Inrasara: Sống, chiến và sáng tạo theo tinh thần tiền vệ

(Kỉ niệm 10 năm Tiền Vệ)

 Suy tư ở cấp độ thứ nhất: [Tinh thần] tiền vệ là một giá trị. Để làm sang, [và…] không ít người theo Tiền Vệ.

Ở cấp độ thứ hai: Tiền vệ không là giá trị, chỉ khi nào Tiền Vệ trưng ra được tác phẩm và tác giả giá trị, nó mới có giá trị.

Ở cấp độ thứ ba: Bản thân [tinh thần] tiền vệ là một giá trị.

*

Tiền Vệ – thức thời, dứt khoát và bền bỉ Continue reading

Inrasara: Toàn cầu hóa, văn học và ngôn ngữ Việt Nam đi về đâu?

Báo Đà nẵng cuối tuần, 15-12-2012

Sau ba ngày làm việc đầy hứng khởi, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội, vừa kết thúc chiều ngày 28-11-2012. Với tiêu đề “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”, Hội thảo đã thu hút hơn một ngàn nhà khoa học từ 36 nước trên thế giới về dự. Continue reading

Inrasara: Thơ và giọng thơ

1. Thế hệ khác, giọng thơ cũng phải khác. Có thể ít khác ở vần hay không vần, ở thể thơ, cách xếp đặt ngôn từ, nhưng tuyệt đối phải khác ở giọng điệu. Đó là yếu tố quyết định.

Giọng thơ tình chẳng hạn. Sự vụ người yêu bỏ đi (chia ly, biệt ly, chia tay, cắt đứt quan hệ, dứt áo hay đội nón ra đi, bái bai…) thời nào và ở đâu cũng có. Nhưng giọng điệu mỗi thế hệ phải khác nhau. Continue reading

Inrasara: Thơ Dân tộc Thiểu số Việt Nam đa sắc, đa thanh

Đọc Thơ Dân tộc và miền núi đầu thế kỉ XXI, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, H., 2011

 

Thơ Dân tộc và miền núi đầu thế kỉ XXI do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành quý IV-2011, là một tác phẩm tuyển chọn đặc biệt đầu tiên về thơ dân tộc thiểu số Việt Nam và các tác giả Kinh từng/ đang sống và làm việc ở các miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

Tôi nói đặc biệt, thứ nhất, tập thơ do bốn nhà thơ người dân tộc thiểu số thuộc thế hệ giữa – tức các nhà thơ bắc cầu giữa hai thế hệ – tuyển: Mai Liễu, Y Phương, Inrasara và Trịnh Hà. Continue reading

Inrasara: Lạc hậu bình phương, mâu thuẫn lập phương

Ở Việt Nam, vài nhận định sai lầm mang dáng dấp chân lí đinh đóng thường xuyên được lặp đi lặp lại, đã tạo nên hội chứng lây lan. Trên các trang báo, báo chuyên văn học và báo phổ thông; trong các hội thảo văn học lớn, nhỏ; trong các cuộc trả lời phỏng vấn của nhà phê bình và cả từ phát ngôn của các quan chức văn học. Thế kỉ trước, thập niên qua và cả… mới hôm qua. Rằng, “sáng tác chưa theo kịp hiện thực đời sống” và “phê bình không theo kịp đời sống văn học”(1). Continue reading

Inrasara: Vài giải minh qua ngộ nhận về hậu hiện đại Việt Nam

Bài báo “Ai trách nhiệm ‘định hướng’ thẩm mĩ độc giả” đã đăng ở vài trang mạng. Sau đó, do đề tài “thơ thần” đương nóng ở website Lethieunhon.com, tôi mới gửi đăng tại đó vào cuối tháng 8-2012. Ngay tức thì, bài viết nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc, trong đó hai ý kiến phản đối tôi về hậu hiện đại, là ý rất phụ tôi chỉ nhắc lướt qua. Thế là nhà thơ Triệu Lam Châu Continue reading

Inrasara: Một loại thơ đang ‘chết’, một loại thơ khác vừa ra đời

Tạp chí Tia sáng, 5-8-2012

1. Thơ đang đánh mất độc giả

Tại sao? T.W. Adorno: “Làm một bài thơ sau Auschwitz là điều dã man”. Dã man, – không sai. Khi Tòa Tháp Đôi vừa bị khủng bố đánh đổ, thiêu sống hàng ngàn con người ưu tú; khi liên tục vụ nổ bom tự sát giết chết hàng vạn sinh linh vô tội diễn ra mỗi ngày; khi trái đất đang bị khai thác và tàn phá đến cạn kiệt; khi bất công và tội ác đang bành trướng khắp nơi, ngày càng lồ lộ và trắng trợn hơn bao giờ… mà nhà thơ đóng cửa phòng văn để “làm vần” và “làm thơ thuần túy”, thì không khác gì đồng lõa với sự dã man. Continue reading

Inrasara: Minh định một ngộ nhận về phê bình văn học

1. Nhà thơ Phạm Đình Ân, trong bài “Tác giả phê bình và sản phẩm phê bình” đăng trên Văn nghệ trẻ số 1&2, 2010, Phongdiep.net ngày 21-1-2010 đăng lại, ở mục “Phân loại phê bình” có nhắc đến bài viết của tôi nguyên văn như sau:

Cũng mới đây, nhà thơ Inrasara lại có thêm cách phân loại như sau: Phê bình độn giai thoại, Phê bình và tán, Phê bình chung chung, Phê bình hũ nút, Phê bình núp bóng, Phê bình bè phái, Phê bình quan phương, Phê bình hàng hai…”. Continue reading

Inrasara: Văn học Bình Thuận nhập cuộc, bao giờ?

Báo Bình Thuận, 27-7-2012

Sự phân biệt chính thống với phi chính thống, trung tâm với ngoại vi trong văn học nghệ thuật ở đâu cũng có. Đó là tâm lí chung của con người. Việt Nam không là biệt lệ. Thế nhưng không ở đâu có sự phân biệt đặc thù như Việt Nam với quan niệm đã thành thông lệ rằng chỉ gọi là nhà thơ, nhà văn khi người sáng tác là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Còn lại thì không. Continue reading