Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động. Giáo dục nhồi nhét, thi cử nhiêu khê cũng là bạo động. Thậm chí, giao thông xô bồ, căng thẳng, mất dần những không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, tâm tình cũng là môi trường nuôi dưỡng và kích thích bạo động. Không đợi đến “cướp, giết, hiếp”, muôn mặt tinh vi và hiểm ác của bạo lực hằng ngày hằng giờ đang chung tay làm suy nhược thần kinh, giảm thiểu năng lực tự phòng vệ của con người, vì chúng xâm hấn vào vùng tinh anh nhất và cũng dễ tổn thương nhất. Continue reading
Category Archives: Văn chương & Tư tưởng
Văn chương & Tư tưởng II-143
Nhã Thuyên: Dù sao, từ “song thoại” vẫn đem lại cảm giác “to tát” trong văn hóa tranh luận văn chương ở Việt Nam hôm nay. Anh nghĩ sao?
– Đó là người ta “cảm giác” chứ không phải tôi. Văn chương là chuyện cá thể. Nhà phê bình chỉ có thể nói chuyện với cá thể người hay từng xu hướng sáng tác. Nó không quan tâm đến “đối thoại” hội đoàn, bè nhóm. “Song thoại” còn nói lên phê bình “song hành” chứ không đi trước hay sau, đứng cao hay thấp hơn sáng tác. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-141
Một bút lực lớn hay một cảm thức chủ đạo như thứ từ trường thu hút các cây bút/ ảnh hưởng đến suy tưởng của kẻ cùng thời; từ đó nó tạo nên trào lưu hay trường phái nghệ thuật. Một nền văn học có phát triển mạnh mẽ và đa dạng hay không tùy thuộc vào sự lan rộng, xa của các trào lưu này; nếu không nó mãi ở lại nơi căn chòi của sinh hoạt nghiệp dư, tự phát và đầy cảm tính.
Thế nhưng, chỉ khi nào người viết nỗ lực vượt lên mọi trường phái, trào lưu hay cảm thức thời đại, hắn mới có thể thực sự lớn.
Inrasara
Văn chương & Tư tưởng II-143
Khi niềm vui tan trong nỗi đau vỡ hoang ánh nắng
tôi mang hạt giống thu hoạch phương xa gieo cánh đồng làng
em nhân giống dân ca vào giai điệu mới
bờ cỏ vang vang ngôn ngữ được mùa.
(“Hạt mùa mới”, Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)
Văn chương & Tư tưởng II-140
Khi niềm vui tan trong nỗi đau vỡ hoang ánh nắng
tôi mang hạt giống thu hoạch phương xa gieo cánh đồng làng
em nhân giống dân ca vào giai điệu mới
bờ cỏ vang vang ngôn ngữ được mùa.
(“Hạt mùa mới”, Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)
Văn chương & Tư tưởng III-140
Về một Phạm Công Thiện như ngôi sao băng đột ngột xuất hiện ở Việt Nam, xé toang đêm tối của thời đại chiến tranh rồi bất ngờ biến mất, hầu như không được biết đến ngoài lãnh thổ Việt Nam, và ngay ở Việt Nam hiện tại cũng chưa có được một đánh giá nghiêm cẩn. Tuy nhiên, theo như tôi thấy, ông không những mười phần xứng đáng để nghiên cứu lại như là nhân vật đã cật vấn rất căn nguyên về địa ngục chiến tranh Việt Nam ngay tại đất nước đương sự, mà tôi còn cho rằng tư tưởng ông đưa ra chứa đầy tính trọng yếu không thể nào bỏ qua được đối với chúng ta những kẻ đang sống trong thế giới hôm nay mà toàn thể địa cầu đã bị phủ kín bởi tri thức cận đại và khoa học kỹ thuật có nguồn gốc từ Tây phương. Cho nên, lẽ thường, tôi phải giới thiệu ông qua cách giải thích của riêng mình đối với tư tưởng nan giải của ông.
Nohira Munehiro, trích Lời nói đầu trong chuyện luận về Phạm Công Thiện, Nguyễn Tiên Yên dịch
Văn chương & Tư tưởng II-139
Tác phẩm văn chương như một thế giới mở tồn tại vô vàn khoảng trống và những điểm trơn trợt bất định, mời gọi bao nhiêu diễn ngôn khác nhau. Nếu thế giới là nơi diễn ra và dung chứa mọi hoàn cảnh, sự thể (The world is all that is the case – Wittgeinstein), thì tác phẩm văn chương cũng là nơi xảy ra và chấp nhận mọi khả thể của diễn ngôn. Vì tác phẩm văn chương là thế giới mở, người đọc có thể chấp nối đằng trước, đằng sau; bởi ở đó tồn tại khoảng vắng lẫn khoảng trống, người đọc có thể làm đầy nó từ nhiều điểm nhìn khác nhau Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-139
Không học kinh điển nhà Phật nghiêm túc, nhất là không chọn lấy một Pháp môn mà rốt ráo thực hành đã khởi tâm bài bác ấy là vừa lội qua đầm lầy lại muốn dò lòng đại dương.
Khi nhà thiên văn chụp được những thiên hà “hình xa luân”, “hình trụ”, “hình bầu dục”,… đúng như Phật tả về Hoa tạng thế giới thì chính là kinh điển Phật giáo lấp lánh dưới ánh sáng khoa học Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-138
Có thể chúng ta nghĩ về lịch sử như là những gì thuộc quá khứ được giao nộp cho ký ức, được ghi lại bởi những người ở vị trí được làm việc này, quyền lực của họ là quyền lực của kẻ thao túng những hình thức ghi chép công khai. Continue reading
Họ đã nói 57
Đức Đạt lai Lạt ma, Đức Giáo hoàng Francis, Tổng thống Obama, Tổng thống mặt lạnh Putin, những người như Bill Gates, Bill Clinton hay Bin Laden… đều có thể trở thành nhân vật của những bức họa, những talk-show, những bài báo nói chuyện đời thường, ví von, cười vui… Có lẽ, đó là dấu hiệu của một nền báo chí lành mạnh, vì góp phần “giải thiêng” những nhân vật được trọng vọng. Giải thiêng không hạ bệ, nhưng là trả họ về vị trí người. Thực ra, nhiều khi nhờ giải thiêng mà họ càng trở nên thật.
Từ Linh, 6-10-2013