Inrasara trả lời phỏng vấn RFA xung quanh ‘hiện tượng’ thơ Nguyễn Quang Thiều

Mặc Lâm thực hiện

RFA, 5-8-2012

1Nhà thơ Hoàng Hưng cho rằng “Nguyễn Quang Thiều, khi lúc đầu mới cách tân thơ cũng nhiều người chê bôi, nhưng khi anh ấy có địa vị một chút trong  Hội Nhà văn thì lại được đề cao”. Phải chăng Nguyễn Quang Thiều chỉ là một nạn nhân của thói tâng bốc nịnh bợ xuất hiện ngày một nhiều trong hội Nhà văn Việt Nam?

– Đó là nhận định chưa công bằng với Nguyễn Quang Thiều. Continue reading

Inrasara: “Một cách khiêm tốn để níu người Cham ở lại với đất”

(về Nhà Trưng bày Văn hóa Cham Inrahani tại Caklaing – Ninh Thuận)

Liêu Thái thực hiện

Bài phỏng vấn được thực hiện ở thời điểm nóng, tiếc rằng nó không xuất hiện kịp thời vụ. Nay, được phép của nhà văn Liêu Thái, Inrasara.com xin đăng lên để làm tư liệu tham khảo. Continue reading

Nhà thơ Inrasara bị điện hạt nhân làm “chấn động” tác phẩm

(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)

Hiền Hòa thực hiện

Bài đã đăng một phần ở báo Sài Gòn Tiếp thị, 11 6-2012

Sau khi thông tin về tiểu thuyết “hạt nhân” vừa hoàn thành có tên Tcherfunith của Inrasara được công bố thì trên mạng đã có rất nhiều đường dẫn với nhiều bàn luận khác nhau. Để độc giả hiểu hơn về tác phẩm được thai nghén một cách gai góc này, chúng tôi tiếp tục có cuộc trò chuyện với nhà thơ – nhà nghiên cứu Inrasara Continue reading

Trí thức Chăm & Điện hạt nhân

(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)

(Inrasara trả lời bạn đọc xung quanh ĐHN)

* Quê hương thanh bình – Photo Inrajaya.

 Trung tuần tháng 5 vừa qua, về quê, tôi có dịp tiếp cận với anh chị em trí thức Chăm, ở Hamu Tanran, Caklaing và PRTC, tuổi trên dưới 30. Các bạn đã thẳng thắn đặt câu hỏi với tôi xung quanh vấn đề ĐHN, và tôi đã trả lời, thẳng không kém. Sau đó, qua trao đổi trên website Inrasara.com về sự kiện này, tôi nhận được nhiều câu hỏi khác. Sau đây là phần ghi lại phản hồi, và trả lời tiếp các thắc mắc chưa kịp giải tỏa. Cả cho tôi và cho các bạn.

Sau trả lời này, Inrasara.com tạm ngưng kì hai chuyên đề ĐHN. Continue reading

Inrasara: Phê bình văn học – Từ rên rỉ mơ hồ đến đến hội chứng báo động giả

Nguyễn Xuân Thủy thực hiện

bài phỏng vấn đã đăng trên eVan, 7-5-2012 có vài đoạn cắt bớt. Đây là bản đầy đủ.

*

Inrasara, tác giả của tiểu luận “Mười căn bệnh phê bình văn học hôm nay” tiếp tục bắt mạch nền phê bình văn học Việt Nam. Ông cho rằng, phê bình văn học Việt Nam hiện nay đang có hội chứng rên rỉ và đổ thừa, từ những nhận định mơ hồ của người làm phê bình đã dẫn đến việc báo động giả, báo động ăn theo. Theo ông, một nền tảng khác nhau cho những cách phê bình khác nhau là điều cần hướng đến. Continue reading

Chia sẻ cùng nhà thơ Inrasara

Xuân Trường thực hiện

Báo Gia Lai cuối tuần, 12-2-2012

 Xin anh chia sẻ với độc giả Tây Nguyên vài nét riêng tư về đời và thơ của anh? Cơ duyên đã đưa anh đến với thơ?

Inrasara: Về riêng tư, thông tin đại chúng đã viết nhiều rồi, nhắc lại, e sẽ nhàm và nhảm. Chỉ muốn thêm rằng hồi còn Trung học, tôi giỏi về con số chứ không phải năng khiếu chữ nghĩa. Về chữ nghĩa, tôi say mê triết học và tư tưởng chứ không là văn chương. Về văn chương, tôi đọc tiểu thuyết nhiều hơn và kĩ hơn là thơ. Các nhà văn ưa thích của tôi: Dostoievski, Faulkner, Kafka, Camus,… Continue reading

Thơ: mã giải cho vấn đề bản sắc, tự do và toàn cầu hóa

Ngô Hương Giang thực hiện

Tạp chí Nhà văn, số 3-2012

 

Theo anh, anh đánh giá thế nào về vấn đề bản sắc thơ và bản sắc thơ Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa?

