Nhà thơ Inrasara: Tôi là người cá biệt

Hồng Minh thực hiện
Báo Tây Ninh, 24-7-2010
[báo in bài phỏng vấn có cắt bỏ vài đoạn, bản Inrasara.com là nguyên bản].

* Sara lang thang đất nắng Panrang, mùa hè 2001

Chiều cuối tuần, tôi gọi điện thoại hẹn gặp nhà thơ Inrasara. Anh bảo, anh đang làm việc với một đoàn làm phim ở Ninh Thuận, chiều tối mới về tới TPHCM. Cứ tưởng anh di chuyển liên tục như vậy, phải đến ngày hôm sau, khi anh đã “phục hồi năng lượng”, tôi mới có một cuộc hẹn. Bất ngờ, 6 giờ chiều, anh gọi điện thoại ấn định cuộc hẹn 7 giờ tối tại một quán cà phê trên Đường 3/2.

PV: Chào anh, nghe anh nói làm việc với đoàn làm phim. Anh định chuyển qua làm phim à? Continue reading

Văn hóa Chăm ở Quảng Nam: Góc nhìn của Inrasara

Bích Liên thực hiện
Báo Quảng Nam, 5-6- 2010

Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara hiện là tác giả của gần 30 đầu sách nghiên cứu, biên khảo về văn hóa Chăm có giá trị trong nước và quốc tế. Nhân chuyến ghé thăm xứ Quảng, Inrasara đã dành cho Quảng Nam cuối tuần cuộc trò chuyện thú vị về văn hóa Chăm tại Quảng Nam – vùng đất có hai di sản văn hóa thế giới cùng nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng.
PV: Anh có thể nêu một số thành tựu về nghiên cứu văn hóa Chăm của mình từ trước đến nay? Công trình nghiên cứu nào khiến anh tâm đắc nhất?

Continue reading

Nhà thơ Inrasara : Không có thời gian để kiêu ngạo

Quỳnh Vân thực hiện
Báo An ninh thủ đô, Thứ Sáu, 14-5-2010, 07:01

Xuất hiện trên văn đàn khá muộn màng, nhưng ngay lập tức tài năng của Nhà thơ Inrasara được công nhận bằng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Nếu điểm lại thì dường như nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm này rất “có duyên” với các giải thưởng lớn. Chưa một lần gặp Inrasara, khi biết tôi tìm hiểu về anh, một đồng nghiệp đã thốt lên rằng, đó là một “gã kiêu ngạo”

Continue reading

“Đi, tôi tin là có con đường trước mặt

Nguyên Vinh thực hiện
Báo Sài Gòn tiếp thị</em 19-3-2010.
Dư âm Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 01.

* Bà Chủ tịch Nguyễn Thị Bình và Inrasara.

*
Chúc mừng ông với giải thưởng quan trọng này. Ông nghĩ gì khi giải thưởng năm nay được trao cho một nhà nghiên cứu dân tộc thiểu số, vì những công trình nghiên cứu văn học thiểu số? Một giải thưởng với “phân khúc” hẹp?
Inrasara: Giải thưởng nghiên cứu dành cho công trình của tôi về cả hai lĩnh vực, ngôn ngữ và văn học, nhấn vào văn học hơn, có lẽ.
Tôi đến từ miền đất quen mà lạ: miền đất Panduranga. Ở đó đang tồn tại một nền văn hóa – văn minh khá khác lạ: văn hóa Champa Continue reading

Giải thưởng cần hướng về phía mới, phía tương lai

Tạp chí Văn hóa Dân tộc, 1-2010.

1. Chất lượng giải thưởng thơ VHNT các DTTS năm 2009 như thế nào, thưa ông?
Inrasara: Việc chọn 3 tập thơ vào Giải năm nay là đạt yêu cầu, không thể khác hơn. Bùi Nhị Lê qua tập Hát quanh bếp lửa viết đều tay nhưng chưa có bài nào nổi bật. Còn tập thơ Bạn với cỏ cây của Hồ Thủy Giang đoạt Giải C thì ngược lại, tôi đánh giá cao tập này, tiếc là ở đó bài hay và chưa hay không đều. Giải cao nhất (hạng B) được trao cho tập thơ Sông Cầu đang chảy đâu đây của Lưu Thị Bạch Liễu, tôi có lối nhìn khác Continue reading

Nên dành riêng cho tác giả người dân tộc?

Lê Anh Hoài thực hiện.
Báo Tiền phong cuối tuần, số 48, 11-2009.

