CHỦ NGHĨA THEO-ISM & HỆ QUẢ

1. Trong tiểu luận “Giải Nobel cho văn chương Việt Nam, tại sao không?” (Vietnamnet, 2008), tôi thử phân tích tinh thần “tòng” trong truyền thống biểu hiện qua tâm tính Việt, dẫn đến tính đồng bộ [đa phần] của nền thơ Việt nói chung. Trích:

“Sự đồng bộ bắt nguồn sâu xa từ căn tính thơ Việt và truyền thống xã hội Việt Nam, được đắp nền và tô bồi thêm bởi thứ triết học Theo-ism đang được miệt mài giảng dạy trong nhà trường. Bước chân ra khỏi giảng đường, sinh viên Việt Nam khó dứt lìa nếp nhà nghĩ theo, viết theo, khen chê theo…”

Continue reading

Thơ & thơ Việt-30. CHUYỆN PHÊ BÌNH THƠ-2

[hay: Tôi cũng đã ‘nhảy ra’ làm phê bình]

1. Ở Hà Nội tháng 11-2019 vừa qua, ngồi lai rai chuyện thơ với bạn bè văn chương, một nữ sĩ nổi hứng khen phê bình của một bạn thơ bề thế, rất sáng giá. Tôi nói:

– OK! Bạn thử tóm tư tưởng phê bình của bạn ấy trong 5 phút xem.

– Em vẫn có thể làm được chứ! – Ấy trả lời vậy thôi, không gì thêm, không gì khác.   

– Phê bình kia vẫn chưa thoát khỏi định mệnh “Văn chương, cảm và luận” (tên sách của Nguyễn Trọng Tạo), – tôi nói. Phê bình ta thiếu tư tưởng, nên mãi ăn theo sáng tác, là thế.

Vài bạn văn có vẻ đồng tình với Sara.

– Các anh nói thế em cứ muốn nhảy ra làm phê bình quá! – Nữ sĩ nói.

2. “Nhảy ra”, không ít kẻ văn chương đã nhảy ra. Việt Nam, và thế giới ngoài kia cũng hệt. Trong khi họ chưa chuẩn bị gì cả.

Tôi kể: Một tiến sĩ văn học Ấn Độ chủ nhiệm một tạp chí thơ khá ưa thơ Inrasara. Mỗi kì đều đăng 1-2 bài, trang trọng. Ổng ấy cũng nhảy ra bình thơ Inrasara: Hai bài dài. Ông hỏi ý kiến, tôi nói all right, giọng không mặn mà lắm, các nhà phê bình ở đất nước tôi cũng hay làm thế. Ông hiểu ý, nên thôi, và nghỉ luôn.

Người ta đọc thơ mình, yêu thơ mình thì quý. Ghi cảm nhận ra rồi mang đăng báo càng quý hơn. Thêm yếu tố ngoại nữa. Dẫu sao các bài bình ấy vẫn chưa thoát khỏi thân phận: “cảm và luận”. Ở đây: diễn nôm thơ!

3. Ở Hội thảo Lí luận Phê bình do Hội Nhà văn tổ chức tại Đồ Sơn 2010, một nhà phê bình trẻ sau khi đăng bài về tiểu thuyết Chân dung Cát, đã hỏi tôi có gì phản biện không, cười cười. Tôi nói:

– Với tư cách kẻ sáng tác, không; ở góc độ một nhà phê bình thì: Có, thậm chí có nhiều.

Một tác phẩm văn chương ra đời, tác giả hãy chết đi với nó. Tôi gọi đó là cô đơn khi tác phẩm đã ra đời. 

4. Tôi ‘nhảy ra’ làm phê bình từ năm 2002. Ngoài các tập tiểu luận, riêng phê bình có:

Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ (18 nhà)

19 nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam

Thơ Việt thời Đổi mới (12 nhà)

Các khuôn mặt thơ mới (24)

Lập biên bản 4 thứ ấy: dễ. Ngay cả làm cái nỗi: Thơ Việt, từ Hiện đại đến Hậu hiện đại (5+19 nhà) cũng không khó. Khó, và tôi khoái hơn cả phải là Hồ sơ Biên bản So sánh (19 bài, trong Văn chương tan rã, Lotus Media, Hoa Kì, 2019): Phê bình đặt trên nền tảng tư tưởng, chứ không cảm tính với cảm tình. Ở đó có 5 bài rất đáng vỗ đùi cái bộp, là:

