Chuyện đời thường-3. NỔ, CHỬI & NGHE CHỬI

… và làm thế nào vượt thoát?

Ở quê, mỗi bận các bà gây sự, hàng xóm hú nhau đến xem như coi hát. Khoái!

HTX chữ nghĩa ta hôm nay vẫn chưa thoát khỏi nỗi sướng khoái đó. Nhà thơ nào nổ to, “trí thức” nào chửi bạo, là cả đống người xúm vào live, love và hả hê. Chẳng đưa ra lí lẽ hay, đúng, chỉ cần nổ sao cho to, bạo, cũng đủ… sướng.

Ở cộng đồng Cham.

Continue reading

TÔI HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ SINH LINH CHAM HÔM NAY?

“Bạn là trung bình cộng 5 người bạn thân nhất”, được cho là câu nói phản ánh đúng vị trí cuộc sống của 1 người. Với ai khác thì có thể, với tôi: SAI.

Tôi khó bị tác động, mà CHỦ ĐỘNG HỌC từ cái độc đáo nhất của người ấy, dù chỉ gặp vài lần, cả khi tâm tính hay nếp sinh hoạt cách nhau vực thẳm.

Học, không phải kiến thức, mà cái khác.

Continue reading

NHÂN LOẠI DỄ QUÊN

[nghĩ từ thiên-nhân tai hôm nay]

“Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng…” – Trịnh.

Hôm nay không còn hàng vạn, mà hàng triệu; cũng không trút xuống đầu làng hay ruộng đồng Việt Nam, mà là trút thẳng xuống đầu người, nơi tập trung dân cư đông nhất, dải Gaza hay các thành phố Ukraine.

Nhân loại lao vào nhau, trút bừa bãi bom đạn lên đầu nhau.

Continue reading

Thương nhà văn VN. SỢ LÀM NHÀ VĂN LỚN

[trả lời bạn văn mới nhất & cũ nhất]

[1] Hôm qua tôi và bạn thơ Lê Vĩnh Tài còm trao đổi qua lại về chữ “minh triết”, tôi nói: Hơn nửa đời hư ngụp lặn trong văn hóa Cham, và từ giữa lòng Cham, tôi nhìn thấy – qua đó làm nên Minh triết Cham.

Sao không là triết? Cham không có triết học sao? – Có. Cham có từ ‘xakarai’. Thuở bé đi hóng chuyện ở các đám, lễ, tôi nghe các vị “nông dân-trí thức” Cham ‘pacoh xakarai’: tranh luận triết học. Có, họ mới tranh luận. Triết học là tư duy có hệ thống. Nhưng qua bao luân lạc và thất tán, hệ thống đó cũng làm lạc loài.

Continue reading

NGỦ, CHUYỆN LỚN CỦA TUỔI GIÀ

Hôm qua giỗ năm chú Đạt Chữ, anh em lâu ngày gặp mặt, vui đáo để. Mà dân Chakleng, chuyện xã hội với cộng đồng luôn chiếm ngôi đầu. Ở đó có vấn đề chức sắc tôn giáo Cham, cả chuyện ngủ nghê của tuổi già nữa.

Mỗi tối, anh được 2 tiếng rồi cứ trằn trọc, chú đi qua 3 tiếng đã là đỉnh. Ngán nhất là mắt cứ thao láo mở mà không biết làm gì. Đã vận dụng bài xoa bóp, bấm day huyệt này nọ, nhưng có lẽ do chưa đúng, chưa đủ, tâm chưa thoát nỗi trần ban ngày để nó ám ảnh nhảy nhót như loài khỉ, hoặc chỉ thuần do cơ địa.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-1. HỌC NHI BẤT YẾM

“Học không chán”. Dẫu sao học kiến thức thì dễ, học làm người mới khó.

Đạo sĩ Minh Tuệ, tôi học ở ông nhiều hơn bất kì con người nào tôi từng gặp, từng sống với. Lời lẽ như tầm thường mà đầy trí tuệ, tưởng giản đơn mà thẳm sâu, siêu vượt. Ở mỗi bài học, tôi sẽ kể chuyện thực tôi kinh qua, để ai có tai thì nghe, có tâm thì học. Karun & Thuk siam!

Continue reading

HÔM QUA TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ MỚI?

Ở anh Long trong đối thoại với đạo sĩ Minh Tuệ, và từ một bạn thơ.

Tháng 7 vừa qua…

Hành giả Trần Thanh Long từ Sài Gòn lên Gia Lai tìm gặp và được gặp đạo sĩ Minh Tuệ – là chuyện hiếm. Anh hỏi, con đã từ thiện nhiều, thầy có điều gì chỉ bảo thêm không? Minh Tuệ nói: “Anh từ thiện lớn cỡ nào, cũng không bằng anh BỐ THÍ GIỚI CHO CHÍNH ANH.”

Continue reading

LẠI BÀN VỀ THÔNG MINH

[Hiểu, tự tri để cùng tiến]

Tút “Giải trí cuối tuần. Người Việt thông minh hơn các dân tộc khác”, có bạn còm: rằng người Việt thông minh thiệt chớ không đùa, trong khi dân Tây còn rất lạc hậu, thì “500 TCN số lượng đồ đồng ở Việt Nam còn nhiều hơn cả Châu Âu, nghĩa là công nghệ và kỹ thuật đã rất cao rồi!”

1. Nói chuyện xưa thì xa xưa lắm. Ừa thì cứ cho là chuẩn không cần chỉnh.

Continue reading

NGHÈO THÌ NÓ KHINH… – SAI!

Nghèo thì nó khinh, thông minh thì nó ghét, hoặc: Thất bại thì chúng khinh, thành công thì chúng ghét – Lối nói thời thượng ngỡ là chơn lí, chơn chơn lí, nhưng sai từ gốc!

Nghèo mà sạch, rách mà thơm thì không ai khinh cả, ngoài bọn ngốc.

Còn thứ giàu hợm hĩnh, giàu mà không sang, giàu từ bòn rút của công, từ ăn cắp [cướp] của quốc gia mới đáng khinh ngàn lần. Chớ tôi vẫn quý trọng khối người giàu, kẻ thành công như thường.

Continue reading