Hàng mã kí ức 15: tạp chí Tia sáng

Hàng mã kí ức và Buổi Giao lưu sáng 21-5-2001 do Cty Sách Phương Nam tổ chức đã tạo được dư luận đáng kể. Tuy nhiên có một số bài tham luận chưa được đăng tại trang web này, bởi nó thuộc bản quyền của người viết. Khi bài đã được đưa ra thông tin đại chúng, Inrasara.com sẽ đăng lại hầu quý anh chị em và bà con.

Bài nói chuyện của Inrasara đã được tạp chí Tia sáng trích giới thiệu vào ngày 25-5-2011. Mời quý độc giả đón đọc. Tại đây.

 

Tinh thần triết học và vấn đề xã hội Chăm hiện nay

Inrasara: TINH THẦN TRIẾT HỌC…

(Ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tinh_than_triet_hoc_va_van_de_xa_hoi_Cham/

 

1. Sự cần thiết của triết học

Chuyện 1. Năm 1977, ông thầy cũ ghé nhà tôi tại Caklaing thấy tôi đang ôm cuốn L’Être et le Temps của M. Heidegger, chợt nhăn nhó:

– Trời đất! Thiên hạ đang chết đói mà mầy lại đi đọc triết! Mầy sống bằng không khí à? Thế là ông thầy lên lớp tôi một hơi về phải học biết thế nào là thực tế, thực tiễn. Tôi im lặng chịu đựng, không một lời cãi lại. Đợi cho ông qua cơn thuyết giáo, tôi mới thủng thẳng hỏi:

– Thầy có biết mình đang sống dưới chế độ nào không? Continue reading

Vấn đề về/ của trí thức dân tộc thiểu số

“Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Kinh đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Đảng. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn là mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng”.

Inrasara, Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1,2006.

 

1. Trí thức là ai?

Từ trí thức hàm nghĩa rộng, đưa ra định nghĩa khả dĩ là điều khó. Tạm nêu vài thuộc tính. Trí thức là kẻ có học thức, trong nhà trường hay tự học hoặc cả hai, do đó có thể có hay không bằng cấp. Vào đầu thế kỷ hai mươi, trong xã hội Chăm và các dân tộc thiểu số khác, người có bằng Primaire cũng được xem là trí thức rồi. Nay thì khác, Đại học đang là mặt bằng học vấn mà xã hội đòi hỏi. Thuộc tính thứ hai thực tiễn hơn: Trí thức là người thường xuyên tham gia các hoạt động trí tuệ có tính xã hội. Thứ ba, trí thức là kẻ chọn cho mình trách nhiệm xã hội Continue reading

Lặn sâu vào dân tộc để sáng tạo cái mới

Tham luận viết cho Hội thảo Văn học trẻ Dân tộc và Miền núi, 3-2011


1. Truyền thống và hiện đại, tiếp thu và sáng tạo, tiếp nhận tinh hoa thế giới,… là cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến văn hóa – hai thập niên qua. Lặp đi lặp lại đến thành nhàm. Nhàm và nhảm. Nhất là trong sáng tác văn học. Với văn học các dân tộc thiểu số thì càng. Bởi thực tế, chưa ai chỉ ra cho ta thấy cụ thể đâu là truyền thống văn học dân tộc. Từ Chăm đến Tày, Khmer hay các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tất cả… Ta hiểu mơ hồ và làm mơ hồ. Từ đó xảy ra bao ngộ nhận.

Ngộ nhận, nên ta cứ đinh ninh mấy Continue reading

Thơ Việt Nam trong năm 2010

“Thơ Việt Nam trong năm 2010”, BBC.Vietnamese, 20-12-2010

bài cũ trên BBC: “Văn chương tiếng Việt 2008 – 10 tác phẩm tôi chọn”, 18-2-2009

*
Cuối năm, thử ngoảnh nhìn lại hành trình thơ Việt Nam qua các sinh hoạt đầy trì trệ hoặc có khả tính mang mầm mống thay đổi; các khuôn mặt thơ mới xuất hiện gây ấn tượng hoặc bị chìm nghỉm, các tác phẩm mới ra đời lôi kéo dư luận bàn tán hay bị bỏ quên oan uổng. Bao nhiêu vụ việc trôi qua – điểm lại chỉ còn 7 sự kiện đậm nổi đọng lại trong trí nhớ. 7 sự kiện được chọn trong vô vàn sự kiện, có thể là chủ quan. Cứ tạm chấp nhận chủ quan đó Continue reading

Nhập cuộc về hướng mở

Về thơ tiếng Việt đương đại của tác giả Chăm.
Tham luận tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Đà Lạt, 12-7-2010.

* Mơ mộng – Photo Inrajaya, 2009.

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng Continue reading

Làm nhà văn có nghĩa là bị đẩy xuống tàu

Bài đã đăng Tạp chí Tia sáng, 5-9-2010.


* Nói chuyện tại Thư viện Ninh Thuận – 1998.

Chắc chi thiên hạ đời nay
Mà đem non nước làm rầy chiêm bao
.
Nguyễn Trãi.
*
Người khác được nuôi bằng thịt gà, còn nhà văn tự nuôi mình bằng những lời khen. – Một nhà văn đã đùa giới mình thế. Không sai! Đâu riêng gì nhà văn, nó đúng với tất cả mọi người. Ít ai từ chối các lời mật ngọt rót vào tai, càng bùi càng tốt. Cả khi chúng trật lất, nghe, ta vẫn cứ khoái. Nó vuốt ve sự yếu đuối, xoa dịu tâm tự ái của ta. Ta cảm thấy ấm lòng, vững dạ khi, với kẻ xung quanh, ta không phải là kẻ vắng mặt Continue reading

Thơ kể & Câu chuyện đời thực Chăm qua ngôn ngữ thơ


* Xe trâu Chăm – Photo Inrasara.

Trích đoạn: Tom Riordan, “Thoughts About Poetry Narrates – Nghĩ về Thơ kể”

… Cuối cùng, “Trâu Khóc” của Inrasara liên quan tới nỗi đau có thực và tưởng tượng chất đầy thời thơ ấu của người kể truyện, tưởng như có ô cửa ma thuật giữa tâm hồn của người kể và nỗi đau của gia đình trâu – tưởng như, một cách mê hoặc, chúng là ghế và ghế. Những sự việc quan trọng cũng xảy ra rõ ràng với và giữa dòng dõi con người như thế, nhưng được biểu lộ qua con trâu.
… Finally, Inrasara’s “The Crying Buffaloes” is about how the real and imagined pain of buffaloes soaked the narrator’s childhood Continue reading

Chưa sẵn sàng giao lưu

Tham luận tại Đại hội Nhà văn Việt Nam, 5&6-8-2010.
Bài đã đăng trên báo Đà Nẵng
và tạp chí Tia Sáng.

1. Mở cửa, hội nhập, văn chương Việt Nam chưa sẵn sàng cho giao lưu. Giao lưu đúng nghĩa là đến với nhau trong tinh thần cởi mở toàn diện. Tìm hiểu, học hỏi và thâu thái nhau.
Tiếng Việt thôi, ta vẫn chưa giao lưu. Các tạp chí văn chương quan trọng ở nước ngoài như: tạp chí Thơ, Việt, Hợp Lưu, Văn học… giai đoạn qua không được phát hành chính thức trong nước. Các tác phẩm của các tác giả lớn cũng vậy Continue reading