành động đặt trên một xem xét nền tảng, lâu dài, xa rộng. Kha Luân Bố chẳng hạn. Bởi chỉ thế thôi chúng ta mới không chùn bước trước thất bại tạm thời. Phiêu lưu có nghĩa là dám đọ sức với cái xa lạ, bấp bênh. Phiêu lưu cả trong tư tưởng.

Inrasara, Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại

Văn chương & Tư tưởng III-111

Outwardly, nationalism brings about divisions between people, classifications, wars and destruction,… Inwardly, psychologically, this identification with the greater, with the country, with an idea, is obviously a form of self-expansion.

The moment you substitute religion for nationalism, religion becomes another means of self-expansion, another source of psychological anxiety, a means of feeding oneself through a belief. Therefore any form of substitution, however noble, is a form of ignorance.

Ở ngoại cảnh, chủ nghĩa ái quốc mang lại sự phân hóa con người, sự phân hạng xã hội, những cuộc chiến tranh và phá hoại,… Ở nội tâm, con người đồng hóa mình với thực thể lớn hơn, với tổ quốc, với ý hệ, là một hình thức khuếch trương bản thân không hơn không kém.

Khi bạn thay chủ nghĩa ái quốc bằng tôn giáo, thì tôn giáo trở thành một phương tiện khác bành trướng bản ngã, mầm mống khác của sự lo âu xao xuyến, chỉ là phương tiện tự nuôi dưỡng qua tín ngưỡng. Do vậy, hình thức thay thế nào bất kì dù chúng có cao thương tới đâu, cũng chỉ là hình thức ngu muội.

Krishnamurti, The first and last Freedom

Văn chương & Tư tưởng II-112

Thuman gọi đó là sợ hãi siêu hình: sợ không để lại dấu vết nào cả khi bị quét văng khỏi mặt đất.

Nhưng Jaklan chả có lấy một gờram mỡ trông rộng, Thuman phán tiếp: Như các vua Champa mà tên tuổi khắc trên bia tháp chỉ còn là những les ruines kia đã không trông rộng. Dấu vết nào bất kì luôn gắn với nền tảng rộng lớn hơn, chắc chắn hơn để mà tồn tại thời hạn khả thể trong cái vũ trụ mênh mông bất khả tư nghì kia. Đằng này các Indra, Jaya, Simhavarman, vân vân Varman, từ thứ nhất đến vô cực (ví mà lịch sử cúi xuống chiếu cố) chỉ chăm lo cho vụ khắc tên mình lên bia đá đem gắn chặt vào cái tháp (dẫu khá chắc chắn) được xây từ bòn rút của cải dân mà chả tẻo teo quan tâm đến cần thiết làm sao cho dân được no ấm trước tiên, đất nước được tồn tại sau đó, như là nền tảng của nền tảng là tháp kia tồn tại cho dấu vết là tên tuổi nhỏ bé khốn khổ của mình được ăn theo mà đọng lại.

Còn Jaklan? Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-114

Trong tác phẩm “Trí thức và vai trò của nó trong quá trình văn hoá”, Vitaly Tepikin đã tổng hợp và đề xuất 10 dấu hiệu của giới trí thức hiện đại là

1 – có lý tưởng đi trước thời đại, nhạy cảm với người xung quanh, lịch sự nhũn nhặn trong biểu hiện;

2 – tích cực lao động trí óc và liên tục tự học;

3 – ái quốc dựa trên niềm tin vào nhân dân và có tình yêu quê hương sâu sắc;

4 – sáng tạo không mệt mỏi và có lối sống giản dị đến khổ hạnh;

5 – độc lập, có khát vọng đạt tới tự do biểu hiện, và tìm thấy mình trong khát vọng đó; Continue reading