Sống triết lí Cham-74. TỪ TIN ĐẾN VIẾT & SỐNG

Inrasara: “Hãy viết điều bạn tin, và hãy sống điều bạn viết”.

Tút “Con người thèm khổ” để trả lời câu hỏi: Làm sao Inrasara khỏe thế, ông bạn thơ cứng cựa ở Hà Nội còm: “Ông có thể sáng lập ra một pháp môn nào đó cho thiên hạ theo… Nếu thành công thì tuyệt, danh nổi khắp nhân gian, ông ạ…”

Không dại dột nghe ổng bày, tôi phản hồi vui: Minh Tuệ vô ngôn vô hành, không tuyên không lập, mới có mỗi thứ cho bàn chân trần bước ĐI thôi mà bị cho lên bờ xuống ruộng, nay bạn kêu Sara tui “sáng lập pháp môn”, có mà theo ông bà sớm.

Continue reading

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT CÔNG CHÚNG NGAY CÂU ĐẦU TIÊN?

Trên diễn đàn lớn nhỏ, tôi có cách riêng, mở bằng đánh thẳng vào quan tâm hay tự ái của họ.

Tại No Nukes Asia Forum – Taiwan 2019, trả lời báo chí, cái tứ với cách diễn lạ: “Chỉ có rác hạt nhân là vĩnh cửu” của tôi được xem là một trong vài phát ngôn cộm ở diễn đàn. Đâu cũng vậy, tôi luôn có phát ngôn mới, lạ mang tính điểm huyệt, buộc hội trường quay lại, hoặc… tỉnh ngủ, và lắng nghe.

Hôm nay vui, tạm lượt lại 9 vụ, theo thứ tự.

Continue reading

Sống triết lí Cham-53. VĂN CHƯƠNG – 20 SUY TƯỞNG NGẮN

[1] Nhà văn Việt Nam chưa đủ cô đơn cho sáng tạo

(tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004)

[2] Nhà thơ học biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ

(tạp chí Tia sáng, 20-5-2006)

[3] Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa

(Thuyết tại Trường chuyên Lê Quý Đôn, Phan Rang, 10-2019)

[4] Hành trình viết của tôi là hành trình phá hủy ‘bản sắc tôi’

(Inrasara.com, 1-9-2016)

Continue reading

Nghĩ-96. ĐIỀU GÌ GIỮ CHAM CÒN?

Ngoài kí ức lịch sử và ngôn ngữ chữ viết cùng tôn giáo Ahiêr Awal dân tộc đẫm tính nhân văn, tôi thêm Cham có 3 chân kiềng tinh thần:

Ariya Glơng Anak rộng lòng như người mẹ, Pauh Catwai nghiêm khắc như người cha, và Damnưy bay bổng như một nghệ sĩ chân tính.

Khi ở Cham sự bao dung của Ariya Glơng Anak còn, tư tưởng tự thức self-consciousness đầy tính phê phán của Pauh Catwai còn, cùng tinh thần sáng tạo của Damnưy còn, thì Cham còn.

Vĩnh viễn.

Chuyện văn chuyện đời-03. GIẢI TRUNG TÂM TỪ SỐNG ĐẾN VIẾT

1. Ngay từ nhập cuộc chữ nghĩa,

In sách, tôi không chọn nhà xuất bản, từ Văn hóa Dân tộc đến Thanh niên, từ Hội Nhà văn, Văn nghệ Thành phố cho đến Tri thức, đâu tiện thì tôi in.

Báo, tôi viết cho nhiều loại, từ TƯ đến địa phương, từ báo thiếu nhi đến dân tộc thiểu số. Nhiều nhất là Văn nghệ Dân tộc & Miền núi, Văn nghệ Thành phố, Bình Thuận cuối tuần, Đà Nẵng cuối tuần, Tiền Phong chủ nhật, Dân tộc & Phát triển, Quân đội Nhân dân cuối tuần, Nhân Dân cuối tuần… Rồi khi internet xuất hiện, tôi viết cả cho báo nước ngoài.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-02. CHƠI FACEBOOK THẾ MỚI NGẦU

Đừng làm chú nai ngây thơ trong lồng đời khả kính

gặm cỏ ở lối mòn với dáng nghiêm trang

giữa sa mạc nhân quần chớ làm loài lừa chở nặng

lê tháng năm qua nỗi bảo tàng

(Một trong bộ ba “Đoản thi dành cho con”, viết năm 1982, không in ở Sinh nhật cây xương rồng-1997)

Chơi facebook, mỗi người mỗi kiểu, tôi mới mỗi ngày…

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-01. TÔI KHÔNG CHỌN PHE

Vài bạn Việt và Cham, luôn đòi tôi chọn phe, hoặc này hoặc kia, chớ ở giữa dễ bị cả hai làn đạn. Đúng luôn, nhưng tôi đã chọn: KHÔNG BÊN NÀO CẢ! Và tôi chấp nhận hệ quả cùng vô số hậu quả từ chọn lựa sự không chọn lựa ấy – bắt chước lối nói của Sartre.

Đó là nguyên do không ít người dù thích tôi tới đâu, vẫn cứ ngại. Nhiều bạn nhắn tin riêng, mỗi sáng mỗi đón đọc tút Sara, chớ like hay bình luận thì không. Cả ông anh LPT rất mực yêu thương tôi cũng hệt.

Continue reading

Nghĩ-92. 4 NĂM HỘI ĐỒNG ANH KẾT NỐI, CHAM ĐƯỢC GÌ?

Những bộ mặt nghiêm trang nghiêm nghị

tôi thấy chúng thật nghiêm trọng

những bộ mặt cứng đơ nấp sau tấm màn trang trọng

chúng đang làm chết văn hóa và làm thứ văn hoá chết

(Inrasara, “Phác thảo ở biển Vũng Tàu”, 2002)

Sáng 26-4-2023, anh Chung Hoàng đại diện Hội đồng Anh hẹn tôi với tư cách “cố vấn” giai đoạn làm cái phỏng vấn sơ kết 4 năm triển khai dự án Di sản kết nối ở cộng đồng Cham Ninh Thuận.

Continue reading

Nghĩ-91. HỌC GÌ TỪ CHUYỆN TÌNH BINGUN CHAKLENG

Đám cây non vươn vội lên khoảng xanh

mà rễ chưa được cắm sâu vào lòng đất

chỉ cần một cơn bão rớt

cũng đủ làm chúng run bấn lên

(Sinh nhật cây xương rồng-1997)

“Năm 1960, quý bô lão Chakleng thỉnh Pô Riyak từ Vĩnh Trường về làm thần làng, Thần Tri thức. Tại sao? Tiền bạc dễ mất, ruộng đất có thể bị tịch thu, lâu đài rồi cũng bị đổ nát, riêng ‘akhar’ tri thức “chữ” cất trong lòng thì mãi còn…”

Continue reading