Thành lập năm 1991, mãi năm 1997, Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam mới có cơ cấu giải thưởng chuyên ngành văn học – nghệ thuật dành cho các hội viên có tác phẩm nổi bật nhất trong năm. Dù có mặt khá khiêm tốn – khiêm tốn theo nghĩa ít được thông tin đại chúng nhắc đến – nhưng không phải không có khuôn mặt sáng giá trên văn đàn cả nước đã từng xuất lò từ Hội này. Lò Ngân Sủn (dân tộc Dáy) và Y Phương (Tày) trước/ sau khi có giải Hội VHNT các DTTS VN, đã đoạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam. Inrasara (Chăm) và Cao Duy Sơn (Tày) vừa giành giải của Hội vừa đoạt giải Hội Nhà văn Việt Nam sau đó là Giải thưởng văn học Đông Nam Á Continue reading

Văn học của người Dân tộc thiểu số vẫn còn nằm bên lề?

Báo Đà Nẵng cuối tuần, 13-9-2009

Có người xem văn học dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn chưa nhập vào dòng chính thống. Lại có người khẳng định văn học thiểu số từ lâu đã nằm trong quỹ đạo chung của nền văn học Việt Nam. Trước những quan điểm khác nhau về vị trí và thực trạng phát triển của bộ phận văn học này, nhà thơ (NT) Y Phương và NT Inrasara – những người trong cuộc, đã chia sẻ với chúng tôi nhiều ý kiến sâu sắc.

* Trước đây vài năm, người ta cho rằng, văn học DTTS đang bị già đi về đội ngũ và cảm hứng sáng tạo. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Y Phương: Văn học Việt Nam cũng trong tình trạng như thế. Độ tuổi trung bình của nhà văn đang bị già đi là có thật. Nhưng những tài năng trẻ vẫn tiếp tục xuất hiện. Việc đáng quan tâm là họ không mấy mặn mà phấn đấu để trở thành những nhà văn chuyên nghiệp mà thôi. Continue reading

Từ Phê bình lập biên bản đến Phê bình mở

Nói chuyện với nhà thơ – nhà phê bình Inrasara.
Báo Văn nghệ trẻ, số 35-36, 2009.

PV: “Phê bình lập biên bản”, thuật ngữ anh tạo ra này vừa gợi tò mò nhưng cũng đã gây không ít dị ứng? Bởi lâu này, cụm từ lập biên bản chẳng có gì liên quan đến văn học cả. Cố tình như vậy, anh có ý gây sốc cho người đọc không?
Inrasara: “Phê bình lập biên bản”, Đặng Thân đùa rằng chỉ riêng thuật ngữ này thôi cũng đủ tư cách đưa Inrasara vào văn học sử… Việt Nam rồi! Ngược lại, một vị phó giáo sư [chưa nắm đầu đuôi sự việc] đã có đến hai bài báo lê thê chê trách nó Continue reading

Về bảo tồn văn hóa Chăm

Đài Á châu Tự do, RFA, phát vào lúc 21 giờ, 25-7-2009
Chương trình “Văn học nghệ thuật” tối thứ thứ Bảy hàng tuần.
Trao đổi giữa Mặc Lâm và nhà văn – nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara.

Mặc Lâm: Inrasara tên thật là Phú Trạm. Ông sinh năm 1957 tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông vừa nhà văn, nhà phê bình văn học và cũng là nhà nghiên cứu văn hóa Chăm nổi tiếng. Những công trình nghiên cứu của ông phải nói là đồ sộ với hơn một chục đầu sách, vừa văn học vừa từ điển và nhất là việc nghiên cứu về văn hóa Chăm Continue reading

Phê bình truyền thông đang lấn át phê bình hàn lâm

Hiền Nguyễn thực hiện
Báo Toquoc.vn, 23-7-2009.

Báo Tổ quốc vừa thực hiện cuộc phỏng vấn ba nhà văn: Ngô Thảo, Phạm Đình Ân và Inrasara về phê bình văn học đương đại. Bạn đọc có thể đọc hết và xem ảnh ở đây:
vanhocquenha.vn

Đây là nguyên văn phần Sara:

Hiện nay có hai khái niệm phê bình: Phê bình Hàn lâm và phê bình Truyền thông. Theo ông thì sự ra đời của Phê bình Truyền thông có phải là tất yếu không? những yếu tố nào tạo nên Phê bình Truyền thông? Continue reading