Inrasara: DI CƯ NGÔN NGỮ Ở NHÀ VĂN ĐƯƠNG ĐẠI

bạn trách tôi mất giờ cho thơ tiếng Chăm

có bao lăm kẻ đọc? Rồi sẽ còn ai nhớ?

nhưng tôi muốn lãng phí cả đời mình cho nó

dù chỉ còn dăm ba người

                        dù chỉ còn một người

                                                hay ngay cả chẳng còn ai!

(Inrasara, Tháp nắng, 1996)

Nhà văn sống nhờ, trong và qua ngôn ngữ dân tộc. Ngược lại, sinh mệnh ngôn ngữ dân tộc tùy thuộc nhiều vào sự ưu tư, chăm sóc của người sáng tác văn học. Toàn cầu hóa, nhiều sinh mệnh ấy đang bị đe dọa, ở đó một trong những nguyên do chính yếu xuất phát từ chính nhà văn – qua cuộc di cư ngôn ngữ của họ. Continue reading

Thơ Việt – Hành trình chuyển hướng say: LỜI MỞ

Trong ý hướng dân chủ hóa văn học trong thời đại toàn cầu hóa, ở đó thơ Việt đương đại được sử dụng làm chất liệu minh giải, tập tiểu luận Song thoại với cái mới bước đầu thử làm cuộc phá vỡ vách ngăn văn chương [bị cho là] ngoại vi với văn chương trung tâm, trên nhiều bình diện của vấn đề.

Văn học Đông Nam Á so với thế giới: “Văn chương Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa”; thơ nữ so với nam: “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’”; thơ dân tộc thiểu số/ dân tộc đa số: “Thơ dân tộc thiểu số, từ một hướng nhìn động”; thơ tiếng Chăm/ Việt: “Sáng tác văn chương Chăm hôm nay”; văn chương địa phương/ văn chương các trung tâm văn hóa lớn: “Nhập cuộc và hi vọng”; văn chương ngoài lề/ chính thống: “Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu?” và “Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn”; thơ phi truyền thống với thơ truyền thống: “Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt” và văn chương mạng/ văn chương giấy: “Văn chương mạng”. Continue reading

Inrasara: Văn học tự ý thức

Tạp chí Sông Hương, số 6-2013

Jaya03

1. Ch. Fredriksson trả lời cuộc phỏng vấn, cho rằng: “Ý tưởng dường như có tính tiên quyết, xem người nghệ sĩ làm gì và làm như thế nào với tác phẩm của mình, để làm sao cho tác phẩm ấy có hiệu quả nhất khi đến với công chúng. Nhưng dường như ở Việt Nam các nghệ sĩ ít thích bàn về điều này, họ thường thích làm tác phẩm hơn là nói về các tác phẩm của mình. Họ cho rằng tự tác phẩm đã nói lên điều đó. Nhưng ở trường chúng tôi lại khác, khi một nghệ sĩ làm nghệ thuật thì điều đầu tiên họ phải được học về các vấn đề lí luận nghệ thuật. Sau đó họ bắt đầu viết các dự án nghệ thuật thành các bài viết, rồi mới đến công việc thực hiện các ý tưởng đó. Continue reading

Inrasara: Nhà văn & nỗi sợ

Sợ làm nên cộng đồng người, làm nên văn hóa và văn minh…

2013-NVHLaodong.4

Sợ dã thú, con người hợp quần để tạo sức mạnh, các bộ lạc ra đời. Sợ bộ lạc khác, con người tạo lập cộng đồng có tổ chức mạnh mẽ hơn để tránh bị tiêu diệt, nền văn hóa xuất hiện. Sợ sức mạnh siêu nhiên chưa thể lí giải, [theo Marxist] con người tạo ra tôn giáo. Vân vân… Thế nhưng, ngoài óc thực tế, loài người còn được ban cho trí tưởng tượng Continue reading

Inrasara: Minh định về phê bình phê bình

Trao đổi với Anh Chi và Đỗ Ngọc Yên về bài viết trên báo Nhân dân cuối tuần.

báo Nhân dân cuối tuần, 31-5-2013

1. Đọc mạch văn trong bài “Phê bình phê bình” không khó nhận ra chữ “hiện đại” được dùng chính là chủ nghĩa hiện đại: “Bài thơ [Nguyễn Quang Thiều] còn cư trú ở ngưỡng [tiền] hiện đại, chứ chưa thật sự hiện đại như Hoàng Hưng”. Còn bất cứ đương đại nào cũng có cái “hiện đại” của nó. Ở đây cũng cần phân biệt yếu tố với chủ nghĩa. Yếu tố lãng mạn, siêu thực, tượng trưng… đã xuất hiện trong thơ từ thời xửa xưa, cả trong Truyện Kiều, chứ không phải đợi đến Chế Lan Viên, Hữu Thỉnh…; còn chủ nghĩa thì hoàn toàn khác. Continue reading

