Nhà thơ Inrasara: “Tôi sẽ về quê giới thiệu văn hóa dân tộc mình!”

Hoàng Thi thực hiện

Báo Thời nay, 9-12-2011

Giới thiệu rộng rãi văn hóa dân tộc mình là nguyện vọng cả đời của nhà thơ, nhà nghiên cứu người Chăm Inrasara. Ông đang tập trung công sức và tài liệu cho một không gian văn hóa Chăm thu nhỏ tại quê nhà. NTNN đã trò chuyện với ông.

 

Nghe nói ông có ý định rời một trung tâm sôi động như TP.HCM để… về quê?

– Không phải là về hẳn mà sẽ ở quê nhà nhiều hơn. Các con tôi đang trưởng thành, sẽ trông nom những công việc ở thành phố, rất nhiều công việc đang đợi tôi tại Nhà Trưng bày Văn hóa Chăm Inrahani Continue reading

Về thực tiễn sáng tác và phê bình hậu hiện đại ở Việt Nam

Mặc Lâm đài RFA thực hiện

Chương trình phát vào tối thứ Bảy 3-12-2011
Mặc Lâm: Chúng tôi mạn phép được trình bày vài khía cạnh rõ nét nhất tình hình sáng tác và phê bình hiện nay một cách hạn chế vì chương trình giới hạn thời gian không cho phép đào sâu những gì mà người sáng tác và độc giả lưu tâm. Và sau đây mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi ngắn này.

 

Xuất hiện khá sớm

Mặc Lâm: Thưa ông Inrasara, trước tiên xin cảm ơn ông về thời gian ông đã dành cho chúng tôi trong ngày hôm nay. Xin ông cho biết vài nét phác thảo về nghệ thuật hậu hiện đại tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thơ, thưa ông?

Inrasara: Có thể nói các tác phẩm mang dấu ấn hậu hiện đại đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm Continue reading

Trọng Thành: Giọng ca Chế Linh với những người hâm mộ Việt Nam

Qua nói chuyện với Trà My, Đỗ Trung Quân, Amư Nhân, Inrasara, Dũng Taylor và Nguyễn Mạnh Thuật

Thứ Tư 16-11-2011

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111116-giong-ca-che-linh-voi-nhung-nguoi-ham-mo-viet-nam

* Bài viết của Inrasara về Chế Linh được đưa lên trang nhất báo Thể thao & Văn hóa.

Chế Linh, cùng với dòng nhạc vàng Việt Nam mà anh là một trong những giọng ca tiêu biểu, đang trở lại với công chúng yêu âm nhạc ở Việt Nam trong thời gian những năm gần đây, trên các sàn diễn lớn, sau hàng thập niên bị rẻ rúng. Vì sao giọng ca Chế Linh liên tục có sức thu hút như vậy, bất chấp hoàn cảnh xã hội và con người đã có rất nhiều thay đổi ?

Giọng ca huyền thoại Chế Linh người gốc Chăm đã trở về Việt Nam với những người hâm mộ Continue reading

Inrasara nghĩ gì?: 20 năm thành lập Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam

Sau bài này, Inrasara.com nghỉ 7 ngày để ra Bắc. Hẹn gặp lại.

Kính báo – Thuk siam!

Tạp chí Văn hóa Dân tộc, 11-2011.

Phóng viên tạp chí Văn hóa Dân tộc phỏng vấn.

Trước sự đổi mới của đất nước về tất cả mọi lĩnh vực, văn học – nghệ thuật các dân tộc thiểu số đang phải đối mặt với những thực tế đầy khó khăn và thách thức, đó là làm thế nào để đưa văn học – nghệ thuật đi vào đời sống, làm thế nào để văn học – nghệ thuật phải là một phần của cuộc sống hiện nay. Với ý kiến cá nhân, ông nghĩ gì về văn học – nghệ thuật dân tộc thiểu số sau 20 thành lập Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam?

Inrasara: Sự ra đời thành và tồn tại của bất kì hội đoàn nào không là gì cả, nếu nó không giới thiệu được sản phẩm của chính nó hay nhờ sự đỡ đần của nó. Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam cũng không là ngoại lệ Continue reading

Hàng mã kí ức 18. Đối thoại xung quanh Hậu – HÀNG MÃ KÍ ỨC

[Hỏi & trả lời xung quanh vấn đề Chăm và văn hóa Chăm]

* Đối thoại Hàng mã kí ức, ảnh Inrajaya.

Cũng như các cuộc trò chuyện của tôi về văn học, có không ít câu hỏi tồn đọng khi đã hết giờ. Thêm các câu hỏi gửi tới trong những ngày sau đó. Buổi Giao lưu với nhà văn Inrasara & Ra mắt tiểu thuyết “Hàng mã kí ức” do Công ty Sách Phương Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 21-5-2011 không là ngoại lệ. Theo cùng cách với sinh viên Khoa Sáng tác và Lí luận – Phê bình Văn học thuộc trường Đại học Văn hóa – Hà Nội trong “Đối thoại hậu hiện đại” (Tienve.org, 2008), “Đối thoại hậu Hàng mã kí ức” là một trả nghĩa các bạn trẻ Chăm đã nhiệt tình với tiểu thuyết Hàng mã kí ức và vấn đề cộng đồng. Các câu hỏi có thể lạc đề trong buổi giao lưu, nhưng ở đây chúng sẽ được phục hồi và tháo gỡ qua trả lời ngắn gọn nhất có thể.

