Inrasara. HÓA GIẢI VÀ HÒA GIẢI KHỞI TỪ VĂN HỌC

1. Hội thảo khoa học Quốc gia: “Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ” ngày 28-10-2016 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thu hút non 200 tham luận từ các Đại học, Viện Nghiên cứu, các cá nhân từ nhiều vùng miền khác nhau, đủ thấy sức hấp dẫn của chủ đề hội thảo này. Ở đó văn học miền Nam (1954-1975) được xem là bộ phận chủ lực của hội thảo.

Lâu nay văn học miền Nam, do nhiều nguyên nhận khác nhau, đã bị phân biệt đối xử, bị gọi tên không đúng và không đáng, để phải non nửa thế kỉ sau, nó mới được trả lại sự tôn trọng đáng kể về đóng góp của mình. Hạnh Nguyễn trên báo Nhân dân (ngày 13-9-2016) trong “Ứng xử với văn học miền Nam trước 1975” là một.

Continue reading

Thế hệ nhà văn sau 1975: NHẬN DIỆN & TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT

Phát biểu tại Hội thảo 2019 & trả lời phỏng vấn VOV:

Tôi không nói đến cách tân mà nêu lên khác biệt: vùng miền, tác giả, dân tộc… Nhà thơ miền Nam ít quan tâm đến “cách tân”.

Từ phản tỉnh đến phản kháng sang “phản động”. Hầu hết khuôn mặt thơ sáng giá nhất ở miền Nam tự chọn lối in photocopy các tác phẩm của mình, dù ở đó không ít tập có thể chui lọt cửa nhà xuất bản chính thống. Họ muốn thế. Chỉ với mục đích duy nhất: khẳng định tư thế tự do của một nghệ sĩ sáng tạo.

Continue reading

THỰC TRẠNG SÁNG TÁC VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM, PHÊ BÌNH ĐANG Ở ĐÂU?

Tham luận tại Hội thảo Khoa học quốc gia: “50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất”, 14g, ngày 18-4-2025

Đặt vấn đề

Việt Nam là đất nước đa dân tộc. Hơn 54 dân tộc cư trú rải khắp mọi miền tổ quốc, là nguồn vốn con người và văn hóa vô cùng quý giá.

Văn hóa một dân tộc tồn tại ở bản sắc, phát triển ở tiếp nhận và sáng tạo. Câu hỏi, thế nào là bản sắc? Ta chỉ hiểu được bản sắc một cái gì đó khi đặt nó bên cạnh một/ những cái khác. Đâu là bản sắc văn hóa dân tộc của các DTTS? Ở phạm vi hẹp hơn, văn học – đâu là bản sắc, cái khác biệt của văn học DTTS khả dĩ làm đa dạng thêm nền văn học đa dân tộc Việt Nam?

Continue reading

Thơ của bạn thơ-75. THẾ NÀO LÀ THƠ [TÌNH] HAY?

Ở hội thảo Văn học Ninh Thuận vừa qua, tham luận: “Thế nào là thơ hay?”, bạn thơ đưa cái kết: Thơ hay là thơ người đọc đọc xong và cảm thấy nó hay. Đúng, nhưng chưa đủ. Sao không thể thêm: Người đọc nghe khoái hoạt, bị sốc, hay đầy ám ảnh buộc họ suy nghĩ… bởi thơ đâu chỉ dừng lại ở tình, mà cả ở lí, ở tư duy, vân vân.

Và người đọc là ai? Hôm nay độc giả và cách đọc thơ có còn đơn và thuần như xưa không? Và cả quan niệm về cái đẹp nữa?

Continue reading

Inrasara. 15 NĂM, THƠ VIỆT VỪA NGỦ VỪA ĐI

Thời đại khác, thơ khác, cách đọc thơ cũng phải khác. Thế giới đa nguyên, thẩm mĩ nghệ thuật thôi còn thuần nhất, mỗi dòng thơ được bộ phận độc giả riêng đón đợi. Các loại thơ khác nhau có mặt là cần thiết, để phụng sự cho bộ phận độc giả của mình.

Bằng không, hãy đấu tranh mang tính mĩ học. Thời Tiền chiến, các trận bút chiến giữa thơ mới và cũ, văn học vị nghệ thuật vị nhân sinh diễn ra quyết liệt mà lành mạnh. Ông bà làm được, tại sao ta thì không?

Continue reading

VĂN HỌC NGOẠI VI VIỆT NAM, TẠI SAO?

