Trường ca Covid-19-2. NHẬT KÍ PHAN RANG

Trở lại Việt Nam lần ba, nó đánh thẳng vào huyệt đạo đất nước: Sài Gòn

Bà xã đang dưỡng bệnh ở đó, tôi lang thang quê nhà, Út ở lại chăm mẹ – tội!

Ngày 2-6, ba công nhân Raglai mang nó từ Đồng Nai về Phước Trung, may cả xã – thoát

Nhưng không

Ngày 4-7, hai ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở xã Hộ Hải bắc Ninh Thuận

Ngày 9-7, vợ chồng Cham đứa con palei Padra từ Bình Dương về bị phát hiện dương tính

Continue reading

TRƯỜNG CA COVID-19

1. TIN TỪ SÀI GÒN

Sài Gòn mình toang rồi ông ơi

đã 47 ca nhiễm, thêm 72 ca, 120 ca mới

1.215 số ca được tách đôi

quần chúng hẳn hoang mang với con số ngàn

nhưng không

đã hơn 2.000 ca, xấp xỉ 3.000, chính xác là 4.692 ca nhiễm mới

không chỉ là những con số

Continue reading

Tôi-27. Bài thơ cũ: ANNE FRANK

Nghìn năm trước thuở các người mơ mộng – Huy Cận.

Anne Frank cô gái Do Thái với Nhật ký Anne Frank thì quá nổi tiếng rồi, miễn nhắc lại. Chữ nghĩa và tâm hồn người thiếu nữ bất hạnh này được ghi chép hàng ngay, sau đó được xuất bản, đã tạo cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật các loại, có thơ, và có cả… Inrasara.

Đăng, như một kỉ niệm.

Anne Frank: “Ánh mặt trời này… bầu trời xanh lơ này… Cho dù bất cứ điều gì đã xảy ra, tôi vẫn tin rằng con người thực sự vẫn tốt”.

Continue reading

Hành trình Cham-42. TỪ “THÁP HOANG” ĐẾN “THÁP CHÀM MUÔN MẶT”

Mùa Hè, chuẩn bị vào Đệ Thất (lớp Sáu), bán cà-rem đạp xe ngang qua Ba Tháp, thoáng thấy bóng tháp u u dưới lớp xương rồng dày đặc mà nghe rờn rợn. Rồi 27 tuổi, vào làm ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm, mấy bận đạp xe xuống Bal Riya Bính Nghĩa kiểm tra dạy và học tiếng Cham, Ba Tháp vẫn còn nguyên sơ, hoang tàn: âm u, dọa nạt.

Bài thơ “Tháp hoang” ra đời tối hôm đó – 1982 (in trong Tháp nắng-1996).

Continue reading

Thơ & thơ Việt-65. CHÚ THÍCH CHO LOÀI THƠ VỤT HIỆN HẬU KÌ

Tôi viết nhiều thể thơ, thể nghiệm nhiều hệ mĩ học thơ, từ cổ điển cho tận hậu hiện đại.

Từ Freud, Breton cây siêu thực phát rộ thì miễn rồi, riêng quả của nó như loài thơ vụt hiện, lối viết tự động tôi cũng có cắn thử. Ở đó bài thơ “Khóc Tây Tạng” một thời từng gây xôn xao dư luận ở Tiền Vệ, và hôm nay là bài “Thơ vụt hiện hậu kì”.

Continue reading

THƠ VỤT HIỆN HẬU KÌ

Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?

Niềm vui đại thắng. Tháng Tư đen và ngày quốc hận. Ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn. Chính sách kinh tế mới và học tập cải tạo. Văn hóa phẩm phản động và đồi trụy. Canh toàn quốc. Đám tàn quân Fulro. Đóng công lao động xã hội chủ nghĩa. Hợp tác hóa nông nghiệp. Ba khoán, khoán trắng và khoản sản phẩm. Quyền làm chủ tập thể. Ruộng ăn nước trời ruộng xâm canh và thủy lợi phí. Cách mạng 75 và lí lịch trích ngang. Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Người có công với cách mạng. Rừng vàng biển bạc.

Continue reading

AGAL BALIH KINH TẨY TRẦN-2

[Thi sĩ là kẻ sáng tạo giấc mơ cho dân tộc-1. Từ Covid-19 đến Phóng xạ hạt nhân]

Tiểu thuyết Tcherfunith [Tchernobyl + Fukushima + Ninh Thuận] viết xong vào mùa Hè 2012 tại Resort & Spa Sao Việt – Tuy Hòa. Nửa tháng dự Trại Sáng tác Văn nghệ Quân đội, tôi đóng cửa 12 ngày làm một hơi, và xong.


Tác phẩm chưa in mà đã rất… nổi tiếng. Một sự kiện ở chương 13 (tóm tắt).

Dự án Nhà máy Điện hạt nhân triển khai cũng là lúc nhân vật chính T’Maung khởi động chương trình đào Hầm. Mười cái cả thảy, ở đó Hầm Chakleng là trung tâm điều hành. Rồi khi Nhà máy-1 được đưa vào vận hành, trong lúc các hầm khác bỏ dở, thì Hầm Chakleng hoàn tất. Và đi vào hoạt động.

Continue reading