Văn hóa Việt, bảo tồn và hội nhập

2012-12-KM-9

Minh Châu thực hiện, Báo Văn nghệ trẻ, số Tết 2014

Kính thưa nhà văn Inrasara, ông là người luôn quan tâm đến văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa dân tộc (Chăm) nói riêng, ông có thể cho một vài ý kiến về “Văn hóa Việt ” hiện tại và theo ý ông, nên làm gì để bảo tồn phát triển vốn “Văn hóa Việt ” đúng ý nghĩa, để giữ được bản sắc Việt mà vẫn có thể hội nhập với xu thế toàn cầu như hiện tại.

– Việt Nam là đất nước đa dân tộc, mỗi dân tộc có ngôn ngữ và nền văn hóa riêng. Đó là điều vô cùng quý hiếm, ít quốc gia nào trên giới có được Continue reading

Văn hóa các dân tộc thiểu số nhìn từ lý thuyết Trung tâm – Ngoại vi

PhanVanThang

* Inrasara & Phan Thắng tại Tương Dương – Nghệ An, 11-2013.

(Inrasara.com chỉ đăng phần trả lời của Inrasara, bản đầy đủ đã đăng tạp chí Văn hóa Nghệ An, 10-12.2013)

Lời Toà Soạn: Văn hoá các dân tộc thiểu số trong tổng thể văn hoá quốc gia – dân tộc luôn là một vấn đề được các nhà nước và các nhà nghiên cứu quan tâm cả trong chiều lịch đại và đồng đại. Lý thuyết trung tâm – ngoại vi từ lâu đã được xem như một phương pháp để tiếp cận vấn đề này. Trong khuôn khổ có hạn, Văn hoá Nghệ An đã tổ chức bàn tròn về đề tài này với nhà thơ Inrasara [dân tộc Chăm], nhà văn Vi Hợi [dân tộc Thái] và tiến sĩ Nguyễn Duy Bình.

* Continue reading

Inrasara đọc thơ Xuân và nói về Tết ở HTV

2013-12-HTV.02

Nhà thơ vừa đề cập minh triết Chăm, trước không khí Xuân đang tới, nhà thơ có thể cho khán thính giả biết qua người Chăm ăn Tết như thế nào?

Inrasara: Người Chăm không có Tết hiểu như têt Nguyên đán, nhưng lạ – chúng tôi mỗi năm ăn đến ba cái tết. Kate hay Ramưwan là lễ hội, nhưng nay người Chăm biến nó thành giống như Tết, từ đó mọi người quen gọi là Tết Katê hay Tết Chăm Bà-ni. Continue reading

Inrasara: Tiếp nhận văn học mạng của công chúng

2007-Holak2007-02

báo Điện tử Tổ quốc, 12-2013
Nguyễn Thanh Tâm (thực hiện)

(Toquoc)- Cụm từ “văn học mạng” đã dần trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam. Tới nay độc giả ít quan tâm tới ranh giới giữa sách in với tác phẩm xuất bản trên mạng và dường như giá trị hai loại hình tác phẩm đó đã gần như là một. Tìm hiểu thêm về ý nghĩa cũng như chia sẻ những suy nghĩ về tương lai văn học mạng trong đời sống văn học, Báo điện tử Tổ Quốc đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Inrasara.

* Quan niệm của ông như thế nào về văn học mạng? Những thế mạnh và hạn chế của văn học mạng trong bối cảnh hiện nay?

Continue reading

Inrasara: Phong trào văn học nào bất kì cũng cần đến sự tổng kết, đánh giá

Thu Huyền thực hiện

Văn nghệ trẻ, 29-9-2013

 

Gần đây nhất tôi đọc một tiêu đề bài báo Hội thảo thơ tân hình thức Việt lần đầu tiên trên thế giới. Thực sự cảm xúc đầu tiên của tôi là mấy chữ lần đầu tiên, nghe rất mới mẻ, nhưng đáng tiếc lại cho một thể loại đã cũ trên thế giới. Anh nghĩ gì về điều này?

