Ngành khẩu sử (oral history) thịnh hành ở Tây phương từ khoảng cuối thập niên 1960, và trở thành một ngành học ở các đại học Tây phương từ cuối thế kỷ 20. Khẩu sử khác lịch sử. Continue reading
Category Archives: Văn chương & Tư tưởng
Văn chương & Tư tưởng III-123
Tiểu thuyết có khả năng biến tất cả những gì nghiêm túc thành hài hước. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn Tiểu luận này Kundera thường xuyên nhắc tới Cervantes, Rabelais và Kafka. Đó là những bậc thầy của nghệ thuật cười. “Tiểu thuyết sinh ra không phải từ tinh thần lý thuyết mà từ tinh thần hài hước. […] Nghệ thuật bắt nguồn cảm hứng từ cái cười của Thượng Đế” Kundera phát hiện ra rằng Rabelais sợ nhất là những kẻ agélaste, những kẻ không biết cười. Kundera phân biệt cái hài hước như là một phát kiến của tiểu thuyết với cái cười chế giễu, châm biếm. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-122
Là một nhà thơ, nghĩa là tôi đã từng viết nhưng thực ra tôi chưa viết gì cả. Thơ là một hành động không có bắt đầu cũng không có kết thúc. Thực ra thơ là một hứa hẹn cho một sự bắt đầu, một sự bắt đầu mãi mãi.
Hiện hữu, tức là có một ý nghĩa gì đó. Ý nghĩa chỉ được lĩnh hội qua lời nói. Tôi nói, do đó, tôi hiện hữu. Sự hiện hữu của tôi, nhờ vậy và từ đó, có ý nghĩa.
Adonis, Phan Quỳnh Trâm dịch
Văn chương & Tư tưởng III-121
Tôi không cho rằng văn học hoặc các sáng tạo nghệ thuật lại cần phải dính líu đến chính trị. Một nghệ sĩ cần phải đứng cao hơn những ràng buộc chính trị và sự cám dỗ của thị trường để đạt được tự do và độc lập trong tư tưởng. Nhà văn không phải là chiến binh, nhiệm vụ của văn học không phải là phê phán hay cải tạo xã hội Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-120
Nếu “dấn thân” theo ý của bạn là văn học phục vụ cho một tín điều chính trị nào đó, thì để tôi nói thẳng với bạn rằng thứ văn học đó chỉ là sự thỏa hiệp thuộc loại tồi tệ nhất. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-115
Sự hài hước của người Prague chúng tôi thường khó hiểu. Milos Forman bị những nhà phê bình chỉ trích vì trong một bộ phim của ông, ông đã khiến cho khán giả cười ở chỗ họ không nên cười. Cười không đúng chỗ. Nhưng chẳng phải nó chính là ý nghĩa của mọi thứ? Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-104
Câu hỏi ‘văn chương nên có tính chính trị hay không?’ là một vấn đề của mọi thời đại, và cách tiếp cận vấn đề một cách tốt nhất là không nên tìm kiếm những câu trả lời chắc chắn và vĩnh viễn, nhưng nên để ngỏ tâm trí, chẳng hạn, tự hỏi, tại sao chúng ta lại đặt ra câu hỏi ấy lần nữa.
Njabulo S Ndebele, Phan Quỳnh Trâm dịch
Văn chương & Tư tưởng III-99
Đối với sự thành công của một cuốn sách, Borges viết, không có gì thứ yếu hơn ý định của tác giả. Rồi cuối cùng, tiểu thuyết, phương tiện truyền đạt có tính chất lật đổ lớn lao, làm đảo lộn không phải chỉ những gì xã hội cho là đúng, mà còn cả những gì nhà văn dự định viết nữa.
Nhưng tại sao? Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-133
Mọi triết lý đều là một hành vi ngôn ngữ. Nhịp điệu, ngôn từ, cú pháp, tất cả những gì đưa chúng ta đến với thi ca, chúng ta đều tìm thấy trong văn bản triết học, cho dù văn bản này có trừu tượng đến mấy. “Mọi tư duy bắt đầu từ một bài thơ”, Alain viết về Valéry như thế. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-132
Chuyện diễn ra ở Pháp vào những năm 1930. Tác giả là nhân vật chính – coi chuyện kiếm miếng ăn là vấn đề sống còn. Ông miêu tả không chút ngại ngùng về mối quan hệ tình dục với bạn bè và các đồng nghiệp văn chương của mình. Tiểu thuyết kể về cuộc sống của nhà văn nghèo – Henry Miller ở Paris. Continue reading