1. Từ Tố Hữu đến Bùi Chát, nhìn lại thế đứng của đĩ Việt Nam

2. Thơ trình diễn Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại tiến lên… sến

7. Chiến tranh Việt Nam: tôi, ta & hắn

8. Từ Lê V[ăn]ĩnh Tài đến Trần Nhật Quang, Triều Tiên đang ở đỉnh nào của thế giới?

12. Thơ yêu nước & câu chuyện hài hước đen

Ở đó việc ‘phát hiện’ Quang Lùn là một nghệ sĩ hậu hiện đại, là đỉnh!

VIỆT NAM CHƯA THỂ CÓ TIỂU THUYẾT GIA LỚN, TẠI SAO? 3 bài

Bài 1.

VIỆT NAM CHƯA THỂ CÓ TIỂU THUYẾT GIA LỚN, TẠI SAO?

 

Đó là câu hỏi bạn “văn” trẻ đặt ra với tôi. Và thêm: Đời người trăm năm như nhau, nhà văn Tây hay Ta gì gì đâu có được ông Trời ưu ái thêm ngày nào!

Tôi nói: Đúng, nhưng nhìn kĩ xíu vẫn… sai đầy ra. Thử nhìn qua 4 yếu tố:

 

[1]. Tiểu thuyết, Don Quixote de la Mancha được coi là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của châu Âu; nghĩa là châu Âu đã có truyền thống tiểu thuyết hiện đại 4 thế kỉ: 3 điểm;

còn Việt Nam chưa tới trăm năm: 1 điểm. Continue reading

Chữ & Nghĩa 39. GỢI Ý CHO MỘT PHÊ BÌNH CHÂN TÍNH

Giải thưởng thường niên Vanviet, riêng về thơ, vừa xảy ra sự vụ phê bình “gây xôn xao dư luận”. Xôn xao này cần nhìn từ hai mặt, sáng và tối. Sáng, khi mức độ nào đó, nó gợi tò mò cho độc giả văn chương và ngoài văn chương ngoảnh về thể loại kén độc giả này. Tối, khi nó nguy cơ đẩy thơ thụt lùi về thuở Hậu-Thơ Mới.

Là sự thể rất đáng bàn.

Tiếc là hai năm qua tôi không còn hào hứng với phê bình văn chương nữa, nên tạm trích đoạn vài ý mang tính gợi mở cho một loài phê bình lành mạnh hơn.

Inrasara. Continue reading

TỪ CHỦ NGHĨA THEO-ISM

1. Trong tiểu luận “Giải Nobel cho văn chương Việt Nam, tại sao không?” (Vietnamnet, 2008), tôi thử phân tích tinh thần “tòng” của tâm tính Việt, dẫn đến tính đồng bộ [đa phần] của nền thơ Việt. Xin trích:
“Sự đồng bộ bắt nguồn sâu xa từ căn tính thơ Việt và xã hội Việt Nam, được đắp nền và tô bồi thêm bởi thứ triết học Theo-ism đang được miệt mài giảng dạy trong nhà trường. Bước chân ra khỏi giảng đường, sinh viên Việt Nam khó dứt lìa nếp nhà nghĩ theo, viết theo, khen chê theo…”
Liên hệ xã hội Cham, bài “Tinh thần triết học và vấn đề xã hội Cham hôm nay” (Tagalau, 2010) cụ thể hóa tinh thần tòng thuộc đó. Ở đây tôi nhấn về tư thế và tinh thần tư duy độc lập. Xin trích:
“Bạn không phải nghe theo, tin theo, nói hùa theo bất kì ai cả! Bạn đủ khôn lớn để phán xét mọi việc. Chỉ khi nào bạn biết độc lập tư duy, bạn mới trở thành người lớn, trở thành chính bạn”. Làm sao có tư duy độc lập?
“Họ hàng bà con, anh chị em hay bằng hữu thường nghe theo nhau; khi ta từ bỏ sự nghe theo một chiều ấy, là ta đã học biết suy tư độc lập. Người của phe nhóm ta nói sai, ta không còn nhắm mắt tin nghe theo, là ta khởi đầu cho tư duy độc lập”. Continue reading

Inrasara: PHÊ BÌNH ‘NHÂN’

