NO NUKES TAIWAN! NO NUKES ASIA! -2

3- ĐẾN QUỐC TẾ CŨNG HAM NÓI DÀI

 

Orchid Island từ dân tộc bản địa biệt lập đột ngột bị đẩy rơi tõm vào cõi văn minh hiện đại. Cả tâm thức và sinh hoạt chuyển đổi nhanh không kịp thở. Hành xử của người dân nửa này nửa nọ, rất lạ. Bữa ăn ít rau, hiếm trái cây, ngày qua ngày mỗi sandwich với vài món mì. Xe bốn bánh vẫn còn cho khách quá giang không, cũng đủ biết. Sinh linh chống hạt nhân là những người ít học, nghèo; họ chống với mục đích giữ sạch mảnh đất ông bà.

Đài Bắc ngược lại, nhịp sống hiện đại, văn minh, nề nếp đâu vào đấy. Đại biểu là thành phần có học, và học cao, sang trọng, và nổi tiếng. Họ chống hạt nhân là để bảo vệ xanh sạch cho trái đất. Continue reading

NHỮNG DẤU CHÂN ƠN NGHĨA – GRATEFUL FOOTPRINTS

Festival Thơ châu Á-Thái Bình Dương 2012, tôi có mang theo 30 cuốn Lễ Tẩy trần tháng Tư in song ngữ Anh Việt. Qua trao đổi, tôi tặng 17 trong số 153 “nhà thơ” nước ngoài tham dự. Ở đó riêng nhóm nhà thơ Ấn Độ có một ông tiến sĩ văn học, cầm và ngồi đọc say sưa nó.
Về nước, ông viết 2 bài phê bình dài về 2 bài thơ: “Temple of Sunlight Tháp nắng” và “Child of the Earth Đứa con của Đất”. Lối phê bình hệt giáo sư đại học ở Việt Nam. Tôi cảm ơn, dù không nghe khoái.
Ông ở trong Hội một bang lớn ở Ấn Độ, Hội có tạp chí văn chương, mỗi kì đều đăng một bài thơ ngắn của tôi. Hội gồm các thi sĩ yêu thơ cực kì, có lập nhóm yahoo riêng, kêu tôi “great poet nhà thơ lớn” và mời tôi làm “brother” điều tiết sáng tác của họ [Làm như thể ô Inrasara tiếng Anh siêu lắm!]
Tôi tham gia nhưng từ chối chức danh đó. Đây là bài vừa đăng, post lên bà con đọc vui.

Inrasara: VÀ, TỪ MIỀN AN TỊNH

[thơ & lời bình, cho MTP ngày 8-3]

Với con tim đầy tràn sám hối
như con chiên sùng kính tìm đến Đức Mẹ Maria
ta quỳ dưới chân em thầm thì lời cầu khấn bôi xóa ngàn tội lỗi trần gian

Như đứa con lạc đường hướng về Đất Thánh Po Nưgar
bằng niềm thiêng cao cả
ta hành hương về úp mặt miền ngực em mặc cho nước mắt chảy dài
vùi chôn bao ưu phiền tục lụy Continue reading

Chuyện văn nghệ VN 35. CHUYỂN DỊCH BOB DYLAN

[nhân huyền thoại này nhận Nobel Văn chương 2016, xin chuyển dịch nhanh bài thơ nổi tiếng của ông ra tiếng Việt, hầu độc giả không rành tiếng Anh thưởng ngoạn].
“Blowin’ in the Wind”
Thơ Bob Dylan, Inrasara chuyển dịch ra tiếng Việt [dịch giả giữ bản quyền].
bobdylan-custom

ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI

Cần bao nhiêu triều đại tiêu biến đi để Việt Nam cong đường cong chữ S
Cần bao nhiêu triệu sinh linh ngã xuống cho đứa con quê hương hít thở không khí thanh bình
Tiếng gọi hòa giải cần đến với bao nhiêu trái tim mới khiến hai bên chịu ngồi lại
Để gió cuốn đi… Continue reading

TỪ HÔM NAY BÂY GIỜ

2015-5-Vungtau09
Sẽ không còn rên rỉ than van
cũng sẽ không còn tin vào những chuyên gia than van rên rỉ

Thất bại và đổ vỡ này là của tôi
bởi tôi

Sẽ không còn đổ lỗi cho ai đó về tình trạng của tôi nữa
càng không còn tin vào những kẻ chuyên đổ lỗi cho xung quanh

Tôi trách nhiệm về hoàn cảnh hôm nay của tôi
u ám lê thê của tâm hồn tôi
bệnh hoạn dai dẳng của tinh thần tôi

Từ hôm nay bây giờ
tôi không còn cho phép những lời rên rỉ than van của những kẻ chuyên đổ lỗi cho hoàn cảnh truyền lây mầm bệnh u ám lên tâm hồn tôi lần nữa…

Inrasara: NGÀY 11 THÁNG 3

1417416390-7
1417416581-8
[Tchernobyl: Sân chơi trẻ em bỏ hoang & Cuốn sách đọc dở]

Nó đang tới
một ngày như mọi ngày trên mặt đất
có sinh linh chào đời có người chết có kẻ tỏ tình có cặp vợ chồng sau nửa đời người gắn bó vừa li dị

ngày 11 tháng 3
một ngày bé và mờ hơn cả dấu chấm trong bất tuyệt thời gian
đã làm đau kí ức chúng ta
một ngày không ai muốn nhớ nhưng không thể quên

một ngày không màu không mùi không vị
đang lù lù đến
lay dậy loài người từ giấc ngủ hãnh tiến
nhúm lương tri bỏ quên Continue reading

Câu chuyện văn học Việt Nam 21. Văn chương dẫm đạp… đạo đức

Trên Website Vanchuongviet, nhà văn MVL tố cáo tôi: “khinh thường”, “dẫm đạp”, “nặng lời”, “vô ơn” với quá khứ, khi phê phán một đoạn trong tiểu luận “Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần” rất nhiều tạp chí và website đăng trước đó.

Tôi trả lời dài (trích đoạn):

Trong “Sẽ không có cuộc…”, ở phần 2, tôi nêu: Còn hôm nay? Vài năm qua, có thể dễ dàng nhận thấy thơ trẻ Việt Nam phát triển theo 4 dòng chính… Riêng dòng sáng tác theo “truyền thống”, tôi nhận định: Continue reading