Inrasara: Tân hình thức là “thể loại đã cũ trên thế giới”, đúng lắm. Chẳng phải chúng ta từng luôn luôn muộn so với thế giới sao? Thơ Mới với hệ mĩ học lãng mạn và hiện thực chẳng phải đã đi sau thơ lãng mạn, hiện thực Pháp đến 80 năm là gì! Hậu hiện đại Việt khởi động, khi hậu hiện đại ngoài kia đã qua 20 năm, trong lúc tân hình thức chỉ mới 10 năm thôi. Continue reading

Tagalau, Hành trình chuyển giao thế hệ

Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận, 10:30g, 25-9-2013

Thực hiện: La Văn Tuân

Inrasara: Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ – Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Lý luận – phê bình Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam, chủ biên Tagalau – Tuyển tập sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Cham, nhân dịp Tagalau ra mắt số 14, chào mừng Katê 2013.

Ra đời từ năm 2000, đến nay Tuyển tập sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu Văn hóa Cham Tagalau đã xuất bản số 14. Cứ sắp vào mùa lễ hội Katê, Continue reading

Inrasara: Tại sao không thể tiên phong hơn?

Lê Minh Phong thực hiện

Tạp chí Sông Hương, số 6-2013

Jaya05

1. Trong diện tiếp xúc của mình, xin anh cho một vài nhận định riêng về mảng Lý luận, phê bình trên Tạp chí Sông Hương.

– Tôi yêu kẻ mở đường, ở lĩnh vực nào, trong không gian rộng hay hẹp nào bất kì. Mở đường là dũng cảm khai phá mà không sợ thất bại. Không phải nhìn trước ngó sau. Tôi thích mảng lí luận phê bình trên tạp chí Sông Hương, là thế. Không phải đi trước tất cả, mà ít nhất ở Việt Nam, khuôn định trong phạm vi tạp chí văn học. Continue reading

Cái thật sẽ hóa giải lịch sử và hòa giải dân tộc

Nhà văn – nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara trả lời RFA

Caoduybang2

Kính Hòa thực hiện

RFA, 3-5-2013

(bản của Đài tại đây, Inrasara lấy lại nguyên bản đầy đủ hơn và có chỉnh sửa câu chữ)

 

1. Xin cho biết tầm quan trọng của văn hóa và ngôn ngữ Champa trong văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam hiện tại?

– Cộng đồng Chăm là cư dân của vương quốc Champa cổ. Dân tộc có chữ viết bản địa thuộc hàng sớm nhất ĐNA, có một nền văn minh phát triển… cho nên, dù nền văn minh ấy nay chỉ còn là những mảnh vụn, vẫn có nhiều cái đáng giá. Còn người Chăm, sau khi đất nước tan rã, vẫn còn bảo lưu văn hóa truyền thống đó.   Continue reading

Nhà thơ Inrasara: Chăm có mênh mông câu chuyện để kể với thế giới

Đỗ Hương thực hiện

Báo Phụ nữ Việt Nam, số Tết 2013

Inrajaya-14

Ngay khi rời quê nhà vào Sài Gòn làm việc, nhà thơ Inrasara đã nuôi ý tưởng và lên kế hoạch chi tiết cho dự án xây dựng Nhà Trưng bày Văn hóa Chăm giữa cộng đồng. Ông tâm sự:

Giống như một bảo tàng nghệ thuật tư nhân – “không gian văn hoá Chăm thu nhỏ” Continue reading

Inrasara: Bí mật Cham

Inrajaya07

Văn hóa Cham là bí mật. Hôm qua, là bí mật tráng lệ ồn ào; hôm nay, tôi gọi nó là “bí mật câm”. Bí mật ngay khi nó còn hiện hữu hay đang sinh thành, bí mật cả khi nó suy tàn hoặc tiêu vong. Ngôi tháp tôi ưa ngắm hơn cả có lẽ là Tháp Ppo Rome ở Ninh Thuận được xây vào hậu bán thế kỉ XVII, khi Champa đã vào hồi chung cuộc. Một hấp lực ma quái, hấp lực của mong manh và suy tàn. Continue reading