Inrasara: Thơ đến từ đâu?- một tác phẩm hậu hiện đại lớn bất toàn

Thơ đến từ đâu? là tác phẩm tập hợp từ bài phỏng vấn/ trao đổi của Nguyễn Đức Tùng với 24 nhà thơ, nửa cuối năm 2006 và rải rác vài năm sau đó. Cuộc phỏng vấn/ trao đổi về thơ của một nhà thơ với các nhà thơ sáng tác bằng tiếng Việt.
Không phân biệt trong nước/ hải ngoại. Trong nước: Hoàng Cầm, Trần Hữu Dũng, Lê Đạt, Trần Mạnh Hảo, Inrasara Continue reading

Nhập cuộc Phê bình mở

hay Nhân Sự cố CKT,… suy nghĩ về phê bình đương đại.

1. Phê bình mở: Độc giả nhập cuộc đồng sáng tạo
Một tác giả, một tác phẩm xuất hiện, vấn đề văn học nghệ thuật đang nóng,… nhận được í kiến khen chê hay bị bỏ quên. Trên mạng internet! Kịp thời và nhanh nhạy là điều dễ thấy nhất của phê bình ở thời đại vi tính. Nó mang ở tự thân đặc tính của báo chí.

* Cà phê Văn học Hội đồng Anh: Phê bình, lí tính hay cảm tính, 2007, tại Sài Gòn.

Còn hơn cả báo chí. Bởi điều mà báo giấy không kham nổi thì báo mạng, website, blog, facebook đảm đương mà không hề hấn gì. Có cả không gian mênh mông cho người quan tâm vào cuộc. Tác phẩm mới lạ kêu đòi nhiều diễn giải khác nhau Continue reading

Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại

Tiểu luận đã đăng 2 kì ở báo Người Hà Nội, 23 & 30-4-2010.
Kì 2.

3. Nhận diện Thơ Việt đương đại
Chính bởi sự thể nhập nhằng và mơ hồ trong việc sử dụng dụng ngữ Thơ Trẻ, nên tôi muốn dùng cụm từ Thơ Việt đương đại và Các Khuôn mặt thơ mới hơn.

Thơ Việt đương đại bao hàm Thơ Đổi mới (thơ của các nhà thơ thời kì đổi mới, 1986-2000), Thơ Hậu đổi mới (1996-2005) và Các Khuôn mặt thơ mới là những cây bút xuất hiện từ năm 2006(11). Ở đây có sự chồng lắp về thời điểm – không vấn đề gì cả

Continue reading

Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại

Tiểu luận đăng 2 kì ở báo Người Hà Nội, 23 & 30-4-2010.
Kì 1.

1. Nhập nhằng hạn từ Thơ Trẻ
Như cụm từ “thơ hiện đại”, “thơ trẻ” là hạn từ có thể được sử dụng cho một nền thơ, ở bất cứ giai đoạn nào, trong bất kì đất nước nào. Việt Nam không là ngoại lệ.

* Bàn tròn văn chương kì 7: Văn chương mạng, tại TP Hồ Chí Minh.

Từ thập niên 60, 70 và vân vân… Nhưng có lẽ Thơ Trẻ được dùng với tần số cao là khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX. Từ đó, nó xuất hiện ngày càng đậm đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trong giới khoa bảng. Đậm đặc và lạ. Continue reading

Làm thế nào để Hội VHNT các DTTS Việt Nam thu hút tài năng?

Tham luận tại Hội thảo VHNT các DTTS Việt Nam, Đà Lạt, 14-3-2010.

