Inrasara: Thơ lẻ 14

KHÔNG CÒN            NỮA                ANH                HÀM BỘ

 

không còn       anh      không còn nữa

anh                              không còn nữa trên đời

khổ                  anh                              đủ rồi

khóc anh                     em       không nước mắt Continue reading

THỜI GIAN CỦA MỘT LỜI XIN LỖI

(2008 – cảm tác từ Australia)

 

 

Sau hàng chục năm thoái thác và tránh né và chần chừ

thủ tướng đã đọc lời xin lỗi

trong mưa

về câu chuyện một thế hệ bị đánh cắp

giữa khoảng rỗng của đất trời và của lịch sử

trước sự có mặt của gần 1.000 người bản địa

chú ý 1.000            không số lẻ           

có cả phụ nữ          và       trẻ em

 

“Chúng tôi xin lỗi đến những người mẹ và người cha, người chị và người anh, đến những gia đình và cộng đồng bị li tán”.

“Chúng tôi đặc biệt xin lỗi về hành động tách rời trẻ em bản địa ra khỏi gia đình, cộng đồng và đất nước họ. Vì nỗi đau đớn, niềm thống khổ và sự tổn thương của những thế hệ bị đánh cắp, con cháu họ và gia đình bị bỏ lại sau lưng, chúng tôi xin lỗi”.

 

hơn hai thế kỷ kể từ khi người da trắng đặt chân lên Úc

 

qua 11 năm            của chần chừ và thoái thác

của toan tính đo đếm cân đong

cho

bốn phút của sáng 13-2

không có số lẻ                  của giây       thừa hay thiếu

một lời xin lỗi quốc gia đến những người bị ảnh hưởng

kim giây chả là gì cả cho thời khắc trọng đại này

cho

lời xin lỗi muộn màng này

đến mấy thế hệ của một thế hệ bị đánh cắp

không đưa ra khoản tiền bồi thường

nhưng

 

thủ tướng cam kết sẽ giảm thiểu tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ mù chữ và chết sớm ở người bản địa trong một thập niên tới. Chính phủ cũng có kế hoạch cải thiện nhà ở cho người bản địa, công nhận họ về mặt hiến pháp là những người làm chủ nguyên thủy của nước Úc

 

cho

khoảng 460.000 người bản địa sinh sống ở Úc, chiếm 2% dân số

cũng không            số lẻ

trong bài diễn văn dài 20 phút đọc sau khi xin lỗi

4 phút của sáng 13-2 trước vô cùng thời gian và vô tận không gian

về những thế hệ sắp bị đánh cắp

 

Dọc suốt chiều dài lịch sử của những đất nước

còn bao nhiêu thế hệ bị đánh cắp

trên mỏng mảnh mặt đất này?

 

Ai biết?

bên kia lời xin lỗi là gì

phía sau lời xin lỗi là gì

sau lời xin lỗi còn gì.

 

_______________________

 

Các chữ in nghiêng là phần copy từ báo Tuổi trẻ, 14-2-2008: “Úc chính thức xin lỗi người bản địa”.

 

Continue reading

Cái ô vuông

René Char – Inrasara dịch

 

Những cơn mưa tinh truyền, người đàn bà chờ đợi

Khuôn mặt mà anh phải xóa đi

– Mặt gương kéo lê bao nỗi dày vò –

Là khuôn mặt khăng khăng chống đối

Và một khuôn mặt khác Continue reading

Thơ tình Inrasara 06

THU PHAN RANG

 

 

Khi tôi đến Phan Rang mùa thu đã ra đi

thu mang tấm thông hành kẻ vãng lai dừng chân phiêu lãng

quàng lên vòm nắng Phan Rang tấm khăn voan mỏng mảnh

rồi nhón gót lẩn đi

 

Mùa thu mang màu tóc người yêu vội vã làm chia ly

bỏ tôi lơ ngơ bên đồi cát trắng

gió bấc về vùi dấu chân qua
Continue reading

René Char: Ngọn núi chia xé

Inrasara dịch

*
Ôi, nỗi cô đơn thu hẹp, mãi thu hẹp thêm
Nỗi cô đơn của giọt lệ dâng cao chóp đỉnh
Khi sự sụp đổ vỡ tràn khắp xung quanh
Và con ó già trắng tay quyền bính
Là lòng tự tin đột ngột tìm đến
Niềm hạnh phúc vươn mình
Theo sát sườn vực thẳm phong phanh.

Hỡi người thợ săn coi ta là đối thủ
Mi chẳng học được chi – khi mi không hối hả
Vượt qua ta
Trong cái chết mà ta chối bỏ.

René Char: Cả đời

Inrasara dịch

Cả đời chịu bao thương tích
kết liễu kẻ bị thương
Vũ khí đây
không gì cả
anh, tôi, sự hồi qui vĩnh cửu
quyển sách này
và ẩn ngữ
sẽ viên thành anh khi tới lượt
trong nỗi thất thường đắng cay của cát.

René Char: Tại sao đầu hàng?

Inrasara dịch

Ôi! Niềm hành ngộ
Niềm hành ngộ đôi cánh ta bay bên đôi cánh
Trong sự trung thành vô hạn của bầu trời
Còn gì có thể chói sáng trên đầu ta nữa?

Hào quang của khí phách mờ dần
Khi ta qua suốt con đường dài dặc
Ta sẽ thôi gây xót đau cho mặt đất
Và sẽ nhìn nhau.