Để dứt bỏ thứ bóng ma phê bình cảm tính đầy tùy tiện từng ám văn học Việt Nam, nhà phê bình tự trang bị tinh thần và cả thái độ mới. Đòi hỏi trước tiên là nhà phê bình tự thức toàn diện và sâu thẳm về sự yếu kém của bản thân nền phê bình, nhận mặt căn bệnh và cương quyết rũ bỏ chúng. Tư thế tự do. Continue reading
Category Archives: Văn chương & Tư tưởng
Văn chương & Tư tưởng II-134
Trong khí hậu tinh thần văn chương Việt Nam đương thời, khi đại bộ phận nhà thơ quẩn quanh vùng bản năng với sáng tác phi lí thuyết, thì việc đề cập đến các chủ nghĩa là cần; khi đa số phê bình mãi dừng lại ở phê bình ấn tượng đầy cảm tính, thì phần việc của phê bình lập biên bản là kéo nhận định đến sát thực với văn bản để đảm bảo tính khoa học hơn; Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-129
Chúng ta là con đẻ của thời đại mình,
một thời đại chính trị.
Suốt ngày, suốt đêm,
mọi sự việc – của các bạn, của chúng ta, của họ –
đều là việc chính trị. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-128
Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế và đồng nhất hoá về văn hoá như hiện nay, nhà văn phải dấn mình vào cuộc đấu tranh chống lại những biến động chính trị, kinh tế, xã hội không phải với tư cách một chiến binh chuyên nghiệp, mà là với tư cách một con người biết động lòng trắc ẩn vì chân, thiện, mỹ. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-127
Nhà văn phải nói về sự thật, về những điều đang xảy ra quanh mình mà xã hội quan tâm. Tuy nhiên, những gì mà nhà văn thể hiện trên trang giấy không nên là một sự thật sống sượng phi nghệ thuật. Họ phải sáng tạo, phải “bịa”, nhưng sao cho người đọc vẫn cảm thấy đó là sự thật Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-133
Cuối cùng, một nền thơ lớn cần đặt nền tảng trong một xã hội tự do và dân chủ căn bản. Qua đó, nhà thơ mới có thể tự do triển khai tư tưởng mới, phát kiến thi pháp mới, mở ra trào lưu văn chương mới. Thơ Việt Nam có nhận được đặc ân đó chưa? Hỏi, có nghĩa là đã trả lời rồi. Viết tự do luôn song hành với in ấn và phát hành tự do, sau đó là thảo luận tự do. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-132
Văn học Việt Nam về đâu? Cụ thể hơn – nhà văn đích thực sẽ viết thế nào? Khi bao nhiêu khuynh hướng chính lưu quy định mọi bộ phận sinh hoạt văn học, khi khí hậu văn học chính thống phủ trùm tất cả, khi sáng tác giả cách tân bắt tay với phê bình giả cấp tiến thao túng văn đàn, và khi tài năng văn chương bị bóp nghẹt, sức sáng tạo bị gặm nhấm, bị bào mòn ngày qua ngày, miệt mài và kiên trì – kẻ sáng tạo chán nản rồi bỏ cuộc. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-131
Nhìn nhận nhà văn Việt Nam hôm nay “sống và viết hoàn toàn tự do, – dù phát ngôn xuất phát từ kẻ sáng tác hay người làm phê bình, nếu không phải là hoang tưởng ngu ngốc thì chắc chắn là thứ tự dối lừa, không hơn không kém. Một nền văn học tự do phải là nền văn học trong đó mọi người học tự do, viết tự do, in ấn và phát hành tự do, tiếp nhận tự do, phê bình và thảo luận tự do. Văn học Việt Nam đã nhận được đủ đầy nỗi ấy chưa? Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-130
Thiếu sáng tạo đích thực bắt nguồn từ thiếu cảm thức mới, cảm thức bùng nổ khả năng làm thay đổi cách nhìn hiện thực, chuyển đổi cả cách sống lẫn cách viết của nhà thơ. Cảm thức mới làm bạo động xô đẩy nhà thơ đối mặt với sự khủng hoảng của cuộc sống hiện tại cùng nỗi khốn cùng của đám đông nhân loại. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-129
Thiếu nền tảng triết học, thiếu tư duy về nghệ thuật dẫn đến sự thừa ảo tưởng về sáng tạo. Sáng tạo, ta vặn vẹo hoặc thay đổi vài câu chữ, ta vắt dòng, ngắt câu hay kéo dài câu thơ đến mất hút. Ta thơ con âm, thơ siêu hình với siêu thực… đủ cả.
Vặn vẹo câu chữ, thơ con âm, thơ siêu hình với siêu thực, ta khiến thơ thành thứ nghệ thuật bí hiểm, khó hiểu Continue reading