Văn chương & Tư tưởng II-128

Có được chút thông minh nhận ra bản chất sự thể, và rồi do sợ cô đơn, sợ cô độc và sợ cô lập, người viết tìm thỏa hiệp và tự thỏa hiệp. Họ không dám sống tới cùng tư tưởng chọn lựa, không dám viết tới cùng, và nhất là không dám theo đuổi đến cùng dự án lớn lao không giống ai của mình [nếu nhà văn đã nghĩ ra được và hoạch định trước đó]. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-127

Để dứt bỏ thứ bóng ma phê bình cảm tính đầy tùy tiện từng ám văn học Việt Nam, nhà phê bình tự trang bị tinh thần và cả thái độ mới. Đòi hỏi trước tiên là nhà phê bình tự thức toàn diện và sâu thẳm về sự yếu kém của bản thân nền phê bình, nhận mặt căn bệnh và cương quyết rũ bỏ chúng. Tư thế tự do. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-126

“Tuần lễ SEA Write Award tháng 10-2005, trong buổi giao lưu với Hội Nhà văn và sinh viên văn chương Thái Lan, tôi nêu lên câu hỏi khiến hội trường ngạc nhiên không ít: Có ai trong chín vị SEA Write Awardees năm nay – chín khuôn mặt [được coi là] đại diện xuất sắc nhất của văn chương nước mình – quen biết nhau, đọc của nhau hay thậm chí, biết đến tên nhau? Không ai cả! Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-125

Toàn cầu hóa, trào lưu hậu hiện đại Việt Nam được trao cho cơ hội. Và nó đã nắm được cơ hội đó. Chẳng những làm đa dạng hóa văn học Việt Nam đương đại, nó còn thúc đẩy văn học chính lưu thay đổi. Đồng thời, qua tinh thần phi nghiêm cẩn (non-seriousness), hậu hiện đại còn trao cho văn học Việt Nam cơ hội cắt đứt mọi trịnh trọng, để đùa nghịch. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-124

Inrajaya-55

Nhà văn hậu hiện đại “nhập cuộc” không chỉ bằng thơ văn, bằng xuống đường, mà bằng cả ngôn ngữ thân thể. Trong Ngày thơ Việt Nam ở Văn Miếu, năm 2007, nhà thơ hiện đại Dương Tường đã quấn giấy vệ sinh khắp người trình diễn trên sân khấu, để một nhà thơ nữ cởi từng vòng giấy cho lộ nguyên hình hài nhà thơ, một nhà thơ như thực, không trang trí, không mặt nạ. Quá ư là lãng mạn. Hay! Nhưng đó là cái hay hiện đại. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-122

Inrajaya-31

Sự phi tâm hóa mang tính quyết định chính là phi tâm hóa giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa bản thân nghệ sĩ và thế giới. Người ta đã từng biết đến văn nghệ xa-lông thuở lãng mạn, văn nghệ tháp ngà thời tiền hiện đại, tinh thần nhập cuộc của nhà văn hiện sinh; người ta đã từng kêu gọi văn nghệ sĩ phải ba cùng với giới lao động ở các cây bút hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vân vân… Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-121

Nhà văn hậu hiện đại mang cảm thức hậu hiện đại, từ đó dẫn đến hành động đẫm tính “ngoại biên”. Hành động này biểu hiện qua bốn yếu tố. Thứ nhất, tâm lí. Dù hậu hiện đại chủ trương phi tâm hóa, nhưng ở thời điểm hiện tại, nó luôn hướng về ngoại biên, về bộ phận thiểu số, thân phận bên lề. Nó luôn ở thế sẵn sàng đối kháng với văn học trung tâm ở nhiều khía cạnh. Đại đa số nhà văn hậu hiện đại không ý định vào hội đoàn chính thống các loại. Nhất là, văn học ngoại biên này không ý định đánh bật văn học trung tâm để chính mình trở thành trung tâm. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-120

Mười năm sau đất nước nhập một, cả khu vực rộng lớn này hầu như không nảy nòi một thi sĩ xứng danh nào. Mãi mở cửa cởi trói, các thi sĩ miền Nam mới rục rịch làm thơ trở lại, tìm mọi cách ấn hành để đưa sản phẩm của mình đến với công chúng. Ở đó, họ đã tiếp nhận nhiều truyền thống khác lạ. Thơ tự do, đi trước họ là mấy tên tuổi lẫy lừng: Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên… Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-125

“Lịch sử tiểu thuyết được sinh ra từ niềm tự do của con người”. Chính vì thế mà tiểu thuyết là một thể loại xung khắc với chế độ toàn trị, cái chế độ chỉ cho phép công bố và lưu hành những cuốn tiểu thuyết “chết”. Và cũng vì thế mà “một nhà tiểu thuyết phải phi hệ thống hóa một cách có hệ thống tư tưởng của mình, đạp tung cái rào chắn tự anh đã dựng lên quanh các tư tưởng của mình”. Continue reading