Văn chương 2008: 10 tác phẩm tôi chọn, kì 2.

VĂN CHƯƠNG TIẾNG VIỆT NĂM 2008 – 10 TÁC PHẨM TÔI CHỌN
Kì 2. VĂN XUÔI
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/story/2009/02/090226_inrasara_literature_part2.shtml

Năm 2008, nếu thơ với ưu thế thể loại – dễ thử nghiệm, dễ xuất bản, “dễ” đọc và dễ bàn – đã tạo nên sự sôi động nhất định trên văn đàn thì văn xuôi có vẻ trầm lặng hơn. Thi thoảng nó được dư luận chú ý, không bởi chính tác phẩm mà do sự cố ngoài văn chương. Trong đó, chuyện thu hồi là một. Thì vẫn là vấn đề muôn thuở của văn chương Việt Nam! Nhưng không phải vì thế mà các người viết văn xuôi đã thiếu nỗ lực thử nghiệm và khai phá.

6. Mưa mặt nạ (NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh)
“Chiều hôm ấy, gió thổi mạnh qua làng…”. Nhật Chiêu bắt đầu truyện đầu tiên của tập truyện như thế. Như muôn ngàn truyện [cổ điển hay hiện đại] khác chúng ta từng bắt gặp. Không có các tình tiết hấp dẫn liên diễn hòng lôi cuốn người đọc theo dõi truyện, không có chuyện tình lâm li làm ta xúc động đến ứa nước mắt, cả thuyết thoại dông dài về hiện thực xã hội khiến ta suy ngẫm hay suy diễn cũng không mà là: “bầu trời liên tục đổi mặt nạ của mình”. Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại

(sửa lại vào ngày 19-1-2010)
THƠ VIỆT, TỪ HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HIỆN ĐẠI

A. Khép lại…

1. Giải sân hận
Một thế kỉ thơ Việt, có lẽ bài “Tình già” (1932) của Phan Khôi và tập thơ Tôi không còn cô độc (1956) của Thanh Tâm Tuyền là quan trọng nhất. Quan trọng, bởi nó đóng vai trò bản lề mang tính xoay chuyển. Xoay chuyển cho mở ra những chân trời mới. Nhưng có thi tập hay bài thơ mang trong mình sự khép lại. Khép lại một lối viết, lối suy nghĩ, một thời đại thơ,… để mở ra khả tính mới, khác cho thơ. Làm thơ và đọc thơ. “Đi về” của Tô Thùy Yên là một Continue reading

Văn chương tiếng Việt năm 2008 – 10 tác phẩm tôi chọn

Kì 01.
THƠ

Bài đăng trên BBB.co.uk.vietnamese
(Sau kì này, Inrasara ra Hanoi va các tỉnh 12 ngày, nên inrasara.com tạm ngưng đưa bài – Hẹn gặp lại bà con, anh chị em và bạn đọc)

Lâu nay đa số chúng ta cứ nghĩ thưởng thức văn chương tùy thuộc gu, mĩ cảm riêng mỗi người, nên việc chọn và đánh giá tác phẩm không tránh khỏi chủ quan. Điều đó đúng, nhưng chưa rốt ráo. Đặt tác phẩm văn chương trong tiến trình phát triển của một nền văn học, vấn đề sẽ rất khác. Bởi, nếu sáng tác thơ văn cứ mãi ở lại với hệ mĩ học cũ, lối viết cũ, thì văn học sẽ đi đến đâu? Giậm chân tại chỗ là cái chắc. Continue reading

Góp nhặt sỏi đá – Kì 2.

GÓP NHẶT SỎI ĐÁ
Kì 2.

7. Trở lại luận điểm ban đầu: thế đã rõ là nhà thơ là người ủng hộ sự thể nghiệm, bất kì thể nghiệm nào? Và như thế: Theo nhà thơ cứ để cho bọn trẻ tự do!?
– Đúng, cứ để cho họ dọc ngang thoải mái thể hiện: sáng tác, ra sách, giao lưu trao đổi, hay trình diễn thơ gì gì khác. Thứ nhất, cấm thì gây thêm tò mò cho người đọc; thứ hai, ở đó mà cấm với chả cấm trong thời buổi bùng nổ thông tin này! Continue reading

Góp nhặt sỏi đá hay Thử nhặt các nhầm lẫn lặp đi lặp lại trong nhìn nhận về thơ hôm nay.

Bản mới và đầy đủ.

GÓP NHẶT SỎI ĐÁ
Thử nhặt các nhầm lẫn lặp đi lặp lại trong nhìn nhận về thơ hôm nay.
Kì 1.

