Gian nan hành trình học chữ của người thiểu số

Hòa Ái thực hiện, RFA, 22-9-2014
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/arduous-study-journey-of-montagnard-ha-09222014103733.html

… Tìm hiểu vì sao uớc mơ thiết thực ấy lại trở nên viễn vông? Hòa Ái được nhà thơ Inrasara, dân tộc Chăm, cho biết nhiều bạn trẻ người Chăm bị thất nghiệp sau khi ra trường. Nhiều người phải làm các công việc như phụ hồ, hái cà phê, lượm điều hoặc làm các lao động chân tay khác không phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Phần lớn các cử nhân người Chăm lại phải trở về làm nghề nông trên mảnh ruộng nhỏ bé của mình. Nhà thơ Inrasara nói:
“Nhiều người trở lại nghề nông hoặc là thất nghiệp gần như toàn phần. Có rất nhiều sinh viên khi họ vào trường đại học, họ được vay một số khoản tiền nhất định nhưng khi ra trường họ không có tiền để trả, có khi nợ kéo dài 4-5 năm sau cũng chưa trả nổi. Đó là một nguy cơ rất lớn đối với các em dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học, nhất là người Chăm”. Continue reading

CEI SARA KHÔNG LÀM GÌ CHO CHAM CẢ

[Thư cho bạn trẻ]

Trả lời câu hỏi của bạn rất dễ: Với nhà văn, VIẾT tức là làm. Dẫu sao Sara không chỉ viết văn làm thơ, mà còn LÀM theo đúng nghĩa đen nữa. Bạn xem nhé: 9 lĩnh vực (có bổ sung).

Làm thơ và nghiên cứu từ tuổi 15, giú mình trong bóng tối vô danh, mãi tuổi 40 tôi mới xuất hiện. In cùng lúc 3 tác phẩm thuộc 3 thể loại: Sáng tác, nghiên cứu và dịch, và giật luôn 3 giải thưởng danh giá.

Không kể kinh doanh, tôi hoạt động 8 lĩnh vực:

  1. 1. Sáng tác

Từ nền là bộ Văn học Cham, vận dụng nhiều Kĩ thuật, với Tư duy mang tính triết học, và Chủ để vừa cục bộ vừa toàn cầu

Thơ 9 tập, tiếng Cham và tiếng Việt

Văn xuôi: tiểu thuyết, tùy bút… 5 cuốn đã xuất bản

Riêng về thơ: 7 Giải thưởng trong và ngoài nước, trong đó 2 lần Giải thưởng Hội Nhà văn. 2 bài thơ được tuyển vào Sách Giáo khoa Phổ thông Trung học. 17 Luận văn, Luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ về tôi. Nhiều bài thơ dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nhật đăng nhiều tạp chí trên thế giới.

  1. 2. Nghiên cứu

Bộ Văn học Cham là công trình chưa từng có trước đó

Viết Minh triết Cham, ngôn ngữ – Hải sử & văn hóa biển

Nghiên cứu, nhấn về 7 dòng Văn học ngoại vi, Trào lưu thơ đương đại

In 17 tác phẩm, đoạt 8 giải thưởng, trong đó đáng kể: Giải thưởng CHCPI, Đại học Sorbonne – Pháp, và Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh.

 

  1. 3. Phê bình

Phê bình của tôi đặt nền tảng trên tư tưởng xuyên suốt: Phi tâm hóa hậu hiện đại. Qua đó, 9 tác phẩm về Văn học ngoại vi Việt Nam là một đóng góp.

Mở ra Phê bình Lập biên bản và Phê bình “đi vào trong”.

Đoạt 4 giải thưởng.

  1. 4. Dịch thuật

4 Sử thi, 9 trường ca, 30 Damnưy Tụng ca và hàng ngàn tục ngữ, ca dao Cham.

San định và dịch Kinh sách cổ Cham hơn ngàn trang được chức sắc Cham vô cùng trân trọng.

Ngoài ra toàn bộ Kinh Thánh Tân ước, và một phần Cựu ước.

Công trình Trường ca Cham đoạt Giải thưởng Quốc Hội khóa IX.

  1. 5. Báo chí

Viết hơn 300 bài đăng các báo lớn. Ngoài nước: BBC, RFA, Tienve, Talawas, Hợp Lưu, Damau; trong nước: Văn TPHCM, Tia Sáng, Vanviet

Hội thảo Nhà báo & Biển đảo toàn miền Trung tại Phan Rang, Tổng biên tập báo Dân tộc & Phát triển cho tôi là “nhà báo lớn”, và mời tham luận đầu tiên. Ở lĩnh vực này, tôi nhận Giải thưởng nhân kỉ niệm 30 năm của Báo.