Cảm ơn các bạn Jaya Bahasa, Văn Bẩy, Kaka, Jayang, Luucheraza, Lưu Văn, Yên Thảo… Continue reading

Inrasara: “Làm lại từ dấu chân của người đi trước”

Nguyễn Hoàng Diệu Thủy thực hiện

Bee.net.vn, 24-9-2011

Nguyên Ngọc:  “Inrasara công phu và kiên trì xoi một lối đi khác: văn học Chăm, từ văn học dân gian đến văn học viết Champa, từ cổ đến cận đại và hiện đại, và đến nay đã phơi lộ được một kho tàng khổng lồ hết sức quý. Kho tàng ấy lại được soi rọi trong phân tích và giải mã dưới ánh sáng của những lý thuyết hiện đại và cả hậu hiện đại mà anh luôn tự trang bị cập nhật cho mình“.

* Photo Inrajaya.

Di sản văn học viết Chăm phong phú Continue reading

Hàng mã kí ức 17: Lịch sử luôn cần được kể lại

Văn Bẩy thực hiện

Báo Lao động cuối tuần, số 25, 7-2011

Với thế giới, những gì liên quan đến Chàm, Chăm, Hời, Champa… từ bao giờ vẫn là một bí ẩn. Một bí ẩn với sức lôi cuốn kì lạ. Tháp Chàm và giếng vuông Chăm, vàng Hời hay điệu múa Apsara, nghệ thuật chế tác gốm hay hoa văn thổ cẩm. Bí ẩn từ văn hóa, qua số mệnh dân tộc cho tới con người Chăm. Từ quá khứ xa xăm đến tận thời hiện đại. Động cập đến Chăm là đụng đến vấn đề nhạy cảm, nhạy cảm về thân phận của dân tộc này; thế nhưng nền văn hóa và tâm hồn con người tạo ra nền văn hóa đó vẫn cứ tiềm ẩn hấp lực không thể cưỡng. Buộc người ta luôn hướng mắt tò mò nhìn về nó. Cả giới chuyên môn lẫn người đọc bình dân.

Thánh địa Mĩ Sơn dù đã trở thành Di sản Văn hóa Thế giới, nhưng ở đó vẫn đựng chứa bao bí ẩn chưa được khai phá. Điêu tàn của Chế Lan Viên “xuất hiện như niềm kinh dị” giữa làng thơ Việt Nam thời Thơ Mới. Sang những năm cuối thế kỉ XX, Tháp nắng của Inrasara ra đời tạo thành “một hiện tượng văn chương” Continue reading

Inrasara trả lời Đài tiếng nói Việt Nam, 24-6-2011

1. Nét đặc trưng trong gia đình mẫu hệ Chăm

 

Người Chăm thuộc chế độ gia đình mẫu hệ.

Tất cả đám cưới, đám tang hay phong tục tập quán đều theo họ mẹ.

Người con trai Chăm lấy vợ, theo vợ về nhà cha mẹ bên vợ, sống ở đó cho đến mãn đời. Vài chục năm qua, theo xu thế mới, đôi trẻ có thể tách ra ở riêng nhưng họ vẫn sinh hoạt theo phong tục tập quán bên đàng gái.

Đó là nét riêng chính yếu nhất của chế độ gia đình mẫu hệ Chăm Continue reading

Hàng mã kí ức 16 – Inrasara: Phá hủy là Sáng tạo

hay “Thằng Trạm mát” và Bí ẩn Champa

Yên Thảo thực hiện

Báo Pháp luật chủ nhật, 19-6-2011

* Hi vọng vào thế hệ mới với tư duy mở

Đột ngột bỏ Đại học đi lang thang, đọc sách, làm thơ; bỏ Ban Biên soạn sách chữ Chăm của tỉnh Ninh Thuận về làm nông dân, lang thang, nghiên cứu; nghỉ ngang công việc nghiên cứu văn hóa Chăm tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh để thành người tự do, chàng Phú Trạm (tên thật của nhà thơ Inrasara, sinh năm 1957 tại làng Chakleng, huyện Ninh Phước – Ninh Thuận) vui vẻ nhận biệt hiệu “thằng Trạm mát” mà bạn bè tặng cho mình từ thuở thiếu niên. Thế nhưng, dù là nghiên cứu, phê bình, viết tiểu luận cho đến sáng tác thơ, tiểu thuyết, ông luôn nghiêm túc và sáng tạo không mệt mỏi. Qua sự nghiệp “đánh thức tâm hồn Chăm” của mình Continue reading

Hàng mã kí ức 10: Phỏng vấn

Trên phương tiện thông tin:

– Báo Sài Gòn Tiếp thị, 20-5-2011

Phongdiep.net

Hội Nhà văn thành phố

Vanchuongviet

 

INRASARA: “SỐNG, NHỚ VÀ KỂ LẠI LÀ MỘT NHU CẦU!”

Thảo Yên thực hiện

Báo Sài Gòn Tiếp thị, 20-5-2011

 

5 năm sau tiểu thuyết Chân dung Cát, tiểu thuyết Hàng mã kí ức (372 trang, NXB Văn học, 5.2011) vừa xuất bản vỡ vạc diện mạo một Inrasara khác, ngoài tư cách thi sĩ (từng đoạt Giải thưởng ASEAN), nhà nghiên cứu (Giải thưởng CHCPI – Sorbonne và Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh), còn có thể là một tiểu thuyết gia đầy nội lực với đề tài Champa xưa nay ít người đủ sức chạm đến và làm mới.

9 giờ sáng mai (21-5-2011), tại Book Café Phương Nam (số 3 Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) có tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Hàng mã kí ức với chủ đề “Đi tìm bản trường ca bỏ hoang – Những câu chuyện kể về Chăm” Continue reading