1. Thống kê mới nhất của Hội VHNT các DTTS Việt Nam cho biết, trong số 820, hội viên dân tộc Kinh đã chiếm 335 người. Hội viên người dân tộc thiểu số ở miền Trung và Tây Nguyên so với các tỉnh phía Bắc kém hơn hẳn. Là điều đương nhiên, không phải bàn. Đáng nói hơn cả là con số người hoạt động văn học nghệ thuật ở khu vực này tham gia vào Hội vài năm trở lại đây suy giảm nghiêm trọng. Ninh Thuận cho dù có Chi hội nhưng năm năm qua, hầu như không có hội viên mới được điền vào danh sách! Không phải lực lượng văn nghệ sĩ ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên hiếm, mà sự thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do Continue reading

Vấn đề tuyển thơ: Tuyển ai phụ thuộc rất nhiều vào việc ai tuyển

Tuyển thơ Việt thế kỉ XX đang là đề tài nóng của văn đàn mươi ngày qua.
Sara cũng đã có y kiến về vấn đề này. Xin mời bạn đọc theo dõi:
*
Đăng báo Tiền phong chủ nhật, 9-8-2009.

Thời gian qua, chúng ta đã làm nhiều thi tuyển, đủ kiểu. Theo đề tài, theo thời đoạn, theo giới cũng có mà theo nghề nghiệp cũng xong, khuynh hướng sáng tác lẫn quen biết bạn bè cũng không chừa. Để làm phong trào, để giải ngân hay để gì nữa thì có ma mới hiểu. Người tuyển luôn mặc cho cảm tính, cảm tình hay dáng vẻ của các tên tuổi thao túng. Dù ở “lời nói đầu”, Ban tuyển bao giờ cũng tuyên vô tư khách quan đáo để. Continue reading

Hồ sơ Phê bình lập biên bản

(Hồ sơ về 3 loại phê bình lập biên bản của Inrasara: Bàn tròn văn chương, Biên bản lập chậm Phê bình [như là] lập biên bản).

“Phê bình lập biên bản”, Đặng Thân đùa rằng chỉ riêng cụm từ này thôi cũng đủ tư cách đưa Inrasara vào văn học sử… Việt Nam rồi! Ngược lại, một vị phó giáo sư đã có đến hai bài báo dài chê trách và phê phán nó. Bài viết này cần được xem như một cung cấp tư liêu, bên cạnh vài “giải bày nỗi niềm” cần thiết. Như thể một thanh lí sổ sách về một mảnh đời đã qua. Continue reading

Thơ Đổi mới, hành trình chuyển một hướng say

(Phác thảo cho chuyên luận Mười lăm năm thơ đổi mới)
Một phần bài này đã được in trên báo Văn nghệ, 21-2-2009.

1. Đó là thế hệ thơ có một định phận kì lạ. Người ta vội đặt cho nó cái tên: thế hệ gạch nối, thế hệ đệm. Và bao nhiêu hạn từ phái sinh nhợt nhạt khác.
Đất nước mở cửa, đổi mới, khi văn nghệ được cởi trói, nhà thơ thế hệ mới làm gì để khởi sự cuộc viết? Cụ thể hơn, họ viết thế nào? Continue reading

Thơ, thay đổi để tồn tại

Tạp chí Tia Sáng, 5-4-2009.

1. Chủ nghĩa hiện đại manh nha từ C. Monet, xuất phát từ quan niệm. Ông cho rằng sự vật biến đổi theo ánh sáng và bị tác động bởi chuyển động nhanh. Năm 1863, bức họa Bữa ăn sáng trên cỏ của E. Manet “gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi giữa những người bênh vực truyền thống kinh viện và các văn nghệ sĩ trẻ” (Fragonard, 1997). Gần mười năm sau, khi trưng bày bức Ấn tượng, rạng đông (1872), Monet đã gây sửng sốt cho giới thưởng ngoạn hội họa thời ấy. Continue reading

Đối thoại hậu hiện đại

Phần kết chuyện luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
5 năm nhập lưu hậu hiện đại: sáng tác, phê bình và nói chuyện, nhiều câu hỏi đặt ra với tôi. Vài trăm câu hỏi, nhưng chung quy tất cả đều có thể đúc kết lại thành hệ thống phản biện khá cố định. Cuối tháng 2-2009 vừa qua, nhân cuộc nói chuyện với sinh viên Khoa Sáng tác & Lí luận – phê bình, Trường Đại học Văn hóa ở Hà Nội, Continue reading