Năm 2018, được tạp chí nghiên cứu của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương mời viết bài, tôi gửi tiểu luận: “Văn học ngoại vi của Việt Nam ở đâu?” Bài viết bị trả lại kèm câu cảm thán khó hiểu của bạn thơ phụ trách tạp chí: Sao cứ là văn học ngoại vi!

Câu hỏi có thể được đặt ngược lại: Tại sao không là văn học ngoại vi?

1. Việt Nam là đất nước đa dân tộc với nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, trong đó có văn học – các nền văn học sáng giá nhưng chưa được biết đến nhiều. Cham chẳng hạn, văn học cổ điển của dân tộc này còn chưa có lấy một chương trong văn học sử Việt Nam. Hỏi có lạ không!  

Continue reading

Chào Ngày Thơ-plus. TÌM CÂU [BÀI, TẬP] THƠ HAY Ở ĐÂU?

Thơ cổ điển, ở các nhà thơ lớn, thò tay vào bất kì đâu cũng có thể nhặt ra được câu thơ hay – dễ như ăn ớt. Ngược lại thơ hiện đại, khó; thơ hậu hiện đại thì càng. Nó hay là hay toàn tập. Qua hết trang cuối tập thơ, gập lại – nó ám ta, và buộc ta suy nghĩ, chớ kêu đâu là câu thơ hay nhất, thì khó.

Ngày tập thơ tôi rất thích: Ở nơi ấy [thơ thời cuộc]-2009, vẫn không thể nhặt được trong đó câu thơ nào gọi là hay.  

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-3. TÌNH & LÝ, DÂY OAN & CÕI PHÚC

Nhiều người đọc hiểu “Tu là cõi phúc, tình là dây oan” theo nghĩa thường tình, chớ Nguyễn Du có đơn giản thế đâu!

“Tu” ở đây mang nghĩa rèn luyện, tu sửa, còn “tình” bao hàm nhiều món với vô số hỉ, nộ, ai, lạc đủ kiểu. Vắn tắt: tình chủ về cảm, còn tu thiên về lí.

Con người để cho cảm tính, cảm tình thao túng dễ bị mắc vào mớ bòng bong “dây oan”. Ngược lại, lí [không hẳn duy lí] dạy ta biết phản tỉnh, phản tư để soi lại mình, từ đó tu sửa để đạt đến “cõi phúc”.

Continue reading

VĂN CHƯƠNG NÉ TRÁNH HIỆN THỰC, TẠI SAO?

1. Christofer Fredriksson trả lời cuộc phỏng vấn báo Thể thao & Văn hóa, số 142, ngày 28-11-2006:

“Ý tưởng dường như có tính tiên quyết, xem nghệ sĩ làm gì và làm như thế nào với tác phẩm của mình, để làm sao cho tác phẩm ấy có hiệu quả nhất khi đến với công chúng. Nhưng dường như ở Việt Nam các nghệ sĩ ít thích bàn về điều này, họ thường thích làm tác phẩm hơn là nói về các tác phẩm của mình. Họ cho rằng tự tác phẩm đã nói lên điều đó. Nhưng ở trường chúng tôi lại khác, khi một nghệ sĩ làm nghệ thuật thì điều đầu tiên họ phải được học về các vấn đề lí luận nghệ thuật. Sau đó họ bắt đầu viết các dự án nghệ thuật thành các bài viết, rồi mới đến công việc thực hiện các ý tưởng đó. Công việc này được lặp đi lặp lại trong các năm học. Do đó khi một nghệ sĩ ra trường có nghĩa là họ đã có một năng lực lí luận nhất định”.

Continue reading

Inrasara-TV-04. CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Câu chuyện sẽ lên sóng sáng nay, mời các bạn đón xem. Sau đây là 3 trích đoạn:

[1] Tại sao cần trào lưu?

Festival Thơ châu Á-TBD 2015, một chiều đẹp trời dạo bờ biển Tuần Châu, nhà thơ Vũ Quần Phương hỏi tôi: Sara có tiểu luận “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” rất hay. Làm sao một người vừa ca ngợi cô đơn lại đi xiển dương các phong trào, có mâu thuẫn không?

Tôi nói, không. Phong trào làm văn đàn sôi động, còn sáng tạo thì cần cô đơn. Cứ nhìn phong trào Siêu thực ở Pháp đầu thế kỉ XX, sẽ hiểu.

Continue reading