Inrasara: Thực trạng sáng tác & Lí luận phê bình văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay

Thuyết giảng tại Lớp Tập huấn Lí luận – Phê bình, Hội đồng Lí luận – Phê bình Văn học, Nghệ thuật – Ninh Bình, 12-7-2012 & Đồng Nai, 20-7-2012

(Toàn văn bài thuyết giảng)

 

* Inrasara và Mai Liễu chủ trì Tọa đàm văn học dân tộc thiểu số, Hà Nội, 4-2011.

Phần khai đề

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số ở đâu? Continue reading

Inrasara: Khoảng tối của thi ca

Thi ca không phải là cái đẹp thêm vào cuộc sống, của trang điểm cho tính thể con người, càng không phải là trò nhàn đàm của và cho những tâm hồn mệt mỏi.

Ở đâu và bất kì thời đại nào cũng có những tâm hồn đau khổ và tuyệt vọng. Chính nơi đó thi ca có mặt. Nhưng thơ có mặt không với tư cách chiếc bè cho sinh thể kia bấu víu mà như chất xúc tác làm cháy lên trong tâm hồn bóng tối ấy tia lửa mới của hy vọng. Continue reading

Inrasara: ‘Hiện tượng’ thơ Nguyễn Quang Thiều, vài minh định

1. Hoàng Hưng, trong một bài trả lời phỏng vấn, đã nhận định:

Nhiều khi những hoàn cảnh xã hội chưa công bằng. Có thể có nhiều người tài nhưng xã hội chưa tạo điều kiện cho họ đi đến nơi đến chốn. Đâm ra chưa nổi lên được. Ví dụ: Nguyễn Quang Thiều, khi lúc đầu mới cách tân thơ cũng nhiều người chê bôi, nhưng khi anh ấy có địa vị một chút trong  Hội Nhà văn thì lại được đề cao Continue reading

Inrasara: Thơ Việt sau hiện đại, hậu hiện đại làm gì?

Tạp chí Nhà văn, số 6-2012

1. Lướt qua vài cuộc chuyển động lớn của thơ Việt

Một cuộc cách mạng văn chương cần hội đủ bốn yếu tố. Trước hết, họ là người viết cùng thời, cùng quan điểm sáng tạo có khả năng dựng nên một trường thơ; thứ hai: chính họ phải lập ngôn cho hệ mĩ học sáng tạo của phong trào; thứ ba là nhóm thơ ấy có được diễn đàn độc lập; cuối cùng: cần có một lớp độc giả được chuẩn bị tinh thần và tri thức để sẵn sàng đón nhận tác phẩm của họ. Giai đoạn qua, thơ Việt luôn nhận được cơ hội đáng kể. Continue reading

Inrasara: Cham Pangdurangga – ngang bướng, đau khổ, kiêu hãnh và đầy bất an

(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)

Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui
Chịu chơi cả trong đau khổ
.
Inrasara, Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002

* Patuw Tablah Đá Chẻ ở Chung Mỹ – Photo Inrajaya.

1. Pangdurangga là khu vực địa lí lịch sử cực nam trong 4 khu vực thuộc vương quốc Champa. Suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của vương quốc, khu vực này luôn chịu thiệt. Về mọi mặt. Xa trung tâm văn hóa lớn là vùng Amaravati thời Champa hưng thịnh, nó ít được ưu ái; không biết bao lần bị đoàn quân Khmer xâm lăng mà nó phải đơn thương chống cự, rồi sau đó khi vương quốc suy yếu, Pangdurangga đã đứng trụ chính chịu trận để thay mặt cả dân tộc mà tồn tại. Tồn tại theo đúng tính cách của người Pangdurangga. Vị trí địa lí cùng hoàn cảnh sống buộc nó tự trang bị tinh thần độc lập. Tinh thần độc lập cùng sự đề kháng được tôi luyện thế hệ này qua thế hệ khác làm nên sức chịu đựng đến lì lợm. Do đó chẳng ngạc nhiện khi không ít lần, nó gây phiền hà cho chính triều đình trung ương. Thử đọc qua bí kí dựng trên đồi tháp Po Klaung Girai vào giữa thế kỉ XI(1):
… vì người ở vùng Pangdurangga này ngang bướng, ngu ngốc, hung ác luôn chống lại hoàng đế tối cao. Cuối cùng ngài phải thân chinh đến. Những kẻ chống đối muốn tôn người Pangdurangga lên ngôi vua. Nhưng bằng trí thông minh khôn khéo của mình, ngài đã chinh phục được tất cả…” Continue reading