  1. Thuyết trình

Hơn trăm buổi, từ lớp Chuyên Văn, Hội Văn học Nghệ thuật  cho đến Đại học, trong lẫn ngoài nước, từ Tổ chức Phi chính phủ cho đến Sứ quán… Tổ chức nước ngoài có thể kể: Distant Horizons Hoa Kỳ, Sàn Art Úc & Canada, Sứ quán Thụy Sĩ, Sứ quán Ấn Độ, 7 ngày thuyết ở các Đại học Nhật Bản, 9 ngày ở Đài Loan…

Về Văn học Việt Nam: Văn học ngoại vi Việt Nam, và văn học miền Nam trước 1975, Trào lưu mới: hậu hiện đại, Tân hình thức, Thơ Dân tộc thiểu số

Về Cham: Hải sử và Văn hóa biển Cham. Văn hóa Cham nhìn từ Cham, Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?, Tồn tại hay không tồn tại?, Đi tìm sinh lộ cho Cham ‘Ahiêr Awal’, Đắc đạo Cham, tôi làm gì?,  Đấu tranh thế nào hiệu quả?

  1. Hoạt động xã hội

– Năm 1980 [cùng thầy Tỷ]: Thảo Thư dài lên Trung ương Giải minh về Trường Pô-Klong, Nhà Vãng lai Cham, Trung tâm Văn hóa Chàm

– Năm 2006: Lên tiếng vụ án mạng Kiều Minh Vũ ở Cwah Patih

– Năm 2008: Lên tiếng về tranh chấp đất đai ở Ram

– Năm 2012: 17 tháng Lên tiếng về Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận

– Năm 2013: 19 tháng tranh đấu về Vụ xâm hại Ghur Raneh, Ninh Thuận

– Năm 2015: Can thiệp để giải quyết vụ Bia Kut Boh Dana, một làng Cham Ninh Thuận 

– Năm 2017: Lên tiếng dài về vụ chuyển tên Tôn giáo trong CMND từ Bà-ni sang Đạo Hồi của người Cham Bà-ni

– Năm 2020: Vụ yến tiệc trong khuôn viên đất tháp Pô Klong Girai, Ninh Thuận 

– Năm 2020: Vụ video clip YEAH-1 xuyên tạc người bán Thuốc nam Cham

– Năm 2023: Dự án Hồ nước Kapet Bình Thuận tôi viết 11 bài và 1 video giải minh.

– Linh tinh: Vụ bé chăn dê ở Phan Rí bị bắn, Cháu Nghĩa tại Phước Nhơn mất tích, Biểu tình ở Trường PTCS Mai Thúc Loan – Ninh Thuận, Vụ Đốt nhang trong tháp, Krishna Thủy biểu tình bị bắt…

– Các vấn đề chung của Việt Nam: Formosa, Dự án thép Cà Ná…

Còn phản biện chữ nghĩa liên quan đến Cham và Việt Nam thì vô số.

  1. 8. Tổ chức sự kiện, chính:

[1] Về Cham, 18 tuổi tôi tổ chức Khóa tiếng-chữ Cham dạy 3 lớp [không công] tại Chakleng, sau đó ở Phan Rang cho hơn trăm sinh linh Cham biết chữ mẹ đẻ.

[2] Tuổi 30, tôi 5 lần tổ chức Hội nghị Chiếu xe ‘Ciêw Rideh’ tại các làng Cham mời các thân hào Cham về trao đổi chuyên môn, chuẩn bị cho bộ Văn học Cham ở tương lai.

[3] Năm 1998, tổ chức nghiên cứu (thu âm, quay phim, diễn…) về Âm nhạc dân gian Cham tại Chakleng 1 tuần.

[3] Năm 2000, sáng lập và chủ biên đặc san TagalauSáng tác, Sưu tầm, Nghiên cứu Văn hóa Cham mỗi tập dày từ 200-300 trang, tồn tại suốt 15 năm. Trong các Dân tộc thiểu số Việt Nam, chỉ có Cham làm được.

[4] Năm 2007, mở website Inrasara.com tạo diễn đàn thảo luận vấn đề chung. Có năm con số người đọc và phản hồi lên đến 2 triệu lượt.