Các loại thơ thử nghiệm dị hợm – Trào lưu lỗi thời đã bị thải ở phương Tây – Chúng hoàn toàn xa lạ với truyền thống văn hóa Việt Nam – Không thể vượt qua rào cản của người đọc – Thơ cần tự nhiên, giản dị và thành thật – Vài sự sáo mòn đồng bộ của sáng tác trẻ – Các nỗ lực cách tân nhưng chưa tới – Bất cập và tùy tiện của nhận định – Phê bình “lập biên bản” của Inrasara – Thừa và thiếu của Văn nghệ trẻ – Nỗi chưa đủ cô đơn nhảm nhí. Continue reading

Về trí thức dân tộc Chăm hiện nay

Dân tộc Chăm ở Việt Nam hiện có khoảng 18 vạn người, sống trải khắp hơn mười tỉnh thành của cả nước. Họ tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuân. Còn lại ở TP Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh, Phú Yên… Chăm là hậu duệ của một dân tộc có nền văn hóa phát triển cao. Tiếp nhận truyền thống, Chăm là dân tộc rất hiếu học. Nhất là ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Có thể nói tình trạng mù chữ trong cộng đồng là rất hiếm. Tỉ lệ sinh viện so với số dân cũng thuộc loại cao. Sinh viên làng Chăm Mỹ Nghiệp ở huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận so với toàn thị trấn Phước Dân, đông nhất và cao nhất. Continue reading

Thế nào là phê bình lập biên bản?

“Phê bình như là lập biên bản” đăng ở tạp chí Văn hóa dân tộc, số 7, 2008, thuộc nhóm non trăm bài Viết ngắn của tôi về các hiện tượng văn chương/ xã hội đương đại. Nó ý hướng nêu vài khía cạnh nhỏ của mỗi vấn đề đang nổi cộm, mang tính gợi mở và gợi ý. Do đó các đặc tính của vấn đề – ở đây là phê bình lập biên bản – chưa được lộ diện đủ đầy, bên cạnh sự thiếu dẫn chứng, là đương nhiên. Continue reading

Văn học Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa

Bài viết đã được sửa lại ngày 20-9-2009, để chuẩn bị in trong tập tiểu luận – phê bình: Thơ như là con đường.
*
1. Không chỉ Việt Nam, văn học Đông Nam Á đang ở vị trí rất khiêm tốn so với văn học nhiều nước trên thế giới. Hai thập niên đầy sôi động, chỉ tính Giải Nobel văn chương thôi, trong lúc các nền văn học [lâu nay bị cho là] ngoại vi the peripheral literature khắp nơi đang nỗ lực giành và giành được bao thành tích chói lọi. Từ châu Phi, châu Mĩ La tinh cho đến châu Á. Hay sát cạnh ta: Nhật Bản, với những tên tuổi Yasunary Kawabata, Kenzaburo Oe, Haruki Murakami. Như thể một cách thế giải trung tâm ngoạn mục, thì Đông Nam Á cứ đứng nhìn, như là kẻ ngoài cuộc Continue reading

Lịch sử & Tự sự hay để hiểu Chân dung Cát

1. Đại tự sự (grands récits) hay tự sự chủ đạo (master narratives) là những chuyện kể (stories) mà một nền văn hóa hay một dân tộc tường thuật và tin vào. Nó tạo nên tâm thức cộng đồng và duy trì sức mạnh của một nền văn hóa hay một dân tộc.
Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng kể trong một cuộc họp với thổ dân da đỏ Canada, đại diện chính quyền tuyên bố vùng đất ở đó thuộc quyền sở hữu nhà nước. Vị trưởng lão hỏi: “Nếu đất đai là của quý ngài, thì quý ngài có câu chuyện nào kể lại cho chúng tôi nghe không?” – Không có! Continue reading

Căn bệnh của phê bình hôm nay

Bài viết đã đăng trên báo Văn nghệ, 30-8-2008 và Tạp chí Tia sáng số 17. Do giới hạn khuôn khổ của tờ báo, nên có vài đoạn tác giả tự cắt bớt. Nay đăng lại toàn văn. Bài viết đã được sửa lại ngày 20-9-2009, để chuẩn bị in trong tập tiểu luận – phê bình: Thơ như là tiến trình.

*
Không khác sáng tác, phê bình hôm nay cũng đang lâm bệnh. Có lẽ còn nặng hơn. Dẫu sao, sáng tác thiên cảm tính còn chấp nhận được. Phê bình, tự nhận đầy ý thức, với nhiệm vụ “soi đường”, “định hướng” sáng tác, nhưng chính nó còn ngái ngủ, chưa tự thức self consciousness. Chưa, nên không nhìn ra bệnh, hay có thấy nhưng còn mơ mơ hồ hồ, hoặc tự kỉ là căn bệnh chưa có gì trầm kha lắm, không muốn chữa, không cần thiết chữa Continue reading