1. Tiếp nhận phát hiện của người trước + sự quan sát hiện tình sinh hoạt văn học VN đương đại, tôi đã thử nêu và phân tích: “10 căn bệnh phê bình văn học hôm nay”. Sau đó còn thêm: “Phê bình văn học: rên rỉ và đổ thừa”, và vài nhỏ lẻ khác.
Nhân [lưu ý: “phê bình nhân”] Phạm Lưu Vũ “luận tí về đọc văn”, và nhân Paul Nguyễn Hoàng Đức còm rằng:
“người Á Đông chưa có môn phê bình nghệ thuật, mà chỉ ở mức bình tán (tôi chắc chắn về điều này, và sẵn sàng so găng với tất cả những ai dám viết về phê bình như một tiểu luận 300 chữ)”, nên mới có Stt này góp vui.

2. Mấy năm trước Paul Nguyễn Hoàng Đức vài bận nhắc đến so-găng-thơ, nay anh thêm món so-găng-phê-bình, thì quả đích thị tay cừ. Thú thật, tôi rất khoái. Continue reading

TRUYỀN THỐNG, BẢN SẮC & SÁNG TẠO

01. QUAN ĐIỂM

“Bản sắc” cùng với “truyền thống” là khái niệm được dùng dày đặc, khi nhắc tới văn hóa, thời gian qua. Toàn cầu hóa, thế giới càng phẳng thì con người càng đi tìm bản sắc, như là điều cấp thiết không thể bỏ qua.
Vậy, thế nào là bản sắc? Bản sắc có phải quay nhìn lui về quá khứ hay đi giật lùi về nguồn? Còn phải đi tới đâu mới gặp nguồn như là nguồn?
Hỏi ngôi tháp Chàm kia có bao nhiêu phần trăm là Ấn Độ, bao nhiêu là Cham? Nó được người Ấn mang tới hay do nghệ sĩ Cham nào đó viễn dương qua Ấn Độ nổi hứng khênh về, không là vấn đề. Nhưng muốn được là tháp Chàm, người nghệ sĩ đã hủy phá nhiều, rất nhiều – “tiếp thu sáng tạo”, như chúng ta dễ dãi nói thế. Trong hành động “phá” này, vô thức (bản sắc cũ) và ý thức (tài năng nghệ sĩ) cùng có mặt. Tài năng cá nhân càng lớn thì phần “phá” càng vượt trội. Một khi có đột biến trong sáng tạo, chúng ta gọi đó là thiên tài.
Như vậy, bản sắc đa phần là cái đang chuyển động hình thành chứ không/ ít là cái đã đóng băng. Mà muốn làm nên bản sắc, kẻ sáng tạo phải thật sự dũng cảm. Biết và dám khênh về là dũng cảm, dám và biết “phá” càng dũng cảm trăm lần hơn. Bởi mãi lo khư khư ôm lấy kho bản sắc [cũ], ta đã tự cách li và cô lập mình với thế giới xung quanh. Để rồi, chẳng nhích lên tới đâu cả! Continue reading

Inrasara: VĂN CHƯƠNG – TIẾNG NÓI TỪ ĐƯỜNG BIÊN

[Bài phát biểu tại Sàn Art, Sài Gòn, 6-7-2016]
2016-7-San Art-07
Không bên lề
không trung tâm
tôi trú trên đường biên

Không ngoài luồng
không chánh lưu
sống như thể không đường biên

Cũng chẳng có gì trầm trọng cả!
mỗi các ông cứ dựng chòi
mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới
.
(Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức, 2006)

1. Sự chọn lựa của tôi
Tôi vô chính phủ từ trong trứng, có nghĩa tôi là sinh thể không thể bị định hướng.
Ngay từ tuổi tìm học – tuổi 15 – tôi đã ý thức mạnh về tự do và dân chủ. Ý thức và hành động. Tôi tự do và dân chủ trong đời sống thường nhật, được thể hiện ngay cả với con cháu trong nhà.
Dân chủ thì cần đến đối thoại. Khác với nhiều diễn giả, trên các diễn đàn, tôi dành cho khách thính nửa thời gian đối thoại, tranh luận. Continue reading

Inrasara: NHÀ PHÊ BÌNH CỦA THẾ HỆ

Phát biểu tại Hội nghị lý luận, phê bình văn học lần thứ IV: “Văn học 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển 1986-2016” – Hội Nhà văn Việt Nam, Tam Đảo, 6.2016.
Dự kiến là thế, nhưng do trục trặc rất ư hậu hiện đại, nên tác giả của nó vắng mặt ở diễn đàn lớn [và… loạn] này.