[5] Tổ chức hỗ trợ đại nạn Covid-19 cho Cham khắp đất nước Việt Nam

[6] Từ đầu năm 2022, tổ chức kênh Inrasara-TV trên Youtube, mỗi tuần bình quân 1-2 video.

[7] Tổ chức (viết kịch bản, hướng dẫn, biên tập và thuyết) làm hai phim tư liệu quý về Ban Biên soạn sách chữ Chăm-2022 và Trường Trung học Pô-Klong-2024.

Riêng về văn học, tổ chức Bàn tròn Văn chương – sinh hoạt ngoài lề của Hội Nhà văn Việt Nam, 12 kì tại Năm, Trung, Bắc.

Tổ chức ra mắt sách cho bạn bè văn chương, đó là chưa kể chủ trì và cố vấn cho nhiều cuộc, tổ chức lớn khác…

  1. 9. Kinh doanh

Tạp hóa Haly’s ở Chakleng thuộc hàng đầu Cham thời ấy, mở màn cho cách làm ăn mới

Cty THHH Dệt may Thổ cẩm Cham tại Sài Gòn đã làm nên 5 cuộc cải cách lớn thổ cẩm Cham, đưa thổ cẩm ra thế giới.

Read more: CEI SARA KHÔNG LÀM GÌ CHO CHAM CẢ Read more: CEI SARA KHÔNG LÀM GÌ CHO CHAM CẢ Read more: CEI SARA KHÔNG LÀM GÌ CHO CHAM CẢ Read more: CEI SARA KHÔNG LÀM GÌ CHO CHAM CẢ Continue reading

Trần Anh Nguyễn: Inrasara đi dây giữa quá khứ và tương lai

Báo Tiền phong, 16-11-2014 

Sara-NgXuanHoang

* Inrasara by Nguyễn Xuân Hoàng.

TP – Inrasara nói với tôi rằng truyền thống sáng tác văn chương của người Chăm là khuyết danh. Người Chăm tin các sáng tác không phải là sản phẩm của con người mà “ông Trời” mượn tay con người để viết ra những tác phẩm.

Những năm 1950 về trước, người Chăm vẫn chưa đề tên dưới các sáng tác của mình, bởi vậy chỉ khi bỏ việc kinh doanh để đi sưu tầm nghiên cứu văn hóa, anh Inrasara mới biết một tác phẩm nổi tiếng của người Chăm đã do chính ông ngoại viết nên. Continue reading

Phê bình không èo uột mới lạ

báo An ninh Thủ đô, số 4200, 6-9-2014

Quỳnh Vân  thực hiện

1. Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, phê bình văn học đứng trước tình trạng lệch chuẩn, loạn chuẩn? Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Inrasara: Đó là ý kiến đúng, nhưng chưa rốt ráo. “Lệch chuẩn hay loạn chuẩn” không là vấn đề, đúng ra phải hỏi ở đây là, chuẩn nào? Bởi sáng tạo là luôn là hành động phá chuẩn, từ bỏ chuẩn cũ. Mỗi thế hệ văn học tạo ra một/ một vài chuẩn mới, khác của mình. Toàn cầu hóa, để hội nhập với thế giới, nhà văn Việt Nam tiếp cận nhiều hệ mĩ học khác nhau, từ đó sáng tác bằng nhiều chuẩn khác nhau. Là cơ hội lớn cho mỗi nhà văn và nền văn học Continue reading

Inrasara trả lời phỏng vấn: Gian nan hành trình học chữ của người thiểu số

Hòa Ái thực hiện, RFA, 22-9-2014

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/arduous-study-journey-of-montagnard-ha-09222014103733.html

(trích đoạn)

… Tìm hiểu vì sao ước mơ thiết thực ấy lại trở nên viễn vông? Hòa Ái được nhà thơ Inrasara, dân tộc Chăm, cho biết nhiều bạn trẻ người Chăm bị thất nghiệp sau khi ra trường. Nhiều người phải làm các công việc như phụ hồ, hái cà phê, lượm điều hoặc làm các lao động chân tay khác không phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Phần lớn các cử nhân người Chăm lại phải trở về làm nghề nông trên mảnh ruộng nhỏ bé của mình. Nhà thơ Inrasara nói:

“Nhiều người trở lại nghề nông hoặc là thất nghiệp gần như toàn phần. Continue reading

Lễ hội Ramưwan của dân tộc người Chăm trong thời hội nhập

2014-6-Ramuvan-Dien

Phùng Hoàng Anh thực hiện (bài phỏng vấn thực hiện vào Ramưwan 2013)

