Văn chương & Tư tưởng III-128

Trong một khung cảnh mà tất cả đều xa lạ, ngôn ngữ là nơi trú ẩn, nơi mà, nhờ thi ca, tôi có thể tìm lại mình. Ấy là điều cho ta sức mạnh chịu đựng cuộc sống lưu đày này. Có trách nhiệm bảo toàn ngôn ngữ này. Lưu đày ư? Ngày tôi bắt đầu làm thơ, ấy đã là lưu đày. Các tác giả khác cũng đã từng nói thế trước tôi…

Bắc Đảo, trả lời phỏng vấn, Diễm Châu dịch

Văn chương & Tư tưởng III-124

Picasso, chẳng hạn, đã tạo nên các tác phẩm của một đại thiên tài, và người ta hỏi ông lấy cảm hứng từ đâu. Ông trả lời rằng ông đã phải lao động chăm chỉ 8 – 9 giờ liền trước khi cảm hứng đến với ông. Tôi đã không tình cờ mà có ngày hôm nay. Tôi luôn chăm chỉ lao động. Khi tôi còn học trong trường nhạc, tôi nghèo kiết xác mà phải thu xếp để ăn đủ mỗi ngày ba bữa. Người ta hỏi về tiền bạc của tôi. Ngày nay người ta muốn thành công ngay lập tức — họ không hề quan tâm tới việc bạn đã đạt được thành công đó như thế nào.

Ivo Pogorelich, Nguyễn Đình Đăng dịch

Văn chương & Tư tưởng II-53

Sự thất bại không là gì cả

Khi con muốn khai phá con đường riêng con

Mặc thành công dễ dãi của kẻ đi theo lối mòn thiên hạ.

 

Mỗi sáng thức giấc

Hãy để mặt trời cất đi của con mảnh sợ hãi rớt lại

Để con trang trọng bước vào ngày mới

Inrasara, Sinh nhật cây xương rồng, 1997

Văn chương & Tư tưởng II-107

Hôm nay tin đồn lan sang tôi. Mẹ gọi tôi hỏi nhỏ con làm gì đó ở Bai Gaur được giải thưởng có cả đăng báo còn lên tivi nữa làng xóm người ta nói quá đi nói quá không tốt đâu con ông bà ta bảo sống có người có ta, tôi giải thích mãi rằng không sao đâu mẹ, con viết sách cho con nít học thôi mẹ mới ngủ ngon. Ông chú triết gia của tôi thì bảo thẳng tao đồng ý là mày dám đi vào biển cả, đang giữa biển cả dù chỉ mình mầy chèo chống. Chớ trông vào tiếng vỗ tay hoan hô từ tao Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-50

Rồi một ngày em không còn nhớ

Một dòng ariya, một điệu Kamang

Mùi mưa Katê reo đỉnh tháp Chàm

Văn thổ cẩm hay màu mây cố quận

Em bập bềnh giữa ngữ ngôn hoang đãng

Cuốn dòng chảy thị thành

Em quên mình là Chăm

Như quên mình chưa có giấy khai sinh.

Inrasara, Sinh nhật cây xương rồng, 1997

Văn chương & Tư tưởng III-119

Tính liên-văn hóa (Interculturality): yêu cầu của thời đại

Liên-văn hóa, như một môn học, được xét ở bốn viễn tượng: triết học, tôn giáo, chính trị và giáo dục.

• trong viễn tượng triết học, liên-văn hóa là một thái độ, một tinh thần và một sự thức nhận rằng mọi thành tựu của tư tưởng nhân loại đều là những biến thái của một philosophia perennis (“triết học vĩnh cửu”), trong đó sự tương đồng giữa các câu hỏi quan trọng hơn sự dị biệt giữa các câu trả lời, từ đó ngăn chặn việc biến một truyền thống hay một hình thái triết học nhất định thành hình thái tuyệt đối như là định nghĩa duy nhất cho chân lý triết học. Với nhận thức ấy, có lẽ đã đến lúc cần phải viết lại một bộ lịch sử tư tưởng, – và nói riêng, một lịch sử triết học – của nhân loại. Continue reading