1. Sao gọi là nhà phê bình của thế hệ?
Mỗi thế hệ sáng tác cần có nhà phê bình của mình, một người theo dõi toàn cảnh, ghi nhận và đánh giá các tác phẩm ra đời trong thời đoạn văn học nhất định.
Không phải họ không đọc, và không thể đánh giá tác phẩm của thế hệ đi trước, mà bởi thế hệ nhà văn đó đã có người làm rồi, và có thể đã làm khá tốt rồi. Trong khi đó, các sáng tác mới nhất của thế hệ đượng đại chưa được ghi nhận. Hơn nữa, ở ngày hôm nay bao nhiêu khuôn mặt mới xuất hiện và cho ra đời bao nhiêu tác phẩm mới lạ; đọc tất cả chúng là điều bất khả, ngay cả với người yêu văn học nhất. Thế nên, một nhà phê bình chỉ có thể bao quát một thể loại, thậm chí một trào lưu ở một thời đoạn nhất định. Và không thể khác, nếu hắn muốn làm tốt công việc của mình.

2. Đối tượng phê bình của tôi
Cá nhân tôi, với tư cách một người làm phê bình cũng thế.
Tôi vẫn theo dõi tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, nhưng thể loại ưu tiên của tôi là thơ. Thơ, tôi vẫn đọc Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, cùng các nhà thơ chống Mỹ và thế hệ nhà thơ hậu chiến, song đối tượng phê bình chính của tôi là nhà thơ thời Đổi mới, hậu Đổi mới, và nhất là các sáng tác ngoại biên.
Sáng tác ngoại biên, có thể kể: Tác phẩm của nhà thơ Dân tộc thiểu số, các sáng tác của người Việt hải ngoại, thơ của cây bút chưa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, các nhà thơ cư trú ở vùng sâu vùng xa ít được biết đến, văn chương mạng, và cả các tên tuổi xuất hiện ngoài luồng. Continue reading

Inrasara: VỀ ĐÂU, PHÊ BÌNH HẬU HIỆN ĐẠI VIỆT NAM?

Tham luận “Một số vấn đề lý luận và phê bình văn học thời kì Đổi mới”,
Đại học Hùng Vương – Phú Thọ, 14-4-2016

1. “Hoàn cảnh” hậu hiện đại Việt Nam
“Hoàn cảnh” hậu hiện đại the postmodern condition Việt Nam khác với thế giới, khác từ truyền thống đến hiện tại, nên nó sản sinh ra hậu hiện đại Việt Nam khá đặc thù.
Truyền thống, tính “hậu hiện đại” postmodernity có sẵn trong đời sống Việt Nam. Thượng đế đã chết của Nietzsche không khác mấy Phùng Phật sát Phật của Thiền sư Vân Môn; hay “Phật là Phật, anh là anh. Anh đâu cần làm Phật, Phật đâu cần làm anh” của Tuệ Trung Thượng Sỹ. Song hành với tính nghi ngờ ngôn ngữ của các bậc trí huệ (Phật giáo), trong dân gian là tính không tin truyền thông đại chúng (“Nhà báo nói láo ăn tiền”), tính không tin trung tâm quyền lực (“Phép vua thua lệ làng,” “Hơi đâu lo mấy chuyện cung đình”), tính giễu nhại những bài ca phổ biến, khôi hài, xỏ lá mấy chuyện xem như quan trọng, tính hầm bà lần.
Chủ nghĩa hậu hiện đại postmodernism vào Việt Nam như là một cơ duyên và cơ hội.
Hiện tại, xã hội Việt Nam hiện tại tồn tại cùng lúc đặc tính các dấu vết của nhiều thời kì lịch sử khác nhau của nhân loại: hậu hái lượm, tiền nông nghiệp, phong kiến, bán công nghiệp xã hội chủ nghĩa, hậu thực dân, hậu sụp đổ phe xã hội chủ nghĩa, hậu chiến cùng các hệ lụy của nó [như Bắc – Nam, vượt biên và Việt kiều, tàn dư chế độ tiền tư bản và hậu cộng sản], hiện đại và hậu hiện đại… tất cả đang tác động đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Continue reading