Inrasara: Toàn cầu hóa là một hiện thực diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, từ hai thập kỉ qua. Thế giới đã trở thành một làng, làng toàn cầu global village. Về mặt kinh tế – chính trị – xã hội, toàn cầu hóa khả tính nhuộm nhân loại thành một màu đồng nhất. Thế nhưng trên bình diện văn hóa, toàn cầu hóa làm cho nhân loại trên khắp thế giới trở nên giống nhau hay khác nhau hơn? – là câu hỏi thường được đặt ra trong các cuộc trao đổi về toàn cầu hóa văn hóa (Manfred B. Steger, 2009). Bình diện nhỏ hẹp hơn, văn học chẳng hạn, hay cụ thể hơn: thơ, toàn cầu hóa có là một thứ hợp lưu văn học để dẫn đến sự giống nhau của tất cả các nền thơ ca không? – Chắc chắn là không rồi. Continue reading

Inrasara trả lời phỏng vấn BBC về điện hạt nhân

(chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)

* Xin lưu ý: Như đã giao ước ở bài trước, bà con anh chị em và bạn đọc có thể gửi thư đến địa chỉ Inrasara@yahoo.com, mà không “phản hồi” trực tiếp vào bài. 15-3-20112, tôi sẽ trả lời đầy đủ các câu hỏi (đã có 21 câu hỏi) trong một bài đặc biệt xung quanh vấn đề này. Mong bà con và bạn đọc thông cảm và mời đón đọc ở kì tới.

Inrasara 

*

BBCVietnamese.com, thứ Bảy, 10-3-2012

Một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm cho BBC hay người dân Ninh Thuận, đặc biệt là cộng đồng người Chăm đang quan ngại và cảm thấy “bất an” về dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đặt tại tỉnh này, một năm sau sự cố Fukushima ở Nhật Bản.

* Dự kiến Nhà máy Điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận nằm tại khu vực núi Chà Bang – Photo Inrajaya.

Nhà thơ và nhà nghiên cứu gốc Chăm, ông Inrasara nói với BBC nhân đánh dấu một năm sự cố thảm họa ở Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima (11-3-2011) rằng 90% người dân Ninh Thuận đang sống trong các làng mạc chỉ nằm cách nơi định xây Nhà máy Điện hạt nhân chừng 20-30 km.

Nhà nghiên cứu khẳng định nếu sự cố xảy ra, chắc chắn người dân địa phương, đồng bào Kinh, cũng như cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận sẽ bị “tác động” và ảnh hưởng nghiêm trọng. Continue reading

Inrasara trả lời Đài tiếng nói Việt Nam, 24-6-2011

(chuyên đề Hôn nhân ngoại tộc)

 

Ở cuộc trả lời phỏng vấn này, tôi đề cập đến nhiều vấn đề văn hóa xã hội Chăm hiện đại, trong đó có vấn đề liên quan đến hôn nhân ngoại tộc. Xin trích đoạn để đưa vào chuyên đề.

Inrasara

*

Hai mươi năm qua sau khi đất nước đổi mới, môi trường nông thôn ở quê Chăm hoàn toàn bị phá vỡ. Hàng ngàn thanh niên Chăm tràn vào thành phố lớn kiếm việc làm, con số tăng mỗi ngày. Ở quê, quá trình đô thị hóa ngày càng hiện ra rõ mồn một: người thì đông mà ruộng đất thì teo. Continue reading

Inrasara: Ngôn ngữ hiện đại, tại sao trong văn chương thì không?

Nguyễn Thu Hiền thực hiện

đã đăng báo Điện tử Tổ quốc, 2012

Nếu gạt bỏ những bức tranh minh hoạ và việc thu hồi cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” mà chỉ tiếp cận những câu thành ngữ sành điệu của giới trẻ ở dạng chữ thông thường, hoặc lời nói trực tiếp của giới trẻ thì cảm giác đầu tiên của ông với tư cách một độc giả như thế nào?

Inrasara:  Đây là món quà bất ngờ thú vị. Tôi đã đọc đi đọc lại ba lần, mỗi lần là một khám phá mới.

 

Còn với tư cách nhà lý luận phê bình thì có gì khác? Continue reading