Inrasara: Phê bình phê bình 3. Từ ảo tưởng của nhà thơ đến thất thố của người làm phê bình

Bài trao đổi “Phê bình phê bình” đăng 3 kì trên báo Nhân dân cuối tuần, từ ngày 27-4-2013

1. Sự lạc điệu mang tính mĩ học

2. Một cách nhìn khác về thơ Hoàng Hưng hay Phê bình ‘đi vào trong’ hệ mĩ học sáng tác

3. Từ ảo tưởng của nhà thơ đến thất thố của người làm phê bình

 

1. Từ “Hội thảo thơ Mai Văn Phấn & Đồng Đức Bốn” tại Hải Phòng ngày 15-5-2011 đến Tọa đàm khoa học: “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” ngày 28-6-2012 tại Viện Văn học – Hà Nội, có khoảng cách hơn một năm. Hai hội thảo được cho là có thế giá nhất về nhà thơ đang sống. Thế nhưng nhìn lại, sự tiến bộ của các tham luận dường như rất ít. Continue reading

Phê bình phê bình 2. Một cách nhìn khác về thơ Hoàng Hưng hay Phê bình ‘đi vào trong’ hệ mĩ học

“Phê bình phê bình” đăng 3 kì liên tục trên báo Nhân dân cuối tuần, từ ngày 27-4-2013.

1. Ở bài 1: “Phê bình phê bình: Sự lạc điệu mang tính mĩ học”, chúng ta đã xác định được cách phê bình của Anh Chi. Qua lăng kính mĩ học của mình, Anh Chi đã nhận định khoảng mươi tên tuổi. Ở bài tiếp theo, tôi xin lẩy ra hai trường hợp khá điển hình: Hoàng Hưng và Nguyễn Quang Thiều, để trao đổi với anh.

Tập thơ Người đi tìm mặt (NXB Văn hóa Thông tin, 1993) của Hoàng Hưng không là tập thơ sáng tác theo một hệ mĩ học nhất định. Continue reading

Inrasara: Phê bình phê bình, 1. Sự lạc điệu mang tính mĩ học

Bài đã đăng Nhân dân cuối tuần, 27-4-2013

1. Anh Chi là nhà thơ có viết phê bình văn chương, chủ yếu là về thơ. Bài mới nhất: “Chuyển động thơ Việt Nam hiện đại – đương đại” đăng 4 kì trên báo Nhân dân Chủ nhật mang tham vọng nhìn quán xuyến thơ Việt Nam suốt 30 năm, nhấn mạnh vào các tác giả – tác phẩm xu hướng cách tân đồng thời không ngại đưa ra nhận định riêng, là ý hướng đáng trân trọng. Ngoài việc “bỏ rơi” các tác giả phía Nam có tính thao tác, nhìn chung, người viết đã bao quát được vấn đề Continue reading

Inrasara: Thơ hôm nay đang tự xa rời quần chúng

Đã đăng tạp chí Sông Hương, số 1-2013

Inrajaya06

* Photo Inrajaya

1. Ngẫu nhĩ mở/ theo dõi tập thơ/ khuôn mặt thơ trẻ đương đại nào bất kì, không cần động não nhiều, ta vẫn nhận ra ngay điểm nổi trội hơn tất cả vẫn là sự thừa và thiếu. Không phải cái thừa và thiếu tạo nên khoảng rỗng lồng lộng sẵn sàng cho cuộc nhảy táo bạo của tinh thần phiêu lưu sáng tạo, mà là thừa và thiếu của khoảng trống vô hồn nguy cơ đẩy người viết rớt vào hố thẳm bợt bạt. Continue reading

Inrasara: Hậu hiện đại khởi động cách mạng văn học Việt Nam

Tham luận tại Hội thảo “Văn học trung tâm/ ngoại biên: những vấn đề lí thuyết và lịch sử” tại Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 26-12-2012 của tôi dài 6 ngàn chữ. Ở hội trường, trong phạm vi mươi phút, tôi có bài phát biểu sau (thêm vài diễn giải để luận cứ rõ hơn).

 

Hoithao Supham

Continue reading