Inrasara: Văn xuôi dân tộc thiểu số, khác biệt từ vùng miền

Đã đăng tạp chí Văn nghệ Cao Bằng, Tết 2012

 

1. Đất nước mở cửa, ở các tỉnh Việt Bắc và Tây Bắc, song hành với thơ, văn xuôi các dân tộc thiểu số phát triển đều và rộng, với hàng loạt tác giả tên tuổi có mặt hầu như khắp các tỉnh phía Bắc: Mã A Lềnh (sinh 1943, Mông, Lào Cai), Ma Trường Nguyên (sinh 1944, Tày, Thái Nguyên), Cầm Hùng (sinh 1945, Thái, Sơn La), Sa Phong Ba (sinh 1948, Thái, Sơn La), Hoàng Hữu Sang (sinh 1950, Tày, Yên Bái), Nguyễn Minh Sơn (sinh 1951, Tày, Thái Nguyên), La Quán Miên (sinh 1951, Thái, Nghệ An), Đoàn Lư (sinh 1959, Tày, Cao Bằng)…

Sau mười lăm năm dọ dẫm, bước sang thế kỉ XXI, Continue reading

Inrasara: Việt Nam thơ, vùng trũng hay cường quốc?

Bài đã đăng trên BBCVietnamese.com, 18-2-2012 &  Tienve.org, 19-2-2012

“Tuần lễ SEA Write Award tháng 10-2005, trong buổi giao lưu với Hội Nhà văn và sinh viên văn chương Thái Lan, tôi nêu lên câu hỏi khiến hội trường ngạc nhiên không ít: Có ai trong chín vị SEA Write Awardees năm nay – chín khuôn mặt [được coi là] đại diện xuất sắc nhất của văn chương nước mình – quen biết nhau, đọc của nhau hay thậm chí, biết đến tên nhau? Không ai cả! Văn chương khu vực này mãi đến hôm nay vẫn còn đóng cửa với nhau, là vậy. Nhà văn Đông Nam Á không quan tâm đến nhau, không cần nhau, nếu không muốn nói – xem nhẹ nhau và, xem nhẹ chính mình. Chúng ta có học (dịch thuật, nghiên cứu, hội thảo) là học người khác chứ không học tập ta. Tâm lí hậu thuộc địa còn trì nặng nơi tâm thức sáng tạo của mỗi người viết Đông Nam Á. Continue reading

Lối thoát nào cho thơ nhà trường hôm nay?

báo Nhân dân cuối tuần, 8-1-2012

1. Ngay từ những năm sau thế chiến thứ hai, thơ là thể loại văn chương luôn bị đặt trong tình trạng dự báo tuyệt chủng. Câu nói nổi tiếng của T.W. Adorno: “Làm một bài thơ sau Auschwitz là điều dã man” vang lên như một ám ảnh. Nhưng hơn nửa thế kỉ qua, thơ cứ sống, và sống khỏe nữa. Rồi khi văn hóa nghe nhìn phát triển lấn át văn hóa đọc, lần nữa các nhà tiên tri [giả] chộp cơ hội, lớn tiếng tuyên bố tiếng chuông đưa tang thi ca đang được đánh tới hồi cuối.

Cũng phải thôi. Có bài thơ nào trong vài chục năm qua gây chấn động dư luận bằng cái chết của công nương Diana? Chưa nói sự chênh lệch cả vực thẳm tỉ lệ người đọc Y. Bonnefoy với các fan mê cái chân trái đầy ma thuật của Maradona! Continue reading

Văn học trong thời đại toàn cầu hóa, trường hợp Chăm

Tham luận tại Hội thảo Văn học Dân tộc Thiểu số với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kì đổi mới, 18-11-2011, Lạng Sơn.

đã đăng tạp chí Sông Hương, 1-2012; tạp chí Nhà văn, 1-2012

1. Toàn cầu hóa là một hiện thực diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, từ hai thập kỉ qua. Một hiện thực lồ lộ trước mắt ta, bên cạnh ta, ngay trong nhà và ở chính bản thân ta; dù ta là công dân ở đất nước tiên tiến hay dù ta chỉ là một thành phần thuộc sắc dân thiểu số cư trú vùng sâu vùng xa trong một đất nước đang phát triển chưa qua giai đoạn hiện đại hóa.

Ta không thể chối bỏ hay quay lưng lại nó, mà chỉ có thể bàn cách tiếp nhận sao cho hiệu quả nhất trong môi trường văn hóa cụ thể Continue reading