Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa, đốt rừng làm rẫy
yêu nhau, sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gởi Mĩ Sơn ở lại. Continue reading
Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa, đốt rừng làm rẫy
yêu nhau, sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gởi Mĩ Sơn ở lại. Continue reading
Khi niềm vui tan trong nỗi đau vỡ hoang ánh nắng
tôi mang hạt giống thu hoạch phương xa gieo cánh đồng làng
em nhân giống dân ca vào giai điệu mới
bờ cỏ vang vang ngôn ngữ được mùa.
(“Hạt mùa mới”, Lễ tẩy trần tháng Tư, 2002)
Các thời đại đôi khi còn vấp phải sai lầm hơn cả những cá nhân; mỗi thời đại đều đã bảo vệ nhiều ý kiến mà các thời đại sau chẳng những coi là sai lầm mà còn coi là ngớ ngẩn nữa; và hẳn là nhiều ý kiến hiện nay đang được thừa nhận rộng rãi sẽ bị các thời đại tương lai bác bỏ, cũng giống như nhiều ý kiến từng một thời được thừa nhận thì nay bị bác bỏ.
John Stuart Mill, Bàn về tự do, bản dịch 2005.
“[…] văn chương hậu hiện đại […] không phải là gu thẩm mỹ của tôi […]. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tôi có quyền kỳ thị và chống lại các trào lưu văn học khác […]. Tôi nghĩ, mỗi dòng văn học đều có những đại diện xuất sắc, và chỉ có tác phẩm hay hoặc tác phẩm dở, chứ không có trào lưu văn học hay và trào lưu văn học dở. Còn thích dòng văn học nào thì lại tùy thuộc vào thị hiếu thẩm mỹ và hoàn cảnh cụ thể của từng người. Continue reading
Anh cứ hẹn mùa sau hái tuyệt tác trần
ngày đi, ngày qua – hơi thơ anh hiu hắt
những con chữ nắm đuôi nhau xếp hàng chịu phận đời bèo giạt
tàn cuộc phiêu bồng có kết được đám trang xanh?
(“Ngụ ngôn viết cho mình”, Hành hương em, 1999)
Phê bình tự phát thường có ba nhược điểm. Một là thường nói theo, nói leo. Người đã đọc sách nhận xét đã đành, người không đọc cũng nghe rồi nói theo, bàn tán, thực ra là nói mò. Hai là phê bình tự phát dễ biến thành ý kiến nhóm, có thói quen riêng, thiếu cái nhìn toàn bộ, dễ thiên lệch. Ba là dễ chạy theo thời thượng, đồng thời cũng nhanh chóng bị thay thế, thiếu bền vững, hôm nay vừa khen, ngày mai thấy nói khác, lại nói theo, số phận ngắn ngủi. Có một thời, sách xuất bản xong liền có cán bộ đi thu thập ý kiến bạn đọc các giới, kết quả thu được chỉ là các dư luận như thế, rất ít tính khoa học. Tất nhiên phê bình chuyên nghiệp cũng góp phần định hướng cho phê bình tự phát, giúp nó sâu sắc hơn.
Trần Đình Sử, Phê bình kiểm dịch, 7-2013
Glơng Anak tuổi thơ tôi đã thuộc
Rồi qua mấy mùa hoang tôi đọc lại trăm lần
Vẫn thấy mình cứ quẩn quanh đời chật
Tập thơ mỏng gầy lại mở tới mênh mông.
(Hành hương em)
Phê bình tự phát thường có ba nhược điểm. Một là thường nói theo, nói leo. Người đã đọc sách nhận xét đã đành, người không đọc cũng nghe rồi nói theo, bàn tán, thực ra là nói mò. Hai là phê bình tự phát dễ biến thành ý kiến nhóm, có thói quen riêng, thiếu cái nhìn toàn bộ, dễ thiên lệch. Continue reading
Rồi em làm Mĩ, Mã, Italy…
Thì có hề chi
Nếu ta còn bối rối
Khi gặp và chào nhau how are you.
Rồi anh thành Mường, Mông hay Khmer…
Thì có hề chi
Nếu ta còn bở ngỡ
Cứ bập bẹ chuyện lòng bằng tiếng mẹ.
(“Nếu”, Sinh nhật cây xương rồng, 1997)
Để dứt bỏ thứ bóng ma phê bình cảm tính đầy tùy tiện từng ám văn học Việt Nam, nhà phê bình tự trang bị tinh thần và cả thái độ mới. Đòi hỏi trước tiên là nhà phê bình tự thức toàn diện và sâu thẳm về sự yếu kém của bản thân nền phê bình, nhận mặt căn bệnh và cương quyết rũ bỏ chúng. Tư thế tự do. Continue reading