Bùi Văn Nam Sơn cho rằng lâu nay việc tiếp nhận văn hào Franz Kafka (1883-1924) vẫn theo lối diễn giải tác phẩm theo hướng cắt nghĩa các ẩn dụ, phúng dụ hay biểu trưng… từ cảm thức tôn giáo, từ lăng kính phân tâm học, hay hiện sinh chủ nghĩa. Deleuze và Guattari thì làm hoàn toàn khác, họ muốn tìm hiểu về “chính sách Kafka”, “bộ máy Kafka” và cả “thử nghiệm Kafka” Continue reading
Category Archives: Văn chương & Tư tưởng
Họ đã nói 55
Nghèo không là cái tội. Nghèo là một hoàn cảnh có thể thay đổi. Tuy nhiên tội lớn nhất của một con người là ngu dốt. Một người không bao giờ đọc là một người mù chữ dưới bất cứ lăng kính nào.
Alan Phan
Họ đã nói 54
Sau thất bại trước Djokovic, Wawrinka nói: “Tôi nghĩ rằng tôi đã chơi tốt hơn anh ấy. Tôi đã làm nhiều thứ hơn Nole. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà anh ấy là số 1 thế giới”. Về phần mình, Djokovic chia sẻ: “Tôi đã đánh không tốt, đã mắc rất nhiều lỗi. Nhưng bạn biết, ngay cả khi bạn không chơi tốt thì bạn vẫn cần phải tỏ ra mạnh mẽ, cứng cỏi và tự tin rằng cuối cùng bạn vẫn có thể chiến thắng. Đấy là điều chưa hề mất đi trong tôi và cuối cùng tôi đã thắng. Tôi chỉ đơn giản là đã cố gắng tìm cách trụ lại với cuộc chơi và trận đấu càng kéo dài thì niềm tin chiến thắng trong tôi càng lớn”. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-136
Tôi nghĩ một tác phẩm vĩ đại – bỏ qua những phẩm chất khác như nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật, phong cách v.v… – là một cuốn sách mô tả thế giới theo một cách thức chưa từng có; và người đọc nhận thấy nó đã nói lên những sự thật mới – về xã hội, hay về con đường mà đời sống tình cảm được dẫn dắt, hoặc là cả hai – những sự thật chưa từng có, chắc chắn không phải đến từ những hồ sơ pháp quy hay các văn bản chính phủ, hay từ báo chí hoặc ti vi. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-135
Nói thành thật thì tôi nghĩ khi viết báo, tôi nói ra ít sự thật hơn là khi viết tiểu thuyết. Tôi vừa viết văn vừa viết báo và thích thú với cả hai, nhưng nói trắng ra, khi anh viết báo, công việc của anh là đơn giản hóa thế giới, khiến nó trở nên dễ hiểu ngay trong một lần đọc; còn khi sáng tác văn chương hư cấu, công việc của anh lại là phản ánh trạng thái phức tạp của thế giới một cách trọn vẹn nhất, là nói ra những điều không thể hiểu thẳng tuột như khi anh đọc những bài báo tôi viết, là tạo nên thứ mà người ta hi vọng có thể bộc lộ những lớp sâu hơn của sự thật ở lần đọc thứ hai.
Julian Barnes, Đức Anh dịch, 2013
Văn chương & Tư tưởng III-134
Có rất nhiều câu trả lời. Nói ngắn gọn nhất, văn chương là cách tốt nhất để kể sự thật; nó là một quá trình tạo ra những lời nói dối lớn lao, đẹp đẽ, chặt chẽ, nói lên nhiều sự thật hơn bất cứ mớ dữ kiện thực tế nào. Ngoài ra, văn chương có thể là rất nhiều thứ, chẳng hạn như niềm khoái cảm trong ngôn ngữ, sự chơi với ngôn ngữ; nó cũng là một cách thức gần gũi đến kỳ lạ để giao tiếp với những người mà anh sẽ chẳng bao giờ gặp mặt. Continue reading
Họ đã nói 54
Không nên quên rằng trong lĩnh vực đặc thù như văn chương, ngôn ngữ đã không còn là ngôn ngữ tiêu dùng nữa, mà là ngôn ngữ của nghệ thuật. Xuất phát từ ngôn ngữ đời sống, nhưng nó đã được mã hóa. Và do vậy, nó mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của người sử dụng, không loại trừ cả sự đánh đố, khiêu khích, gây hấn bằng ngôn ngữ. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-143
Chế Lan Viên trông dáng tháp gầy mòn
Sara ngó ra tháp nắng
Thu Nguyệt thấy dấu chấm than
một tháp mà có bao kiểu ngộ (và ngộ nhận).
(“Tháp Chàm muôn mặt”, Lễ tẩy trần tháng Tư, 2002)
Văn chương & Tư tưởng II-142
Mỗi tháng, mỗi mùa đợi em về chẳng được
Đành mong em về chỉ mỗi Katê sang
Katê nay em không về, làng ta trống hoác
Đồi tháp hết hoang rồi
Lòng anh sao cứ mãi trống hoang.
(“Tứ tuyệt buồn”, Hành hương em, 1999)
Văn chương & Tư tưởng III-132
Người ta có thể tiếp cận triết học, lịch sử, văn học, giáo dục, nhân chủng học theo hướng khoa học hay theo hướng nhân văn. Triết học phân tích (analytic philosophy) thiên về khoa học logic còn triết học lục địa (continental philosophy) mang tính nhân văn nhiều hơn. Ngôn ngữ của các triết gia thuộc trường phái triết học lục địa như Nietzsche, Foucault hay Rancière là thứ ngôn ngữ giàu chất thơ. Viết sử dựa trên các cứ liệu khách quan, thông qua các quy trình khách quan và hướng tới các chân lý khách quan chỉ là một trong những đường lối của sử học. Hayden White, một sử gia người Mỹ, đã trở nên tiếng tăm với quan niệm viết sử giống như viết văn. Theo ông tác phẩm sử học có thể phân chia thành các thể loại giống như các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Phùng Hà Thanh, 2013