Inrasara: Vùng trũng thiếu người san lấp

Báo Thể thao & Văn hóa cuối tuần, 27-7-2010

(TT&VH Cuối tuần) – Các nhân vật (Inrasara, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Cao Việt Dũng, Đặng Thân) phát biểu trong bài này tuy xuất phát từ điểm nhìn cá nhân, nhưng vì những kinh nghiệm giao lưu thực tế mà họ tích lũy được, đã vẽ nên được một phần diện mạo của giao lưu văn học ở Việt Nam.


Nhà thơ Inrasara: Còn nghi ngại…

Mở cửa, văn chương Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho giao lưu. Giao lưu đúng nghĩa là đến với nhau trong tinh thần mở, bình đẳng và không kiêng dè. Tiếng Việt với nhau, ta vẫn chưa giao lưu. Các tạp chí văn chương quan trọng của người Việt ở nước ngoài vẫn chưa được phát hành chính thức ở trong nước. Các tác phẩm của các tác giả lớn cũng vậy. Chúng ta vẫn còn nghi ngại cái gì đó, thậm chí, còn phân biệt đối xử Continue reading

Inrasara, như một Chăm thu nhỏ


Trịnh Hải Yến thực hiện

 

PV: Với bộ ba Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển, anh đã phục dựng được một lâu đài văn chương Chăm tưởng đã thất truyền và chìm vào quên lãng. Đó là một kì công. Anh có thể phác họa các nét chính yếu nhất của nền văn học ấy không, thưa anh?

Inrasara: Dân tộc Chăm có chữ viết từ thế kỉ thứ IV. Có chữ viết sớm như thế, thì văn học viết của dân tộc đó phát triển là chuyện đương nhiên. Khi văn hóa Chăm chưa trải qua kĩ thuật in ấn, hơn nữa – qua biến chuyển của thời cuộc, chúng bị mất mát rất nhiều. Sau hơn hai mươi năm sưu tầm – nghiên cứu, tôi cố gắng phác họa nét khái quát nhất, để người đọc quan tâm có cái nhìn tổng thể về văn học dân tộc này Continue reading

Inrasara: “Đạo văn và nguy cơ chai lì với dối trá”


Thảo Anh thực hiện

Báo Văn nghệ trẻ, số 15, 10-4-2011

Anh nghĩ gì về nạn đạo văn diễn ra khá phổ biến hiện nay?

Inrasara: Cũng như tình trạng quay cóp bài vở trong thi cử để giật lấy tấm bằng, hay chuyện đánh cắp văn bằng các kiểu để giành/ giữ cái ghế nơi quan trường… vậy thôi. Xem xét đến tính mục đích của sự thể thì vấn đề sẽ được sáng tỏ. Với quan chức, mục đích không phải là văn bằng mà là cái ghế; với sinh viên, không phải là tri thức mà là văn bằng; với nhà văn, mục đích không phải là văn chương mà là cái gì ngoài văn chương…

 

Những người có hành vi đạo văn – nhiều người trong tay đủ thứ bằng cấp Continue reading

Uông Thái Biểu: Inrasara, từ hành trình khám phá ‘năng lượng văn hóa Chăm’ đến thi sĩ cách tân

1. Inrasara – Những mảng rời kí ức…
Inrasara, “là gã nông phu mắc nợ văn chương, chàng thi sĩ mang khối óc học thuật, người nâng niu và sống hết mình với văn hóa dân tộc Chăm”, một bạn viết đã khái quát về anh như thế. Đó là điều mà chúng ta sẽ bàn trong câu chuyện tiếp theo của cuộc tao ngộ này. Còn bây giờ, tôi thích được tiếp cận với những mảnh ký ức trong đời sống một gã đàn ông Chăm là anh. Hãy chắp nối rời rạc một vài mảnh ghép quá khứ mà anh ám ảnh…


* Sara tại nhà một họa sĩ ở Tây Ninh, trên bàn là tượng Linga (đứng) và Người nữ (nằm) bằng đất dung, do nghệ nhân vô danh Bàu Trúc tạc 2010.