Báo Trí thức & Phát triển, 21-8-2014

Mỗi lần nhắc đến “tết Chăm”, ai ai cũng nghĩ đến lễ hội Katê. Điều đó không có gì sai cả, bởi đây là lễ hội lớn nhất của cả dân tộc Chăm, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng. Nhất là trong dịp Katê, đồng bào Chăm mở hội đón khách thập phương lên hành hương tháp Chàm nổi tiếng trong khu vực. Trước đó là lễ rước y trang thần được dân tộc Raglai anh em mang xuống rất long trọng. Thế nhưng, bên cạnh Katê, cộng đồng Chăm còn có lễ hội khác, mà nhiều khi dân gian gọi chệch đi là Tết Bà-ni. Đó là lễ Ramưwan. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuôc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hoá Chăm  Inrasara. Continue reading

Tagalau chuyển giao thế hệ

(để độc giả có thông tin thêm về “Inrasara bỏ cuộc chơi”, Inrasara.com xin đăng bài phóng vấn này để tiện tham khảo.

Inrasara trả lời phỏng vấn Thegioivanhoa

1– Với cương vị là Chủ nhiệm và là người đồng sáng lập ra Tagalau trong những ngày đầu, xin anh hãy cho biết thêm quá trình ra đời và những khó khăn mà tuyển tập gặp phải trong thời gian đó?

Inrasara: Mùa Hè 1996, ở Trại Sáng tác tại Đại Lải, đến gặp Ban Biên tập đặc san Văn nghệ Dân tộc & Miền núi, tôi nói rất ư là tự tin: Cộng đồng Chăm có vài văn tài, hãy cho tôi một số báo để chúng tôi làm tuyển tập. Continue reading

Inrasara: “Khi không sợ điều không đáng sợ, trí thức Chăm vẫn có thể làm được nhiều chuyện”

(Chuyên đề Ghur Cham Bini)

Mặc Lâm thực hiện(*), RFA, 25-3-2014

1. Xin anh giải thích phong tục chôn cất của người Chăm thuộc hai dòng tôn giáo Chăm Bà-la-môn và Chăm Bà-ni.

– Người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có hai dòng tôn giáo – tín ngưỡng chính, đó là Chăm Bà-la-môn (còn gọi là Cham Ahier) và Chăm Bà-ni (còn gọi là Cham Awal, hay Hồi giáo cũ). Cho dù sinh hoạt của hai hệ tôn giáo tín ngưỡng này có sự hòa hợp rất nhuần nhị, nhưng giữa hai vẫn có các khác biệt, rõ nhất là ở việc tang chế. Nếu người Chăm Bà-la-môn hỏa táng, thì ngược lại, người Chăm Bà-ni địa táng. Continue reading

Inrasara viết phê bình, tại sao?

PV: Inrasara vốn làm thơ và nghiên cứu văn hóa Chăm, vậy tại sao gần đây anh dành nhiều thời gian viết phê bình văn học, một công việc vốn dễ bị ghét?

Trả lời câu hỏi này, Inrasara thẳng thắn và không ngại va chạm.

Inrasara: Đơn giản lắm, ta đang có một nền phê bình bệnh hoạn, nền phê bình nguy cơ kéo sáng tạo văn chương rơi xuống vực. Continue reading

Nhà nghiên cứu Inrasara: “Người Cham ở đâu trong văn hóa Việt Nam”?

Hiền Hòa thực hiện, 6-2012

Hoithao-Hanquoc06* Tại hội thảo khoa học Văn học Hàn Quốc, cuối 2013.

Thuyết trình, thảo luận vốn là hoạt động bình thường, nhưng chủ đề mà nhà nghiên cứu – nhà thơ Inrasara chọn lại đủ sức gây tò mò với những ai quan tâm đến văn hóa Việt Nam nói chung. Đó là chủ đề “Người Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?”, diễn ra lúc 8g30 ngày 28-6 tại Tòa nhà PACE (341 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM). Để độc giả xa gần có thể hiểu thêm về một dân tộc lớn và nhiều thăng trầm, chúng tôi có cuộc trò chuyện với Inrasara.

“Với tâm hồn vốn ham chơi, ham sáng tạo, nếu biết tiếp nhận truyền thống ông bà, người Cham hôm nay sẽ làm nên nhiều cái mới mẻ và giá trị Continue reading