Năm 1978, Inrasara – chàng sinh viên năm thứ nhất khoa Anh – Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh bỏ học giữa chừng, tưởng là để đi đâu làm gì, hóa ra là tất tả về quê nhà ở làng Chakleng – Ninh Thuận tiếp tục nghề cày ruộng Continue reading

Nhà nghiên cứu Inrasara đọc Có 500 Năm Như Thế: Những gợi ý từ ngoại vi lịch sử

Nguyễn Vinh thực hiện
đã đăng Sài Gòn tiếp thị, 16-2-2011

Nguyên văn:
Là một nhà nghiên cứu người Chăm, hẳn, ông sẽ rất hứng thú khi đọc cuốn sách này?
Inrasara: Vâng. Nhận được bản thảo, tôi đã đọc một mạch, rồi còn gởi cho vài trí thức Chăm nữa. Họ cũng đã rất hứng thú. Nên, dù ít khi tôi viết cái gì đó về một tác phẩm chưa in, nhưng với bản thảo về đề tài mang tính đột phá này – khi tác giả đề nghị, tôi đã viết ngay Lời tựa. Tiếc là hai trang giới thiệu kia chỉ còn được giữ lại một đoạn ngắn ở bìa bốn, như anh thấy Continue reading

Hồn Tết, bản sắc hay hiện đại?

Sương Nguyệt Minh thực hiện
Đặc san Tinh hoa Việt, báo Đại đoàn kết, số Tết 2011.

L.T.S: Tết không chỉ đồng nghĩa với khoảng thời gian ngắn ngủi thiêng liêng giao mùa, đón xuân, lắng nghe vũ trụ xoay vần và tự lắng nghe mình; mà còn là dịp con người quây quần ấm áp bên nhau sau cả năm sinh nhai lam lũ, vất vả, sau các chuyến xa xứ tìm về quê hương. Không có thời gian nào trong năm, con người lại dễ thương, gần gũi và mật độ tình cảm lại đậm đặc như… dịp Tết Continue reading

Nhà thơ Inrasara nói về thơ tình

Trần Nhuệ Tâm thực hiện
Tienve.org, tháng 2-2005

Thời thanh niên ông đã yêu bài thơ nào? Nếu ngay lúc này, trở lại tuổi mười tám và người yêu của ông muốn nghe ông đọc một bài thơ tình, trong những bài thơ tình ông biết (sau thời kỳ tiền chiến) ông chọn bài nào?

* Tình đầu của tôi bắt đầu và kết thúc chả ra hồn gì cả, nên tôi có mấy bài thơ tình… khùng.

Inrasara: Thuở mấy sợi ria lún phún mọc, tôi có thích TTKh., sau đó cũng biết ngâm ngợi Nguyên Sa: “Tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt, trời không mưa…”

Continue reading

Nhân đọc tập Thơ kể, hỏi chuyện nhà thơ Inrasara về thơ tân hình thức

Nguyễn Khôi thực hiện
Tạp chí Non Nước – Đà Nẵng, số 9-2010.

Nguyễn Khôi (NK): Thưa nhà thơ Inrasara, vừa qua tôi có đọc tập “Thơ Kể – Tuyển tập thơ Tân hình thức”, do NXB Lao Động ấn hành vào quý II năm 2010. Tập thơ in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, sách dày 277 trang có 23 tác giả góp mặt.
Thông qua tập thơ này, anh vui lòng có đôi nhận định thơ tân hình thức và tình hình sáng tác thơ tân hình thức hiện nay.
Inrasara: Thơ tiền phong các loại, trong khi nỗ lực tạo ra cái mới, cái lạ và cái độc đáo, đã kéo thơ đi rất xa, xa rời khỏi tầm thưởng ngoạn của công chúng. Thơ hiện đại đánh mất độc giả phổ thông, gần thế kỉ qua Continue reading

Cần đủ cô đơn để sáng tạo

Bình Nguyên Trang thực hiện
Báo Giáo dục & Thời đại, 3-2010.

* Sara tại tháp Chiên Đàn – Quảng Nam, 2006.

1. Được biết Inrasara đã chuyển vào sinh sống ở TP Hồ Chí Minh. Tại sao người viết: “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” dường như lại đang có nhu cầu có mặt ở nơi sầm uất, ồn ào hơn?
Inrasara: Sự vụ đã xảy ra gần hai mươi năm trước rồi còn gì. Khi đó đang thủ quán cà phê nhà quê thì Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh mời tôi cộng tác. Sau sáu năm đóng thùng mô phạm, tôi từ bỏ tất cả để làm nhà văn tự do đúng nghĩa Continue reading

Inrasara: Nghĩ trước thềm Đại hội Nhà văn VIII

Thiên Linh thực hiện
vietnamplus.vn

Đại hội VIII của Hội Nhà văn Việt Nam vừa kết thúc. Phóng viên Vietnam+ đã kịp thời gặp Inrasara-nhà thơ, nhà phê bình văn học người Chăm. Hy vọng qua phần trao đổi với chúng tôi dưới đây, ông Inrasara sẽ phần nào giúp độc giả hiểu đôi nét về văn học thiểu số gần đây cũng như triển vọng trong sự phát triển chung của văn học Việt Nam Continue reading